Mặc dù, Nhà nước đã có nhiều chính sách và tạo ra những thay đổi tích cực để tăng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế, nhưng trên thực tế, ngành y tế, nhất là y tế ở vùng sâu vùng xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển cả về nhân lực, vật lực dẫn đến những hạn chế trong chăm sóc sức khỏe của người dân.
Nhiều năm gắn bó, hết mình vì cộng đồng, năm 2019, ông Phạm Ngọc Dư, dân tộc Tày, sinh năm 1963, được Nhân dân tin yêu và bầu là Người có uy tín của thôn Đồng, xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Phát huy vai trò của mình, ông luôn đi đầu trong mọi phong trào của thôn, giúp Nhân dân phát triển sản xuất, là tấm gương sáng cho người dân trong thôn tin tưởng, noi theo.
Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng DTTS&MN giai đoạn 2017-2020, theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, trong năm 2020, tỉnh Hòa Bình đã giải ngân gần 25 tỷ đồng để hỗ trợ nước sinh hoạt, đầu tư hạ tầng, hỗ trợ vay vốn tín dụng cho hộ đồng bào DTTS nghèo. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh.
Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại những địa bàn khó khăn, vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, nguồn nhân lực y tế chất lượng cao ở tuyến cơ sở đến nay vẫn còn hạn chế, trong khi nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của Nhân dân đang ngày càng cao...
Trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, 340 hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã được ở trong những ngôi nhà mới khang trang, sạch đẹp. Những ngôi nhà mang tên “Mái ấm tình thương” đã giúp đồng bào DTTS huyện Sốp Cộp bước vào năm mới có thêm niềm tin, động lực lao động sản xuất, vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Đối với người dân thôn RaÊ, xã Ating, huyện Đông Giang (Quảng Nam), già làng Alăng Phương, 70 tuổi, là Người có uy tín, gương mẫu, tích cực trong mọi công việc xã hội nên đã được bà con trong thôn tin yêu, trân trọng, quý mến bầu chọn làm già làng và được gọi với cái tên trìu mến “Già làng uy tín”.
Du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho người dân địa phương thông qua tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, do việc làm du lịch chỉ mang tính tự phát nên vẫn chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh và đang phát sinh nhiều hệ luỵ đáng lo ngại...
Thời gian qua, bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả, công tác giảm nghèo ở Lai Châu đã có những chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo của Lai Châu giảm nhanh, bình quân 4,78%/năm, năm 2020 còn 16,33%, giảm 24,07% so với cuối năm 2015…
Vĩnh Thạnh là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Toàn huyện có 56 thôn đặc biệt khó khăn, đời sống của người dân vùng này còn nghèo. Vì vậy, những năm qua, tỉnh Bình Định đã tập trung triển khai các chính sách đầu tư, hỗ trợ để người dân phát triển, ổn định cuộc sống.
Với những tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, con người, bản sắc văn hóa đa dạng, những năm qua, việc tổ chức mô hình du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại lợi ích, hiệu quả kinh tế bền vững nhất cho người dân ở vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ồ ạt, thiếu tính toán và kiến thức chuyên môn tại một số địa phương, là nguy cơ dẫn đến du lịch cộng đồng hoạt động kém hiệu quả và thiếu bền vững...
Tết đến, Xuân về, có dịp rong ruổi trên những bản làng vùng cao mới có thể cảm nhận rõ niềm vui, những đổi thay rõ nét trong đời sống của đồng bào các DTTS. Những đổi thay đến từ hiệu quả của các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và từ chính nội lực của đồng bào…
Huyện Mường Nhé có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh biên giới của tỉnh Điện Biên và quốc gia. Là huyện vùng cao nghèo nhất trong 62 huyện nghèo của cả nước. Huyện có 16 xã đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn, nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II. Thế nhưng, Mường Nhé hôm nay đã có nhiều đổi khác, nhờ chính sách dân tộc, sự chung tay của các tổ chức, cơ quan bộ ngành, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội và nỗ lực của Nhân dân...
Những năm gần đây, với việc triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ, tỉnh Bình Phước đã và đang tạo bước đột phá mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống của đồng bào DTTS, đặc biệt là bà con sinh sống ở vùng sâu vùng xa, khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh đã từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc… Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Bao năm qua, lời Bác dạy đã được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Yên Bái xác định là đường lối, kim chỉ nam để địa phương triển khai. Theo đó, từ chiến lược, đề án, kế hoạch, hành động cụ thể được ban hành, tỉnh Yên Bái đã và đang giải quyết hiệu quả bài toán quy hoạch cán bộ kế cận một cách dài hơi.
Nguồn vốn tín dụng từ hệ thống Ngân hàng chính sách đã phát huy hiệu quả tốt trong những năm qua, nhiều hộ nghèo, hộ DTTS vay vốn ưu đãi đã thoát nghèo, kinh tế từng bước ổn định, khá giả hơn. Tuy nhiên, thực tế, rất nhiều người muốn vay nhưng không tiếp cận được nguồn vốn chính thống này nên đã sa chân vào tín dụng đen dẫn đến hậu quả đáng buồn. Do đó, cần phải có cơ chế linh hoạt, thuận lợi hơn để người nghèo có thể tiếp cận vốn chính sách, góp phần ngăn chặn tín dụng đen.
16 DTTS rất ít người ở Việt Nam sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa với những khó khăn đặc thù. Do đó để phát triển nhóm đồng bào dân tộc này, bên cạnh các chính sách dân tộc chung, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách riêng biệt. Những chính sách này thực sự trở thành bệ đỡ quan trọng giúp đồng bào phát triển một cách bền vững.
Phân định vùng DTTS và miền núi được coi là “cánh cửa” để các chính sách đến với đồng bào DTTS thuận lợi hơn. Tuy nhiên, cách phân định trước đây đã tỏ ra lạc hậu không còn phù hợp. Vì vậy, việc ban hành tiêu chí phân định vùng DTTS và miền núi mới thông qua Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg (QĐ 33) của Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2020 vừa qua là hết sức cần thiết. Việc phân định này cũng đem đến kỳ vọng đưa các chính sách đến đúng đối tượng, một cách kịp thời, hiệu quả.
Thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đang lãnh đạo toàn dân tiếp tục đổi mới sáng tạo, hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế, phát huy nội lực và các nguồn lực nội sinh, tận dụng có hiệu quả các nhân tố ngoại lực để phát triển nhanh và bền vững. Quan trọng và quyết định sự phát triển của nước ta vẫn là nhân tố con người, nguồn lực con người (1). Song chúng ta đang đứng trước một thực tế là, trình độ và chất lượng phát triển còn chênh lệch giữa các vùng, miền, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II vừa được tổ chức những ngày cuối năm 2020, tại Hà Nội. Đại hội là ngày hội lớn của đồng bào các DTTS Việt Nam với sự hội tụ của 1.592 đại biểu tiêu biểu cho 54 dân tộc anh em đến từ các vùng, miền trong cả nước. Đó là những người con ưu tú, đầu tàu trong các phong trào, hoạt động của địa phương, đang góp sức xây dựng bản làng no ấm, thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi. Nhân dịp Xuân Tân Sửu, Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu một số tấm gương ưu tú mà chúng tôi có dịp tiếp xúc tại Đại hội.
Ngày 19/6/2020, Nghị quyết 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG) được Quốc hội khóa 14 thông qua, với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Đón nhận Chương trình, toàn hệ thống chính trị và Nhân dân các tỉnh vùng DTTS và miền núi sẵn sàng đồng lòng, chung tay thực hiện với nhiều kỳ vọng đổi thay toàn diện, hướng đến mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững.