Chiếm 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với 39% dân số là đồng bào DTTS, các địa phương miền Tây Nghệ An đang ngày càng chuyển mình mạnh mẽ. Từ những chủ trương chính sách “sát sườn” của Đảng và Nhà nước đầu tư hỗ trợ, đời sống đồng bào ngày càng khởi sắc...
Năm năm qua, từ nguồn hỗ trợ của Chương trình 135, nhiều hộ đồng bào DTTS ở Tuyên Quang đã có thêm tư liệu sản xuất, nâng cao đời sống. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 27% năm 2016 xuống còn 9,03% năm 2020, bình quân giảm 3,76%/ năm, đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Những năm qua, thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng về công tác dân tộc, một hệ thống chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được ban hành và triển khai thực hiện. Nhờ vậy, vùng đồng bào DTTS và miền núi của nước ta đã có sự chuyển mình, phát triển mạnh mẽ.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Hợp phần đầu tư hạ tầng cơ sở (Chương trình 135), với trên 417 tỉ đồng, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư 758 công trình hạ tầng. Nhờ đó, diện mạo các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK ở tỉnh Bắc Kạn có nhiều chuyển biến đáng kể, góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo chung của tỉnh.
Ngay sau khi tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thành công, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị và Nhân dân huyện Cẩm Thủy đã nhanh chóng triển khai kế hoạch đưa nghị quyết đại hội vào cuộc sống. Từ huyện đến cơ sở, Nghị quyết được hiện thực hóa cụ thể bằng các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo không khí thi đua lao động sản xuất sôi nổi trên khắp các thôn bản.
Thời gian qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Việc thực hiện Đề án 79 đã cơ bản sắp xếp ổn định dân cư cho đồng bào nơi đây. Nhưng cuối giai đoạn nước rút thực hiện đề án, việc ổn định cuộc sống của các hộ dân tại nhiều bản tái định cư vẫn bộn bề khó khăn; đặc biệt khi triển khai các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân .
Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo Triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung, do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Tỉnh ủy Đăk Lăk tổ chức ngày 13/1 tại Đăk Lăk; ngoài thảo luận, bàn giải pháp triển khai thưc hiện Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến nội dung bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Sau trận lũ lịch sử năm 2018, hàng trăm hộ dân của huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã chịu thiệt hại nặng nề về người, mất nhà cửa, tài sản. Thời gian qua, chính quyền các cấp đã nhanh chóng vào cuộc, xây dựng các khu tái định cư để người dân ổn định cuộc sống. Đến nay, về cơ bản, bà con đã có nhà cửa kiên cố, song lại thiếu kế sinh nhai do không có đất sản xuất.
Ngày 13/1, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk Hội đồng Dân tộc; Ủy Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Ủy Ban Dân tộc và Tỉnh ủy Đăk Lăk tổ chức Hội thảo Triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng chủ trì Hội thảo.
Tỉnh Lạng Sơn hiện có 1.810 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Không chỉ tích cực trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa, những Người có uy tín còn tích cực, chủ động tham mưu, phối hợp với các cơ quan chức năng giữ gìn trật tự thôn bản.
Ngày 12/1/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 79/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (gọi tắt là Ðề án 79). Mục tiêu là bố trí, sắp xếp ổn định đời sống cho 12.2005 hộ, với hơn 68.000 nhân khẩu. Sau 8 năm triển khai Đề án, người dân đã không còn du canh du cư, cuộc sống đã dần ổn định. Tuy nhiên để người dân "lập nghiệp" trên vùng đất mới, vẫn cần có sự nỗ lực hơn nữa của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể và của chính người dân...
Chiều ngày 11/1, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác dân tộc năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến và các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn, Hoàng Thị Hạnh; Lê Sơn Hải; Y Thông chủ trì Hội nghị.
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, hàng trăm người Mông từ Cao Bằng lặn lội tìm đến “hạ sơn” ở xóm Lân Vai, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên sinh cơ lập nghiệp. Hơn 30 năm sau, cùng với nỗ lực của người dân và sự quan tâm sát sao của chính quyền các cấp, Lân Vai đã khoác lên mình màu áo mới, tự tin về đích nông thôn mới (NTM).
Tây Bắc lâu nay được xem là “lõi nghèo của cả nước”, để từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần cho người dân, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã có nhiều giải pháp tích cực; trong đó, việc tập trung mọi nguồn lực để xóa nhà tạm cho người nghèo, hộ gia đình neo đơn được xem là giải pháp căn cơ để giảm nghèo.
Ngày 8/1/2020, Ban Dân tộc TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Công tác dân tộc năm 2020, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2021.
Ngày 7/1/2020, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Hội nghị tổng kết Công tác dân tộc năm 2020, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2021. Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh dự Hội nghị.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên cùng người dân tích cực xây dựng các mô hình tự quản trên một số lĩnh vực kinh tế-đời sống. Các mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn xã hội.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp, ngành trong tỉnh Cao Bằng đặc biệt quan tâm chăm lo cho người nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Qua đó, đã góp phần kết nối, lan tỏa những tấm lòng nhân ái đến với người nghèo, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.
Ngày 5/1, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Lễ công bố Quyết định điều động công chức và giao Quyền Vụ trưởng Vụ Địa phương II đối với đồng chí Tráng A Dương. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn chủ trì buổi Lễ.