Bài toán khó khăn về đất sản xuất cho đồng bào DTTS đã diễn ra từ nhiều năm, nhưng do quỹ đất không còn nên đến nay, vẫn chưa có giải pháp căn cơ để tháo gỡ vướng mắc. Trong khi đó, tình trạng bán đất sản xuất trong vùng đồng bào DTTS vẫn thường xuyên xảy ra. Do vậy để ổn định cuộc sống cho đồng bào trước mắt cần ngăn chặn tình trạng này và tính kế chuyển đổi nghề, tạo sinh kế phù hợp cho người dân.
Những năm qua, thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn vùng DTTS đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, việc xây dựng NTM tại những xã khó khăn, vùng đồng bào DTTS vẫn còn nhiều trở ngại. Do đó, để triển khai xây dựng NTM tại các xã đặc biệt khó khăn thì cần những cách làm sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng, miền.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất (thuộc Chương trình 135), bằng nhiều giải pháp đồng bộ, tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư trên 303 tỉ đồng, giúp gần 259 ngàn hộ nghèo và cận nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, góp phần đưa tốc độ giảm nghèo bình quân đạt 3,61%/năm.
Kết hôn sớm, nhiều chàng trai, cô gái ở tuổi mười tám đôi mươi đã làm cha mẹ của đàn con nhỏ. Sinh con sớm, sinh dày, đông con khiến những cuộc sống của họ cứ mãi miết bơi trong cái vòng luẩn quẩn đông con, thất học, đói nghèo....
Những năm qua, từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình 135, các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã từng bước hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng, diện mạo xã nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc. Đặc biệt, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng sống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn.
Ngày 17/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Quốc Tuấn đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Đồng Nai. Đoàn gồm 45 đại biểu, đại diện cho 213 Người có uy tín của tỉnh Đồng Nai, do ông Nguyễn Văn Khang, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Sáng 17/12, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do đồng chí Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT làm Trưởng đoàn đã làm việc với huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) về kết quả thực hiện Chương trình 135; Quyết định số 1672/QĐ-TTg; Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nguồn lực đầu tư thực hiện chính sách cấp đất sản xuất cho đồng bào DTTS theo các quyết định của Chính phủ không nhỏ, nhưng khi đi vào thực tế việc cấp đất cho dân lại không hiệu quả, khó triển khai và nhiều vướng mắc. Tính đến nay, đã gần 20 năm triển khai các quyết định cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo, nhưng tình trạng thiếu đất sản xuất vẫn tồn tại dai dẳng …
Ngày 16/12, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), ông Lưu Xuân Thủy, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (DTTS) đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS TP. Thái Nguyên nhân dịp Đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội. Đoàn gồm 33 Người có uy tín do ông Hoàng Văn Chính, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên làm Trưởng đoàn.
Sáng 15/12, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Điện Biên về kết quả thực hiện Chương trình 135; Quyết định số 1672/QĐ-TTg; Quyết định số 2086/QĐ-TT, trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Làm việc với Đoàn công tác có ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc và một số sở ngành... tỉnh Điện Biên.
Nhiều năm qua, với vai trò Người có uy tín làng Krêl, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ (Gia Lai), ông Rơ Mah Chel, dân tộc Jrai, luôn đi đầu trong các phong trào hoạt động của thôn, làng; là "cầu nối" của các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chinh sách, pháp luật của Nhà nước.
Đăk Lăk 48 thành phần dân tộc chiếm 35,7% dân số, cư trú ở tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Hiện nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt là trong vùng đồng bào DTTS. Để giảm thiểu tiến tới đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống theo Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” của Thủ tướng chính phủ giai đoạn 2015 - 2020, Ban Dân tộc tỉnh Đăk Lăk đã tích cực phối hợp với các cấp chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức.
Sau 3 năm triển khai thực hiện, “Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025" theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để Đề án tiếp tục đạt mục tiêu, hiệu quả đặt ra, vẫn còn không ít tồn tại, vướng mắc cần phải tháo gỡ.
Với phương châm gần dân để hiểu dân hơn, thời gian qua, Huyện ủy Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã đẩy mạnh việc phân đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ gia đình, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Việc làm này đã tạo mối quan hệ gần gũi, gắn kết, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của quần chúng Nhân dân, kịp thời kiến nghị cơ quan chức năng, chính quyền có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ người dân.
Tình trạng tảo hôn, sinh đông con ở các thôn, buôn vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã diễn ra nhiều năm nay, và vẫn chưa có hồi kết. Bởi người dân vẫn chưa thay đổi được quan niệm lạc hậu, sợ ế và tử tưởng “trời sinh voi, trời sinh cỏ”.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo đến đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi. Những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ cùng với huy động nhiều nguồn lực đầu tư đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội khu vực này.
Tỉnh Kon Tum hiện có hai DTTS rất ít người là Rơ Măm và Brâu. Những năm qua, nhờ triển khai đồng bộ Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đời sống của đồng bào dân tộc Rơ Măm và Brâu từng bước được nâng cao, số hộ nghèo dần giảm xuống, qua đó góp phần xây dựng thôn, làng ngày càng phát triển.
Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn TP. Hà Nội luôn thể hiện vai trò nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở, góp phần đắc lực trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới, bảo đảm an ninh trật tự, vận động đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo...
Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ đất sản xuất để giúp đồng bào DTTS nói chung và đồng bào DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên nói riêng có đất canh tác, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa không có đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất vẫn còn tồn tại khá nhiều. Đặc biệt, điệp khúc có đất rồi lại mất đất đang lặp đi lặp lại như chưa có hồi kết.
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020, từ nguồn vốn của Chương trình 135, đã có trên 17 ngàn lượt người trên địa bàn tỉnh được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực. Được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, đội ngũ cán bộ cơ sở ở Lào Cai đã và đang phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS vươn lên, vận dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để thoát nghèo.