Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát triển lâm nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững

Hà Phúc - 4 giờ trước

Với lợi thế về đất rừng sản xuất, cùng định hướng phát triển cây lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững. Nhiều hộ dân đã có thu nhập cao từ kinh tế rừng và giải quyết việc làm ở địa phương.

Kinh tế rừng đã thực sự thay đổi cuộc sống của nhiều hộ dân tại Sơn Dương
Kinh tế rừng đã thực sự thay đổi cuộc sống của nhiều hộ dân tại Sơn Dương

Để công tác trồng rừng đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm, UBND huyện Sơn Dương đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát diện tích đất trống, đồi trọc, diện tích rừng đến tuổi khai thác để yêu cầu các chủ rừng đẩy nhanh việc khai thác, sau đó trồng lại rừng ngay. Đồng thời, thực hiện quản lý chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc cây giống lâm nghiệp tại từng vườn ươm trên địa bàn để đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời cây giống đạt tiêu chuẩn chất lượng cho người dân; chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Cũng giống như bao gia đình thuần nông khác ở xã Lương Thiện, gia đình anh Bàn Văn Chiến, dân tộc Dao ở thôn Tân Thượng trước đây chỉ thâm canh các loại cây lúa, cây ngô và chăn nuôi nhỏ lẻ nên cuộc sống cũng chỉ đủ ăn, kinh tế khó khăn. Nhận thấy cây keo có giá trị kinh tế cao và phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên của địa phương nên gia đình anh đã tận dụng nguồn đất sẵn có quyết tâm làm giàu từ cây trồng này.

Anh Chiến chia sẻ: Gia đình tôi bắt đầu trồng rừng sản xuất từ năm 2016, ban đầu trồng 5ha rừng keo, đến năm 2020 gia đình tiếp tục trồng mới hơn 3ha, trong đó có hơn 1ha được hỗ trợ trồng bằng cây giống chất lượng cao theo Nghị quyết số 03 của HĐND tỉnh. Nhờ trồng bằng cây giống chất lượng cao nên cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh. Cuối năm 2023, gia đình tôi đã khai thác diện tích 5 ha rừng keo, trừ mọi chi phí gia đình thu về trên 450 triệu đồng. Cùng với việc chăm sóc trên 3ha rừng keo hơn 4 năm tuổi, hiện tại gia đình tôi đang tập trung trồng mới diện tích 5ha giống keo mô. Nhờ trồng rừng cuộc sống của gia đình tôi đã được nâng lên rất nhiều.

Anh Triệu Văn Đoan, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Tân Thượng cho biết, thôn có 79 hộ dân, trên 98% là người Dao. Hướng phát triển kinh tế chủ yếu của người dân trong thôn hiện nay là trồng rừng với tổng diện tích khoảng 330 ha. Nhờ trồng rừng nhiều hộ dân trong thôn xây được nhà ở khang trang, vươn lên thoát nghèo và làm giàu, điển hình, như: Hộ anh Bàn Văn Chiến, Lương Văn Thọ, Lương Văn Năm, Lương Văn Phúc... Đến nay, thôn có 65/79 hộ có nhà xây kiên cố. Năm 2023, thôn có 8 hộ thoát nghèo, hiện thôn còn 25 hộ nghèo, mục tiêu phấn đấu đến cuối năm nay, thôn sẽ có thêm 5 hộ thoát nghèo.

Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh Tuyên Quang về hỗ trợ cây giống lâm nghiệp chất lượng cao trồng rừng sản xuất trong thời gian qua đã và đang thể hiện rõ những hiệu quả thiết thực. Tại Sơn Dương, hiện nay, tổng diện tích trồng rừng đạt 2.255,8/1.835 ha rừng, bằng 122,9% kế hoạch được giao; diện tích khai thác rừng đạt 1.887/1.800 ha, bằng 104,8% kế hoạch được giao; sản lượng khai thác đạt 223.189,8/219.000m3, bằng 101,9% kế hoạch được giao. Tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC và VFCS thực hiện được 9.578,26 ha.

Ngôi nhà của anh Lương Văn Trường, dân tộc Dao, thôn Tân Thượng, xã Lương Thiện (Sơn Dương) được xây dựng từ nguồn kinh tế trồng rừng FSC
Ngôi nhà của anh Lương Văn Trường, dân tộc Dao, thôn Tân Thượng, xã Lương Thiện (Sơn Dương) được xây dựng từ nguồn kinh tế trồng rừng FSC

Phát triển kinh tế lâm nghiệp đã góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện, tỷ lệ giảm nghèo năm 2024 của Sơn Dương vượt kế hoạch giao, đạt 4,84% (kế hoạch giao 3,5%), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm là 7,01% (kế hoạch giao là 8,35%). Thu nhập bình quân đầu người/năm tại Sơn Dương là 56,46 triệud đồng, đạt 100% kế hoạch.

Thời gian tới, Sơn Dương sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm, như: Tiếp tục đẩy mạnh truyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm quản lý về bảo vệ và phát triển rừng bền vững cho nhân dân. Bên cạnh đó, giải quyết đất ở, đất sản xuất, cho vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật lâm nghiệp, để người dân làm nghề rừng và những người dân sống gần rừng có việc làm, thu nhập ổn định, góp phần bảo vệ, phát triển rừng và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đồng thời, tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang, thiết bị kỹ thuật để phát huy năng lực làm chủ công nghệ nuôi cấy mô; tập trung phát triển rừng sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu giống cây lâm nghiệp và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đáp ứng tiêu chuẩn rừng gỗ lớn; thực hiện các biện pháp thâm canh rừng trồng và từng bước ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu trồng, chăm sóc và khai thác gỗ rừng trồng…


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long

Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long

Chiều 23/12, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đã thân mật tiếp đón Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long nhân dịp đoàn có chuyến công tác đến Thủ đô Hà Nội. Đoàn gồm 11 đại biểu Người có uy tín, do ông Thạch Dương, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Tin nổi bật trang chủ
Các tỉnh từ Phú Yên đến Cà Mau khẩn cấp triển khai các biện pháp ứng phó bão số 10

Các tỉnh từ Phú Yên đến Cà Mau khẩn cấp triển khai các biện pháp ứng phó bão số 10

Tin tức - Tào Đạt - 45 phút trước
Để chủ động ứng phó với bão số 10 Pabuk, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công điện gửi các tỉnh, thành ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau.
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ Việt Nam trong năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ Việt Nam trong năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 57 phút trước
10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024 nằm trong các lĩnh vực được bình chọn gồm: Cơ chế chính sách; Khoa học, công nghệ ứng dụng; Khoa học xã hội và nhân văn; Tôn vinh nhà khoa học…
Hà Nội, Huế lọt top 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới

Hà Nội, Huế lọt top 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa công bố danh sách 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới năm 2024. Việt Nam có Huế và Hà Nội lọt danh sách này.
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 23/12, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức hai Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk năm 2024.
Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long

Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 23/12, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đã thân mật tiếp đón Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long nhân dịp đoàn có chuyến công tác đến Thủ đô Hà Nội. Đoàn gồm 11 đại biểu Người có uy tín, do ông Thạch Dương, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa dân vũ vào đời sống đương đại. Tiềm năng du lịch xanh ở Bình Thuận. Viên ngọc thô đang dần tỏa sáng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết hợp Đông-Tây y đem lại hiệu quả cao trong phòng chống đột quỵ não

Kết hợp Đông-Tây y đem lại hiệu quả cao trong phòng chống đột quỵ não

Sức khỏe - Mnh Nhật - 1 giờ trước
Với những phương pháp điều trị đa dạng và kinh nghiệm lâu đời, y học cổ truyền không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn có thể hỗ trợ tích cực trong quá trình phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ não.
Sóc Trăng: Sáng tạo các hình thức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam cho học sinh, giáo viên và Nhân dân khu vực biên giới biển

Sóc Trăng: Sáng tạo các hình thức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam cho học sinh, giáo viên và Nhân dân khu vực biên giới biển

Tin tức - Văn Long - Minh Triết - 1 giờ trước
Ngày 23/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở , Trung học Phổ thông Lai Hòa và Uỷ ban Nhân dân P. 2, thị xã Vĩnh Châu tổ chức các hoạt động tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam cho giáo viên, học sinh và cán bộ, Nhân dân khu vực biên giới biển thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Liên kết sản xuất – chìa khoá thoát nghèo ở Sơn Dương

Liên kết sản xuất – chìa khoá thoát nghèo ở Sơn Dương

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 1 giờ trước
Những năm qua, Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã quan tâm, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã (HTX) có đa ngành nghề, lĩnh vực, trong đó ưu tiên xây dựng các mô hình HTX nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị, gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương, chương trình OCOP. Các HTX đã và đang phát huy hiệu quả trong việc tập trung, khai thác, sử dụng các nguồn lực sẵn có tại địa phương, đóng góp tích cực vào giảm nghèo bền vững.
Bình Gia: 1.686 lượt người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi

Bình Gia: 1.686 lượt người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi

Tin tức - MInh Anh - 1 giờ trước
Để giúp người dân nghèo có vốn để phát triển sản xuất, UBND huyện Bình Gia đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi, nhất là vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hộị. Theo đó, đã 1.686 lượt người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi
Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719, góp phần thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi Chi Lăng

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719, góp phần thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi Chi Lăng

Công tác Dân tộc - Văn Hoa (Thực hiện) - 2 giờ trước
Sau gần 4 năm huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của toàn xã hội và tinh thần vượt khó vươn lên của người dân, đã làm thay đổi đáng kể diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Phùng Văn Nghĩa, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Chi Lăng về kết quả trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện.