Nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) của huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) ngày càng khởi sắc. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện đáng kể.
Huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) có điểm xuất phát kinh tế thấp. Những năm qua, Hàm Yên luôn nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để từng bước phát triển nhằm tạo sự bứt phá trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội. Cụ thể, huyện đã tập trung khai thác và phát huy những tiềm năng lợi thế, huy động mọi nguồn lực triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hàm Yên lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đặt ra, qua đó đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật là diện mạo nông thôn miền núi thay đổi, đời sống người dân đã được nâng lên. Mục tiêu năm 2025, Hàm Yên đang quyết tâm trở thành huyện nông thôn mới (NTM) đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang. Trước thềm năm mới 2025, ông Đỗ Đức Chiến, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên đã có cuộc trao đổi chia sẻ với Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về những kết quả tích cực này.
Bảo tồn văn hóa các DTTS là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết nhu cầu thiết yếu về hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho người dân. Đặc biệt, việc phát huy giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS, đang góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, đang tạo việc làm, thu nhập cho người dân, những năm qua, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã triển khai đồng bộ giải pháp thiết thực và hiệu quả, trong đó có việc xây dựng, duy trì và phát triển hoạt động văn hóa qua các câu lạc bộ (CLB) văn hoá truyền thống.
Những năm qua, công tác phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch ở vùng đồng bào DTTS tại huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) luôn được chú trọng và ngày càng lan tỏa sâu rộng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Qua tìm hiểu thực tế việc triển khai các Chương trình MTQG ở các địa phương trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cho thấy, từ nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025, nhiều địa phương trên địa bàn huyện Hàm Yên đã có sự thay đổi đáng kể về kinh tế-xã hội, đặc biệt là đời sống Nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Ma Văn Liên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hàm Yên về tình hình thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn.
Tin tức -
Hà Phúc -
12:29, 28/12/2024 Sáng 28/12, huyện Hàm Yên tổ chức biểu dương điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Mai Hồng Hà, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy; các đồng chí Lãnh đạo và 150 đại biểu tiêu biểu trên địa bàn huyện.
Đặt mục tiêu hết năm 2025 không còn gia đình nào phải ở nhà tạm, nhà dột nát, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã hỗ trợ hàng trăm hộ nghèo, DTTS, gia đình chính sách làm mới và sửa chữa nhà ở. Nhờ đó, các hộ gia đình đã ổn định đời sống, yên tâm phát triển kinh tế, xóa nghèo.
Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có 21 dân tộc cùng sinh sống, hội tụ nhiều giá trị văn hoá. Những năm qua, bằng nhiều giải pháp linh hoạt, Sơn Dương đã nỗ lực, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống của các dân tộc.
Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có được ngôi nhà kiên cố, ổn định để yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai linh hoạt nhiều giải pháp xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo.
Cùng với nỗ lực tự thân và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, nhiều nông dân ở huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã xây dựng những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp ở địa phương miền núi này.
Xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có điểm xuất phát thấp, nguồn lực, kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của tỉnh Tuyên Quang, huyện Sơn Dương cùng với các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), người dân đồng lòng, chung tay vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống, quê hương. Theo đó, diện mạo nông thôn nơi đây có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên.
Trong những năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) luôn quan tâm đến công tác văn hoá - văn nghệ và đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các thiết chế văn hoá, nhất là ở cơ sở, nhằm phát triển hoạt động bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, đồng thời gắn với phát triển du lịch, tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Những năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã quan tâm, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã (HTX) có đa ngành nghề, lĩnh vực, trong đó ưu tiên xây dựng các mô hình HTX nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị, gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương, chương trình OCOP. Các HTX đã và đang phát huy hiệu quả trong việc tập trung, khai thác, sử dụng các nguồn lực sẵn có tại địa phương, đóng góp tích cực vào giảm nghèo bền vững.
Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng chất lượng cao, rừng gỗ lớn… Từ đó góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có lợi thế giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, gần Thủ đô Hà Nội. Phát huy lợi thế đó, huyện đã không ngừng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Với hơn 80% là đồng bào DTTS sinh sống, xuất phát điểm thấp, nhưng với sự quyết tâm, đồng lòng của Nhân dân và cả hệ thống chính trị, từ sự hỗ trợ của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), xã Yên Thuận (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) đang từng bước bứt phá, vươn lên.
Đội ngũ những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh Tuyên Quang đã nêu gương tiên phong trên mọi mặt trận, xứng đáng với niềm tin và uy tín mà Nhân dân đã bầu chọn, gửi gắm.
Với phương châm “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, phát triển”, năm qua, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao quyết tâm chính trị, vượt qua mọi khó khăn, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển đi lên của huyện.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định khâu đột phá là “Xây dựng huyện nông thôn mới gắn với phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, tập trung một số sản phẩm chủ lực, có lợi thế”. Trong đó, cây cam sành được xác định là cây trồng chủ lực của huyện. Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, những năm gần đây, cam sành Hàm Yên phát triển mạnh mẽ, trở thành cây trồng chủ lực, nâng cao thu nhập cho người dân.
Quyết liệt triển khai thực hiện 3 khâu đột phá, 4 nhiệm vụ trọng tâm của của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI, năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên tất cả lĩnh vực.