Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuyên Quang: Người có uy tín xứng đáng với niềm tin của đồng bào DTTS

Việt Hà - 01:20, 16/12/2024

Đội ngũ những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh Tuyên Quang đã nêu gương tiên phong trên mọi mặt trận, xứng đáng với niềm tin và uy tín mà Nhân dân đã bầu chọn, gửi gắm.

Ông Nông Văn Sông, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Người có uy tín ở thôn Nà Coóc hướng dẫn nhân dân chăm sóc cây ngô. Ảnh LD
Ông Nông Văn Sông, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Người có uy tín ở thôn Nà Coóc hướng dẫn Nhân dân chăm sóc cây ngô. Ảnh LD

Người có uy tín “dẫn đường” trên mọi lĩnh vực

Xã Thanh Tương, huyện Na Hang được công nhận là xã nông thôn mới từ năm 2020 nhưng không phải tất cả các thôn trên địa bàn xã đều thuận lợi về mọi mặt. Đặc biệt là với thôn Nà Cóc thuộc diện thôn vùng 3 (đặc biệt khó khăn) với 96% dân số là người Tày, để vươn lên theo kịp các thôn vùng ngoài, phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của Người có uy tín, kiêm Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Nà Cóc - Nông Văn Sông.

Do nằm ở vùng lõi rừng đặc dụng, đất canh tác sản xuất hạn chế nên từ vài chục năm về trước, đồng bào Tày ở thôn Nà Cóc đã tập trung đẩy mạnh nuôi trâu. Với vai trò là “đầu tàu” của thôn, ông Nông Văn Sông đã vận động người dân chuyển từ phương thức chăn thả rông sang chăn nuôi trâu sinh sản bán chăn thả, trồng cỏ voi làm thức ăn cho trâu. Để dân tin và làm theo, ông đã gương mẫu đi đầu trong chăn nuôi trâu sinh sản bán chăn thả, trồng cỏ voi trên diện tích 2.000m2.

Ông Ma Quang Hiếu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang khẳng định: Qua các đợt đi tham quan hoặc hội nghị tập huấn, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có cơ hội tham quan, học tập các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả; giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của địa phương. Đó là cơ hội, động lực cho Người có uy tín tự nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng góp phần phát huy vai trò, vị thế trong vận động đồng bào DTTS, gìn giữ khối đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh; giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp và thực hiện hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Hiện nay, đàn trâu của cả thôn Nà Coóc lên tới 120 con. Ông Sông cho biết, trâu ở Nà Coóc ít mắc dịch bệnh, nguồn thức ăn cỏ voi phong phú nên trâu phát triển tốt. Trong thôn Nà Cóc có ông Mạc Văn Quan đã gắn bó với nghề nuôi trâu sinh sản từ 20 năm nay. Được Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Người có uy tín vận động trồng thêm cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn cho trâu, ông Quan đã trồng 4ha cỏ voi và duy trì đàn trâu 6 con. Tuy giá trâu hiện nay không được như trước, nhưng hằng năm gia đình vẫn có thu nhập khoảng 30 triệu đồng từ chăn nuôi.

Nhờ phát triển chăn nuôi trâu sinh sản nên nhiều hộ trong thôn có thu nhập khá, tỷ lệ hộ nghèo của thôn hiện nay chỉ còn 19%. Bên cạnh việc vận động phát triển kinh tế, ông Sông còn vận động Nhân dân chuyển đổi vùng đất trồng ngô, sắn sang phát triển cây cam. Gia đình anh Lường Văn Hoan là một trong những hộ đầu tư trồng cam sớm từ năm 2017. Với nguồn vốn bỏ ra ban đầu gần 100 triệu đồng để cải tạo đất, anh Hoan đã liên kết cùng các vườn cam lớn tại xã Phù Lưu (Hàm Yên) trồng cam sành theo hướng liên kết bao tiêu sản phẩm. Do hợp đất, cây cam lớn nhanh, ít sâu bệnh, vụ cam đầu năm 2022, anh Hoan thu được hơn chục tấn cam và tăng dần lên hơn 30 tấn vào năm 2023, dự kiến 40 tấn trong năm 2024 này. Doanh thu mỗi năm đạt từ 100-150 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.

Bên cạnh việc vận động phát triển kinh tế, ông Sông còn vận động Nhân dân đóng góp tiền của, ngày công lao động và hiến đất để xây dựng 2 cầu qua suối; bê tông hóa gần 100% các tuyến đường nội thôn, liên thôn. Từ năm 2017 đến nay, ông cùng với các hộ dân trong thôn nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ. Nhiều năm nay, rừng ở Nà Coóc được bảo vệ nghiêm ngặt, không có phá rừng, đốt rừng, cháy rừng xảy ra.

Còn tại thôn Na Tang, xã Hùng Lợi, huyện Hàm Yên, đồng bào Mông nhắc đến ông Lầu Văn Thào, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín với tấm lòng biết ơn, nể phục. Theo lời kể của ông Thào, cách đây khoảng 5 năm về trước, thôn Nà Tang vẫn thường xảy ra tình trạng tảo hôn. Những cặp vợ chồng vị thành niên chưa có kiến thức về sức khỏe sinh sản, chưa đủ khả năng gánh vác kinh tế cũng như tổ chức cuộc sống gia đình nên khi kết hôn sớm thì xảy ra nhiều hệ lụy: sinh con ra còi cọc, nheo nhóc, cuộc sống kinh tế gia đình khó khăn, vất vả nên vợ chồng thường lục đục…

Với vai trò là Người có uy tín ở thôn, ông Thào đã đến từng nhà tuyên truyền, vận động, giải thích cho các bậc phụ huynh cũng như các cháu đang độ tuổi vị thành niên hiểu được tác hại của tảo hôn để phòng tránh, tập trung vào học hành, chỉ kết hôn khi đủ tuổi pháp luật quy định. Nhờ cách tuyên truyền “mưa dầm thấm lâu”, từ năm 2022 đến nay, thôn Nà Tang đã không còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Cũng theo ông Thào, người Mông có tính cộng đồng rất cao và đặt niềm tin vào Người có uy tín. Để bà con tin, thì ông cũng phải làm gương, tiên phong dẫn lối từ phát triển kinh tế gia đình, đến những công việc của thôn, bản. Ông Thào chia sẻ: “Mình làm mang tinh thần của đảng viên không nề hà, không vụ lợi nên người dân thấy nể mà nghe, làm theo thôi!”. Và rồi chính từ đây những nhân tố tốt, tích cực đã được Bí thư Chi bộ Lầu Văn Thào phát hiện, giới thiệu cho tổ chức Đảng và cũng chính ông là người giúp đỡ cho các quần chúng ưu tú sớm được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

CLB Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cao Lan, do nghệ nhân, Người có uy tín Hoàng Thị Yên làm Chủ nhiệm
CLB Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cao Lan, do nghệ nhân, Người có uy tín Hoàng Thị Yên làm Chủ nhiệm

Cũng là Người có uy tín nhưng bà Hoàng Thị Yên, thôn 14, xã Kim Phú (TP. Tuyên Quang) lại có điểm mạnh về lĩnh vực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. 14 năm làm Chủ nhiệm Câu Lạc bộ (CLB) giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Cao Lan của thôn 14 (từ năm 2012 đến nay), bà Yên đã vận động người dân, thành viên câu lạc bộ giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Cao Lan như sưu tầm, luyện tập và biểu diễn các điệu múa, làn điệu Sình ca, giữ gìn nét đẹp làm bánh trong các ngày lễ, tết. CLB hiện có trên 50 thành viên tích cực tham gia. Nhờ đó, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Cao Lan tại địa phương phát triển mạnh.

Quan tâm, thực hiện tốt các chính sách đối với Người có uy tín

Tỉnh Tuyên Quang hiện có hơn 1.100 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Với khả năng “nói dân tin, làm dân theo”, Người có uy tín luôn được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tin tưởng bởi sức ảnh hưởng lớn trong công tác truyên truyền, vận động đồng bào thực hiện theo đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những tấm gương Người có uy tín được cộng đồng đánh giá cao và trân trọng ghi nhận, xứng đáng với niềm tin của Đảng, chính quyền và người dân.

Phát huy vai trò của đội ngũ Người có uy tín, tỉnh Tuyên Quang thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín, như: Thăm hỏi, tặng quà trong các dịp lễ, Tết, ốm đau, đám hiếu; cấp phát một số tờ báo miễn phí cho Người có uy tín; đổi mới công tác tập huấn, bồi dưỡng cho Người có uy tín, nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh. Tỉnh thường xuyên tổ chức các đợt đi tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế tại các địa phương để mở mang, nâng cao kiến thức cho Người có uy tín, từ đó trở về địa phương phát huy tốt vai trò của mình trên mọi lĩnh vực.

Cụ thể, từ năm 2021 - 2024, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức trên 30 hội nghị cung cấp thông tin cho trên 1.440 lượt Người có uy tín về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia; công tác dân vận trong đồng bào DTTS; phổ biến giáo dục pháp luật; phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Mới đây nhất là Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền pháp luật và bồi dưỡng kiến thức pháp luật năm 2024 cho 240 trưởng thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Chiêm Hoá và Hàm Yên được tổ chức tại TP. Tuyên Quang. Thông tin cung cấp cho Người có uy tín trở thành những cẩm nang, nguồn tư liệu để Người có uy tín vận dụng, phát huy tốt vị trí, vai trò của mình tại địa phương trên các lĩnh vực trong cộng đồng đồng bào DTTS.

Người có uy tín Huyện Lâm Bình đi thăm quan học tập kinh nghiệm mô hình vườn du lịch sinh thái tại xã Yên Phú, huyện Hàm Yên.
Người có uy tín Huyện Lâm Bình đi thăm quan học tập kinh nghiệm mô hình vườn du lịch sinh thái tại xã Yên Phú, huyện Hàm Yên

Trong năm 2024, Ban Dân tộc đã tổ chức đưa Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh đi học tập kinh nghiệm một số mô hình xây dựng nông thôn mới, mô hình giảm nghèo tại một số tỉnh miền Trung, như: Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận (tháng 5- 6) và tổ chức Đoàn Người có uy tín đi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác vận động, tuyên truyền tại tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng (tháng12). Tại các nơi đến, Đoàn đại biểu Người có uy tín được lắng nghe, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS đối với công tác tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng trống” cơ bản về điều kiện sống, về kinh tế, xã hội, văn hóa… còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sống, thụ hưởng của người dân trong vùng.
Tin nổi bật trang chủ
Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Tin tức - An Yên - 3 phút trước
Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng trống” cơ bản về điều kiện sống, về kinh tế, xã hội, văn hóa… còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sống, thụ hưởng của người dân trong vùng.
Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài 3)

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 8 phút trước
Cùng với cả nước, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển theo định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm. Đánh giá một cách khách quan, thành tựu từ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh rất đáng ghi nhận. Thành tựu này có sự góp sức không nhỏ của những điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm quý, cách làm hay đang được các cấp, ngành, địa phương đúc kết nhân rộng, lan tỏa trong vùng đồng bào DTTS, để cùng nhau phát triển, cùng nhau tiến bước vào kỷ nguyên mới...
Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 12 phút trước
Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo

Hàm Yên (Tuyên Quang): Người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 14 phút trước
Qua thực hiện công tác giảm nghèo, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã giúp người dân trên địa bàn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Festival Hoa Mê Linh trong 4 ngày tới hứa hẹn một không gian rực rỡ sắc hoa

Festival Hoa Mê Linh trong 4 ngày tới hứa hẹn một không gian rực rỡ sắc hoa

Du lịch - Minh Nhật - 21 phút trước
Theo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội), Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 26 - 29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh.
Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuổi trẻ Việt Nam báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Tuổi trẻ Việt Nam báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Tin tức - Văn Hoa - 21 phút trước
Sáng 17/12, trước phiên khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029, 980 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 21 triệu hội viên, thanh niên trên khắp mọi miền đất nước đã thực hiện Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cụm thi đua số 3 của Ủy ban Dân tộc tổng kết công tác thi đua tại Thanh Hóa

Cụm thi đua số 3 của Ủy ban Dân tộc tổng kết công tác thi đua tại Thanh Hóa

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 24 phút trước
Sáng 17/12, tại Thanh Hóa, Cụm thi đua số 3 của Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình chủ trì Hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa; Lãnh đạo và các công chức theo dõi công tác thi đua của các Ban Dân tộc trong Cụm thi đua.
Xóa đói giảm nghèo từ mô hình trồng quế ở Tràng Định

Xóa đói giảm nghèo từ mô hình trồng quế ở Tràng Định

Công tác Dân tộc - Thanh Phong-Thúy Hồng - 2 giờ trước
Nhận thấy giá trị từ cây quế đem lại, thời gian qua, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tích cực vận động Nhân dân trồng cây quế để phát triển kinh tế. Với giá trị kinh tế cao, cây quế đã và đang là cây trồng chủ lực giúp đời sống của bà con địa phương từng ngày khởi sắc.
Đức Cơ (Gia Lai): Nhiều mô hình thiết thực thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi

Đức Cơ (Gia Lai): Nhiều mô hình thiết thực thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi

Xã hội - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Triển khai thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hội LHPN huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã có nhiều cách làm sáng tạo, triển khai nhiều mô hình ý nghĩa mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Qua đó, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng.
Đồng bào Rơ Măm kỳ vọng từ kết quả Cuộc điều tra 53 DTTS sẽ tiếp tục có nhiều chính sách đầu tư cho các DTTS rất ít người

Đồng bào Rơ Măm kỳ vọng từ kết quả Cuộc điều tra 53 DTTS sẽ tiếp tục có nhiều chính sách đầu tư cho các DTTS rất ít người

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Theo kết quả Cuộc điều tra tình hình kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019, dân tộc rất ít người Rơ Măm sinh sống tập trung ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum), với 150 hộ, 693 nhân khẩu; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 33,3%, hộ cận nghèo chiếm 36,4%. Từ kết quả của cuộc điều tra, Trung ương và tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều Chương trình, Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với dân tộc Rơ Măm. Qua đó, làm thay đổi toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của dân tộc Rơ Măm.