Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nỗ lực giảm nghèo bền vững tại Sơn Dương nhờ tiếp cận đa chiều

Việt Hà - 3 giờ trước

Tại Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), cấp ủy, chính quyền, các ban ngành và địa phương đã và đang tập trung vào công tác giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều. Các giải pháp tạo việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tạo sinh kế bền vững được xem là động lực quan trọng.

Mảnh đất Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) ngày nay đã khoác lên mình một diện mạo mới với những nếp nhà sàn khang trang
Mảnh đất Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) ngày nay đã khoác lên mình một diện mạo mới với những nếp nhà sàn khang trang

Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo

Năm 2024, anh Ma Văn Hiệu, ở thôn Rộc, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương đã có cuộc sống ổn định trong ngôi nhà mới khang trang, kiên cố, đáp ứng tiêu chí "3 cứng: Cứng nền, cứng khung - tường, cứng mái". Căn nhà là thành quả từ sự hỗ trợ của Ủy ban MTTQ huyện Sơn Dương và các nhà hảo tâm, đồng thời là nỗ lực vay mượn và tích cóp nhờ lao động cần cù của gia đình anh. Với căn nhà mới, cuộc sống vật chất của gia đình anh được cải thiện đáng kể. Không còn phải lo dột nát mỗi mùa mưa bão, vợ chồng anh Hiệu đã có thêm động lực để cố gắng làm ăn, chăm lo nuôi dạy con, cho con đến trường đầy đủ, được chăm sóc y tế và phấn đấu nhanh thoát nghèo.

Tương tự, gia đình anh Phàng Đức Cảnh, ở thôn Bờ Hồ, xã Kháng Nhật, cũng đã vươn lên thoát nghèo nhờ sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền, các ban ngành và địa phương. Gia đình anh Cảnh đã được hỗ trợ vay vốn để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 2 con bò giống. Đến nay, đàn bò của gia đình anh đã phát triển lên thành 5 con. Nhờ có vốn làm ăn, anh Cảnh đã học hỏi cách chăn nuôi khép kín, thu nhập từ bán bò giống và bò thịt của gia đình đạt trên 30 triệu đồng. Điều này đã giúp gia đình anh có thêm động lực phát triển kinh tế và từng bước vươn lên thoát nghèo.

Nhiều hộ gia đình tại thôn Bờ Hồ nơi anh Cảnh sinh sống cũng đã thay đổi tư duy sản xuất, đầu tư vào trồng rừng, chè, chăn nuôi bò. Nhờ đó, người dân không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu trên mảnh đất quê hương mình.

Người dân xã Vĩnh Lợi (huyện Sơn Dương) sản xuất giống cây lâm nghiệp, góp phàn nâng cao thu nhập, giảm ngèo bền vững
Người dân xã Vĩnh Lợi (huyện Sơn Dương) sản xuất giống cây lâm nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, giảm ngèo bền vững

Đa dạng hóa giải pháp giảm nghèo cho người dân Sơn Dương

Tại Sơn Dương, các cấp ủy, chính quyền, ban ngành và địa phương luôn quan tâm công tác giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều. Trong đó, tạo việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tạo sinh kế bền vững là những giải pháp quan trọng.

Đầu năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo tại Sơn Dương đã giảm còn 11,85%, trong khi thu nhập bình quân đầu người đạt 53,55 triệu đồng/năm. Năm qua, Sơn Dương đã được ghi nhận là địa phương kéo giảm mạnh số hộ nghèo, với hơn 3.200 hộ thoát nghèo (tương đương 6,42%), gần gấp đôi so với kế hoạch. Hiện, huyện có gần 6.000 hộ nghèo. Trong năm 2024, huyện Sơn Dương tiếp tục phấn đấu để thu nhập bình quân đầu người đạt 56,46 triệu đồng/năm.

Ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, đánh giá rằng quá trình triển khai các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) tại huyện gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với quyết tâm cao của các cấp chính quyền nhằm thu hẹp khoảng cách về đời sống kinh tế - xã hội giữa đồng bào DTTS và các vùng kinh tế phát triển, huyện đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đồng bộ, tạo điều kiện để nhân dân ở các xã khó khăn có thêm động lực phấn đấu vươn lên. Nguồn vốn từ các Chương trình MTQG đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn, đặc biệt là về tư duy, cách làm trong phát triển kinh tế và đời sống của đồng bào DTTS; hàng nghìn hộ dân đã thoát nghèo nhờ những chính sách thiết thực từ chương trình này.

Nhờ sự vận dụng và triển khai kịp thời các nguồn vốn từ Chương trình MTQG, diện mạo huyện Sơn Dương đã và đang thay đổi. Điều này tạo động lực tích cực cho các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, nhất là đông đảo đồng bào DTTS, cùng chung sức đồng lòng quyết tâm cao hoàn thành tốt các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ huyện Sơn Dương lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra. Huyện đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, đưa Sơn Dương trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang đạt chuẩn nông thôn mới.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Cần tháo gỡ những vướng mắc trong hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động DTTS

Sóc Trăng: Cần tháo gỡ những vướng mắc trong hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động DTTS

Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại Sóc Trăng, nổi bật là việc thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 Chương trình MTQG 1719 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc thực hiện Tiểu dự án 3 này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi cùng bà Lục Bích Phúc, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng.
Tin nổi bật trang chủ
Cà Mau: Trang bị kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình cho học sinh

Cà Mau: Trang bị kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình cho học sinh

Giáo dục dân tộc - Tào Đạt - 4 phút trước
Ngày 14/12, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh đã tổ chức Hội thi “Tìm hiểu quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2024”.
Bắc Ninh: Đạt 17/17 chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Bắc Ninh: Đạt 17/17 chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Kinh tế - Xuân Hải - 7 phút trước
Theo báo cáo tại Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh (khóa XIX), tỉnh Bắc Ninh đạt 17/17 chỉ tiêu về kinh tế-xã hội, với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,03% so với năm 2023. Trong đó, hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển tốt, doanh thu du lịch tăng 50%; thu ngân sách nhà nước tăng 13,92%; thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 4,8 tỷ USD, đứng thứ nhất cả nước.
Nguồn vốn chính sách đã “trợ lực” giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Nguồn vốn chính sách đã “trợ lực” giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Kinh tế - Anh Đức - 10 phút trước
Những năm qua, nguồn vốn chính sách đã “trợ lực” giúp người dân tỉnh Đắk Nông phát triển sinh kế, ổn định sản xuất, để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo nền tảng để giảm nghèo bền vững

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo nền tảng để giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 1 giờ trước
Trong nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề và tạo việc làm cho người dân, mang lại những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: Hiệu quả từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội

An Giang: Hiệu quả từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội

Kinh tế - Mai Hương - 1 giờ trước
Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh An Giang đã tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, giúp hàng nghìn người dân trên địa bàn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế hộ, nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đưa Đông y vào sản phẩm du lịch

Đưa Đông y vào sản phẩm du lịch

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 14/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở Bình Định. Đưa Đông y vào sản phẩm du lịch. Nghệ nhân cống hiến sức trẻ gìn giữ di sản Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Họp mặt Ban Liên lạc cựu chiến binh Phòng Tình báo Miền

Họp mặt Ban Liên lạc cựu chiến binh Phòng Tình báo Miền

Tin tức - Duy Chí - 2 giờ trước
Phòng Tình báo Miền (B2) gồm mạng lưới điệp báo H63, H67, H69 nằm trong Lữ đoàn đặc công 316 anh hùng. Lữ đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ sau trận đánh Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn. Nhưng mạng lưới tình báo vẫn hoạt động đến ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975.
Hà Giang: Trao giải sáng kiến về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và sáng kiến thanh niên khởi nghiệp

Hà Giang: Trao giải sáng kiến về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và sáng kiến thanh niên khởi nghiệp

Tin tức - Hoàng Chính - 3 giờ trước
Chiều ngày 14/12/2024, Ban quản lý chương trình hỗ trợ phát triển huyện Quản Bạ (LPB7A) phối hợp với Huyện đoàn Quản Bạ, tổ chức AFV- Actionaid đã trao giải sáng kiến về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và sáng kiến thanh niên khởi nghiệp cho các dự án đạt thành tích xuất sắc.
AFF Cup 2024: Lào tạo ra địa chấn trước Indonesia

AFF Cup 2024: Lào tạo ra địa chấn trước Indonesia

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Lượt trận thứ 2 bảng B AFF Cup 2024, đội tuyển Lào đã gây bất ngờ lớn khi cầm hòa đội tuyển Indonesia sau màn rượt đuổi đầy ngẹt thở.
Nỗ lực giảm nghèo bền vững tại Sơn Dương nhờ tiếp cận đa chiều

Nỗ lực giảm nghèo bền vững tại Sơn Dương nhờ tiếp cận đa chiều

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 3 giờ trước
Tại Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), cấp ủy, chính quyền, các ban ngành và địa phương đã và đang tập trung vào công tác giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều. Các giải pháp tạo việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tạo sinh kế bền vững được xem là động lực quan trọng.
Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS Thuận Châu

Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS Thuận Châu

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 3 giờ trước
Những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) có nhiều bước phát triển. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã được cải thiện đáng kể.