Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Triển khai Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc: Tiếp tục tháo gỡ khó khăn để nâng cao hiệu quả

Lê Vũ - 16:24, 14/12/2020

Sau 3 năm triển khai thực hiện, “Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025" theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để Đề án tiếp tục đạt mục tiêu, hiệu quả đặt ra, vẫn còn không ít tồn tại, vướng mắc cần phải tháo gỡ.


Các đại biểu đóng góp ý kiến trình bày ý kiến tại hội thảo đánh giá 3 năm thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc theo Quyết định số 771/QĐ-TTg
Các đại biểu đóng góp ý kiến trình bày ý kiến tại hội thảo đánh giá 3 năm thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc theo Quyết định số 771/QĐ-TTg

Nhiều kết quả tích cực

Để các chính sách dân tộc của Ðảng, Nhà nước phát huy hiệu quả, đi vào cuộc sống thì vai trò và sự đóng góp của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc là không hề nhỏ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc mặc dù đã đạt chuẩn theo quy định nhưng vẫn còn những hạn chế, chưa được đào tạo bài bản về kiến thức dân tộc.

Từ thực tế đó, Ðề án "Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 (gọi tắt là Đề án 771).Theo đó, nội dung đề án tập trung vào việc bồi dưỡng các chuyên đề về kiến thức, văn hóa, tiếng nói, chữ viết DTTS và chính sách dân tộc của Ðảng và Nhà nước cho các cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc thuộc 4 nhóm đối tượng. 

Trong 2 năm 2019-2020, UBDT đã tổ chức 8 cuộc hội thảo; thành lập 6 tổ biên soạn chương trình, tài liệu cho nhóm đối tượng 3, 4. Tham gia biên soạn gồm 60 nhà khoa học trong và ngoài UBDT; Tổ chức 94 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho các cán bộ thuộc nhóm đối tượng 3 và 4 tại các địa phương với 2.735 học viên tham gia.

Sau gần 3 năm triển khai Đề án 771 bước đầu đã đem lại những kết quả tích cực. Đến nay, hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai Đề án.

Theo báo cáo của Học viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc),   trong 2 năm (2019 - 2020)  triển khai Đề án 771, Học viện đã tổ chức 54 lớp tập huấn cho giảng viên, báo cáo viên thuộc các Bộ, ngành, địa phương tại 49 tỉnh thành phố. Kết quả, 1.255 học viên đã hoàn thành các nội dung, yêu cầu của khóa tập huấn. 

Đặc biệt, đến thời điểm hiện tại, Đề án 771 đã được tích hợp vào Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đây là cơ sở quan trọng, nhất là đảm bảo về kinh phí thực hiện Đề án.

Tại Hội thảo đánh giá kết quả 03 năm (2018 - 2020) thực hiện Đề án 771 được tổ chức vào trung tuần tháng 11 vừa qua tại TP. Nha Trang (Khánh Hòa), Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBND) Lê Sơn Hải đã nhấn mạnh: “Đây là lần đầu tiên chính phủ triển khai một đề án bài bản, mang tính đột phá về việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc, do đó rất cần sự chung sức đồng lòng của mọi người. Bước đầu triển khai đã có những thuận lợi và đạt kết quả đáng kể”.

Còn nhiều việc phải làm

 Theo Báo cáo đánh giá 3 năm triển khai Đề án 771 của UBDT, mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng để nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án, cũng cần phải hoàn thiện, và tháo gỡ một số vướng mắc. Cụ thể như, sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Đề án để thống nhất thực hiện trong cả nước.  Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần sớm ban hành Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg cũng như Thông tư hướng dẫn bồi dưỡng tiếng DTTS... 

Một vướng mắc khác cũng cần sớm được tháo gỡ, đó là việc xây dựng, chương trình tài liệu tập huấn. Cũng theo báo cáo của UBDT, hiện tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 1 và 2 vẫn chưa được biên soạn hoàn chỉnh; chưa rà soát đánh giá được các chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng DTTS hiện hành và chưa đề xuất được việc biên soạn các chương trình, tài liệu tiếng DTTS còn thiếu.

Theo bà H’Yâo Knul, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đăk Lăk, địa phương là nơi đã và đang bồi dưỡng tiếng dân tộc và kiến thức dân tộc cho cán bộ thường xuyên. Tuy nhiên, để Đề án 771 mang lại hiệu quả như mong muốn cần phải có các chương trình, kế hoạch, giáo trình đào tạo bài bản và mang cả tính thực tiễn. 

'Kết quả của việc đào tạo tiếng dân tộc là giao tiếp và ít nhất là giao tiếp cơ bản, chứ nếu chỉ học để lấy bằng, lấy chứng chỉ thì phí phạm”, bà H’Yâo Knul nhấn mạnh.

Người dân xã An Lương, huyện Văn Chấn thu hoạch quế. (Ảnh nguồn Ban Dân tộc Yên Bái).
Người dân xã An Lương, huyện Văn Chấn thu hoạch quế. (Ảnh nguồn Ban Dân tộc Yên Bái).

Cùng quan điểm trên, ông Triệu Quang Lợi, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau góp ý thêm: Hiện nay, nhận thức về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc của các cấp, ngành, của cán bộ, công chức, viên chức còn chưa thật sự đầy đủ, chưa coi đây là nhiệm vụ thường xuyên trong quá trình công tác. Do đó, cần phải có chế tài quy định cụ thể thì mới đạt được hiệu quả.

Ngoài ra, nhiều đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc các địa phương cho rằng, để Đề án 771 đạt hiệu quả trong thực tiễn, thì cần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, quản lý. Đồng thời, phải có năng lực, phương pháp sư phạm; am hiểu về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc, công tác dân tộc và tiếng DTTS phục vụ cho công tác bồi dưỡng, đào tạo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 giải quyết nhiều vấn đề dân sinh hiệu quả cho đồng bào DTTS ở Vân Canh

Chương trình MTQG 1719 giải quyết nhiều vấn đề dân sinh hiệu quả cho đồng bào DTTS ở Vân Canh

Thời gian qua, từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các cấp chính quyền ở huyện Vân Canh (Bình Định) đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 20:16, 20/05/2025
Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Trang địa phương - Minh Nhật - 19:26, 20/05/2025
Ngày 20/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái đã tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc”; cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” tỉnh Yên Bái năm 2025.
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 17:25, 20/05/2025
Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Tìm trong di sản - Anh Trúc - 16:59, 20/05/2025
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vừa tổ chức tiếp nhận hai chiếc áo dài của bà Đức Từ Cung - thân mẫu của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Các hiện vật được chuyển từ Mỹ về Việt Nam.
Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 16:59, 20/05/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 252-KH/TU ngày 21/01/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 19/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ bay đại kỳ Tổ quốc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thờ Hàm Long Hà Nội. Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Sức khỏe - Minh Nhật - 16:55, 20/05/2025
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chủ động chuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng, khu vực cách ly, trang thiết bị và vật tư y tế, nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, cách ly, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân, cũng như tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 16:54, 20/05/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2025.
Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 16:53, 20/05/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên vừa phát hiện 1.000kg thực phẩm là chả chay, không có nguồn gốc xuất xứ, đang được vận chuyển trên xe ô tô tải, nên đã tiến hành thu giữ, xử phạt hành chính và tiêu hủy toàn bộ lô hàng.
Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Media - BDT - 16:40, 20/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 19/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ bay đại kỳ Tổ quốc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thờ Hàm Long Hà Nội. Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam

Pháp luật - Anh Trúc - 16:04, 20/05/2025
Ngày 19/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã khởi tố 5 bị can liên quan vụ Quang Linh Vlogs. Trong đó Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lừa dối khách hàng".