Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng ở làng Krêl

Thùy Dung - 11:37, 15/12/2020

Nhiều năm qua, với vai trò Người có uy tín làng Krêl, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ (Gia Lai), ông Rơ Mah Chel, dân tộc Jrai, luôn đi đầu trong các phong trào hoạt động của thôn, làng; là "cầu nối" của các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chinh sách, pháp luật của Nhà nước.

Là giáo viên, ông Chel hi vọng có cái chữ sẽ giúp dân làng thoát nghèo
Là giáo viên, ông Chel hi vọng có cái chữ sẽ giúp dân làng thoát nghèo

Cầu nối giữa chính quyền với Nhân dân

Phải tranh thủ giờ nghỉ trưa giữa tiết dạy sáng và tiết dạy chiều, ông Rơ Mah Chel (làng Krêl, xã Ia Krêl, Đức Cơ) mới có thời gian tiếp chuyện với chúng tôi. Ông hiện là giáo viên trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ).

“Hiểu được tầm quan trọng của việc học cái chữ nên tôi đã theo đuổi  ước mơ trở thành giáo viên để về dạy cái chữ cho con em đồng bào. Tôi hi vọng có kiến thức, bà con sẽ tiếp cận với thông tin, hội nhập để vươn lên thoát nghèo”, ông Chel tâm sự.

Đối với dân làng Krêl, ông Chel như “đầu tàu” của dân làng vì giỏi cái chữ. Trước khi được bầu làm Người uy tín của làng Krêl, ông Chel đã tham gia rất nhiều hoạt động của cộng đồng, đồng thời có rất nhiều cống hiến cho dân làng trong công tác vận động tuyên truyền người dân xóa bỏ các hủ tục, tập trung làm ăn phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc học cái chữ nên tôi đã theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên để về dạy cái chữ cho con em đồng bào.

Ông Rơ Mah Chel
Ông Rơ Mah Chel

Từ năm 2010 đến nay, ông được dân làng bầu làm Người uy tín, càng khẳng định vai trò "đầu tàu" của ông trong công tác vận động người dân từng bước xóa bỏ tảo hôn, uống rượu, không nghe lời kẻ xấu xúi dục chống phá chính quyền; tham gia hòa giải các vụ mâu thuẫn trong làng.

Ông Chel bộc bạch: “Vừa qua, khi dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát và dịch bạch hầu lan rộng, tôi đã cùng với các cấp, chính quyền tuyên truyền người dân nâng cao tính tự giác, chủ động phòng, chống dịch”.

Đặc biệt, theo ông Chel, người Jrai ở làng Krêl trước nay đều theo chế độ mẫu hệ. Tất cả việc nặng nhọc trong gia đình là do đàn bà gánh vác nên đàn ông thường có tính ỷ lại.

“Vì vậy, mình phải thường xuyên tuyên truyền cho người dân hiểu vai trò của người phụ nữ trong gia đình, đàn ông cũng nên sản sẻ công việc với phụ nữ, hạn chế sa đà uống rượu... để gìn giữ hạnh phúc gia đình”, ông Chel chia sẻ.

Ngoài ra, biết cái chữ và được tiếp cận pháp luật thông qua các buổi tập huấn của xã và huyện tổ chức nên ông Chel cũng hỗ trợ người dân về các thủ tục pháp lý nếu có vướng mắc. Trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM), ông tích cực vận động bà con giữ gìn vệ sinh môi trường, tập trung làm ăn phát triển kinh tế, nhờ vậy làng Krêl hiện nay đã đạt làng NTM kiểu mẫu trong vùng đồng bào DTTS.

Phát triển kinh tế gắn với giữ gìn văn hóa

Không chỉ là "cầu nối" của chính quyền địa phương với người dân, ở làng Krêl, ông Rơ Mah Chel còn là tấm gương làm kinh tế giỏi được người dân noi theo. Trước đây, người làng Krêl chủ yếu là làm cà phê, nhưng vì chưa biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất chưa cao. Năm 2006, thấy cây cao su mang lại giá trị cao, ông Chel đã chủ động học tập kinh nghiệm để trồng cao su, rồi trồng điều, trồng tiêu.

Ông Rơ Mah Chel là gương làm kinh tế giỏi ở làng Krêl
Ông Rơ Mah Chel là gương làm kinh tế giỏi ở làng Krêl

Với ý chí vươn lên và mạnh dạn trong làm kinh tế, hiện nay gia đình ông Chel có 2 ha cao su, 1 ha điều, 1 ha cà phê, và hơn 100 trụ tiêu. Mỗi năm gia đình ông thu gần 300 triệu đồng. Nhờ vậy ông có tiền xây dựng nhà của khang trang, nuôi 2 người con đi học.

Ngoài tập trung tuyên truyền, vận động và tích cực làm ăn phát triển kinh tế, ở làng Krêl, ông Chel còn là tấm gương sáng trong việc truyền dạy văn hóa cồng chiêng. Vì đam mê văn hóa truyền thống, ông đã dạy cho rất nhiều thanh niên tập đánh cồng chiêng để giữ gìn bản sắc dân tộc mình.

“Hiện nay, nhà tôi còn giữ được 1 bộ cồng chiêng, khi dân làng có lễ hội hay đi biểu diễn thì tôi sẽ đưa ra cho dân làng tập luyện. Ngoài ra, nếu ai có nhu cầu học đánh chiêng thì tôi cũng sẽ dạy để lưu giữ văn hóa của người Jrai. Đồng thời, với vai trò là Người uy tín tôi cũng rất hi vọng được tạo điều kiện đi học tập, tập huấn thêm để có nhiều kiến thức về tuyên truyền cho bà con dân làng”, ông Chel bộc bạch.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 18 phút trước
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 1 giờ trước
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
TP Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôi Thnăm Thmây

TP Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôi Thnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Thnăm Thmây năm 2025
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức gặp mặt Báo chí thông tin về tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, chủ trì buổi Gặp mặt.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025, của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 1 giờ trước
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm ANTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 2 giờ trước
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.