Với kinh nghiệm, hiểu biết thực tế tại địa phương, trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước. Bằng uy tín đối với cộng đồng, Người có uy tín cũng đã trực tiếp tham gia giải quyết nhiều sự vụ liên quan đến an ninh trật tự cơ sở, góp phần giữ gìn bình yên trên mỗi xóm bản vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đang phát huy vai trò quan trọng tham gia việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719). Người có uy tín trở thành một trong những lực lượng nòng cốt, tiên phong trong việc huy động sức mạnh tổng hợp, để thực hiện thành công Chương trình.
Đội ngũ những Người có uy tín ở cơ sở đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm, tận tụy tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự; chủ động phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội để thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp sức thúc đẩy sự phát triển nơi buôn làng... Khi vai trò của Người có uy tín được phát huy, "việc khó cũng thành dễ".
Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây Nguyên. Họ chính là lực lượng quần chúng đặc biệt của chính quyền địa phương, làm việc vì cộng đồng không mệt mỏi, là trung tâm đoàn kết, là “điểm tựa" của buôn làng.
Không chỉ thể hiện vai trò, trách nhiệm là cầu nối quan trọng gắn kết ý Đảng và lòng dân, dẫn dắt đồng bào DTTS vững tin đi theo Đảng, Nhà nước, mà đội ngũ những Người có uy tín ở Quảng Bình còn luôn tận tình chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, vận động người dân trong thôn bản của mình làm ăn phát triển kinh tế, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Những việc làm của Người có uy tín đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Bình.
Đó là lời chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu, sinh năm 1965, Người có uy tín, hòa giải viên thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình (Yên Bái) khi nói về kinh nghiệm của bà trong việc giải quyết các vụ mâu thuẫn, vướng mắc trong dân ở địa phương.
Những năm qua, diện mạo các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Đạt được thành quả đó, có một phần đóng góp của những Người có uy tín, luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, vận động người dân làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chúng tôi về làng Chăm Thành Tín đúng dịp bà con rộn ràng đón Tết Ramưwan năm 2025. Đây là làng Chăm duy nhất của xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Hôm nay, diện mạo vùng nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống bà con no ấm, yên vui. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của Người có uy tín Châu Văn Bính, người luôn đồng hành cùng chính quyền và Nhân dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các văn bản của Chính phủ và Ủy ban Dân tộc (nay là Bộ Dân tộc và Tôn giáo).
Sư cả Trần Văn Tha là Người có uy tín trong cộng đồng, luôn được phật tử, người dân yêu quý và kính trọng. Thượng tọa là tấm gương hiếu học, không chỉ tu dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân mà còn động viên các sư trong chùa tích cực tham gia các khóa học.
Giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh Kon Tum có 620 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Với những đóng góp thầm lặng, những Người có uy tín đã và đang chung tay, góp sức cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc xây dựng quê hương Kon Tum ngày càng phát triển.
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS các tỉnh Tây Nguyên đã có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chung tay phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, góp phần đưa buôn làng ngày càng phát triển.
Toàn tỉnh Đắk Nông có 310 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Ở cơ sở, đội ngũ những Người có uy tín đóng vai trò quan trọng trong tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức Diệp, đến nay toàn thôn Kỳ Neh đã trồng được 15ha lúa nước. Theo đó, đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi) nơi đây đã “được no cái bụng” đúng như mong muốn của Người có uy tín Hồ Đức Diệp.
75 tuổi, hơn 20 năm trên cương vị già làng, gần 10 năm làm Người có uy tín, già A Chiêu, làng Khúc Na, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy (Kon Tum) như là “cây cao, bóng cả” che chở cho dân làng, giúp dân làng làm tốt công tác bảo tồn văn hóa, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, sung túc.
Những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) các địa phương khu vực biên giới luôn chú trọng, quan tâm xây dựng thế trận lòng dân ở khu vực biên giới. Đồng hành cùng BĐBP có đội ngũ Người có uy tín, họ là “cầu nối” trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động bà con chung tay góp sức bảo vệ biên cương Tổ quốc.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, coi trọng đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào các DTTS. Nhằm động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho Người có uy tín phát huy vai trò của mình, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 28/2023/QĐ – TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ - TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Trong đó có chính sách cung cấp thông tin dành cho Người có uy tín.
Trong những năm qua, Lào Cai luôn chú trọng thực hiện các chế độ, chính sách cho Người có uy tín, trong đó có việc cung cấp thông tin cho đội ngũ quần chúng đặc biệt này. Cùng với tổ chức cho Người có uy tín tham gia các hội nghị tập huấn, đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương, thì việc cấp phát báo cho Người có uy tín cũng được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lào Cai.
Trong 2 ngày 20 - 21/3, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng cho Người có uy tín.