Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc sinh sống, chiếm gần 36% dân số toàn tỉnh. Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo “cú hích” mạnh mẽ, giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên phát triển kinh tế, vượt khó, thoát nghèo.
Thực hiện chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, tỉnh Bến Tre phấn đấu cuối năm 2021, đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 3%.
Ngày 22/3/2021, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến chủ trì buổi họp giao ban Lãnh đạo UBDT tuần thứ 13 năm 2021 với các vụ, đơn vị trực thuộc. Cùng dự có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Lê Sơn Hải, Hoàng Thị Hạnh, Y Thông; đại diện Lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT, đại diện Đảng ủy, Ban Chấp hành Công đoàn UBDT.
Ngành y tế đang đối mặt với thực trạng thiếu hụt và mất cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực ở cơ sở, nhất là vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Để giải quyết thực tế này, việc rà soát cơ chế chính sách đã ban hành để điều chỉnh phù hợp, thì ngành y tế, cũng như các cấp chính quyền địa phương cũng cần chú trọng, tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh chính sách với các giải pháp căn cơ, đồng bộ hơn để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp trong tình hình mới.
Ở vùng Cao nguyên đá Hà Giang, đá tai mèo nhiều hơn đất; bởi vậy, việc canh tác của người dân rất vất vả, kém hiệu quả. Để tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, bước vào nhiệm kỳ 2021 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết 05/NQ-TU về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế, với kỳ vọng giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc trên vùng cao nguyên đá.
Ngày 18/3, tại tỉnh Thái Nguyên, đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến làm trưởng đoàn đã làm việc với Tỉnh ủy Thái Nguyên về tình hình thực hiện chính sách dân tộc; công tác chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Cuối năm 2020, huyện Lâm Hà được tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc vì có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Từ nguồn vốn Chương trình 135, Lâm Hà đã từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hỗ trợ trong sản xuất, từ đó cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn toàn huyện.
Nhằm giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất, những năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện thu hồi đất của các nông, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo. Điều này đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần khắc phục...
Bộ Thông tin và truyền thông vừa ban hành kế hoạch thông tin, tuyên truyền thực hiện đề án “Chương trình hoạt động văn hóa - nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030”.
Khu tái định cư xã Vụ Bổn, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk đã hình thành từ năm 2002, gồm 5 thôn buôn với hàng trăm hộ dân thiếu đất ở, đất sản xuất trên địa bàn huyện được đưa về đây sinh sống. Sau gần 20 năm về nơi ở mới, người dân nơi đây vẫn gặp vô vàn khó khăn khiến họ rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo, chưa có lối thoát
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã trở thành lực lượng rất quan trọng giúp địa phương triển khai, hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Họ là tấm gương sáng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần cùng các cấp chính quyền xây dựng thế trận lòng dân, thế trận an ninh Nhân dân vững chắc, giữ gìn bình yên tuyến biên giới của Tổ quốc.
Khánh Hòa hiện có 88 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Nhiều năm qua, đội ngũ Người có uy tín đã vận động đồng bào thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở; góp phần xây dựng đời sống, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS và miền núi. Họ đang là chỗ dựa vững chắc cho buôn làng.
Thời gian qua, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, công tác giảm nghèo của tỉnh Sóc Trăng đã có những chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cùng với các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã và đang triển khai trên địa bàn, Đề án “Ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đồng bào Mông huyện Mường Lát giai đoạn 2016 - 2020”, đã tăng thêm nguồn lực, qua đó thúc đẩy KT-XH phát triển bền vững,, kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào Mông.
Ngày 12/3, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức nghiệm thu đề tài cấp quốc gia “Những giải pháp cơ bản, cấp bách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân tộc của hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số nước ta”. PGS.TS Đoàn Minh Huấn, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản là Chủ tịch Hội đồng.
Trong năm 2020, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Ban Dân tộc tỉnh Sơn La triển khai thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt Ban chú trọng "Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức” nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Theo đó, từ đơn vị có chỉ số CCHC xếp vị trí thứ 18/18 sở ngành (năm 2015), Ban Dân tộc đã tạo bước đột phá khi vươn lên, đứng thứ 2/20 sở ngành năm 2020).
Do chịu tác động của thiên tai cộng với địa hình miền núi có sườn dốc cao, nơi cư trú của phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam thường xuyên bị sạt lở trong mùa mưa lũ, gây thiệt hại về người, tài sản, nhất là nhà ở.
Văn Quan là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn. Toàn huyện có tổng số 13.397 hộ, 54.272 nhân khẩu. Trong đó, tổng số hộ đồng bào DTTS là 13.208 hộ (dân tộc Tày, Nùng chiếm trên 97%).
Nhiều năm qua, những Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã phát huy tối đa vai trò của mình trong công tác vận động, tuyên truyền người dân tham gia các hoạt động, phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”… Hoạt động của những Người có uy tín đã góp phần chung tay cùng chính quyền và Nhân dân làm thay đổi diện mạo thôn làng, giữ vững an ninh trật tự ở cơ sở.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần chuyển đổi mô hình phát triển bền vững, chuyển đổi số để tạo ra nhiều giá trị hơn là tăng sản lượng, nhưng thực hiện bằng cách nào, công cụ gì? Đây là những câu hỏi chờ lời đáp từ thực tiễn với “bộ ba” chính sách phát triển vùng đất trù phù này, với tầm nhìn xa và quyết tâm cao của Chính phủ.