Thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, mới đây, Đoàn công tác do ông Hà Văn Vui, Phó trưởng Ban Dân tộc – Thành viên Ban Chỉ đạo của tỉnh đã tiến hành kiểm tra hoạt động hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo tại xã Đa Thông, huyện Hà Quảng.
Làng Dao, thôn Đức Bình, xã Đức Bình, huyện Đăk Mil ( Đắk Nông) có 50 hộ, với gần 300 khẩu sinh sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao từ phía Bắc vào lập nghiệp. Bao nhiêu năm xa quê lập nghiệp, là từng ấy năm sống cảnh đèn dầu, cuộc sống vô cùng khó khăn. Ánh điện chính là niềm mơ ước của người dân trong làng.
Thông qua mô hình phối hợp đào tạo nghề, đồng thời giới thiệu việc làm cụ thể giữa chính quyền xã với công ty may công nghiệp đóng trên địa bàn, thời gian qua, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động người DTTS, giúp đời sống của bà con ngày càng được ổn định.
Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước vừa tổ chức Họp mặt với 100 già làng, Người có uy tín tiêu biểu đồng bào dân tộc thiểu số năm 2021.
Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức Hội nghị giao ban công tác dân tộc quý I và xác định phương hướng nhiệm vụ quý II năm 2021.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2021 của đồng bào dân tộc Khmer, trong tháng 3 vừa qua, lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh đã đến thăm hỏi, tặng quà 415 Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để kịp thời triển khai Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Bao đời nay, gần 100 hộ đồng bào dân tộc Dao xóm Tân Kim, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) sống trong những căn nhà tựa lưng vào núi, nhìn ra dòng suối. Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, không những sinh kế của họ ngày càng bị thu hẹp mà môi trường sống cũng không an toàn như trước. Người dân mong ước được hỗ trợ để có tương lai tốt đẹp cho con em họ mai sau.
Đóng chân khu vực biên giới, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống, bên cạnh việc giữ chắc tay súng bảo vệ biên cương thì cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lào Cai đã nỗ lực học tiếng đồng bào các dân tộc, với mong muốn để gần gũi, thắt chặt hơn tình quân dân nơi biên giới, đồng thời cũng là góp phần giúp các chiến sỹ hoàn thành tốt nhiệm vụ, .
Tỉnh Gia Lai đã tăng cường triển khai các nội dung tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với vùng đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức thực tế, phù hợp với văn hóa từng dân tộc.
Bằng những hoạt động thiết thực, sáng tạo, giai đoạn 2016-2020, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã giúp 848 phụ nữ dân tộc thiểu số thoát nghèo.
Với đặc thù trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào dân tộc còn hạn chế, cán bộ Công an huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) đã phát huy khả năng sử dụng tiếng dân tộc góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác chuyên môn...
Mô hình các HTX thanh niên khởi nghiệp đã giúp các đoàn viên, thanh niên DTTS phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm trên quê hương. Tuy nhiên, để phát huy mạnh mẽ tiềm năng thúc đẩy nhiều hơn các HTX thanh niên khởi nghiệp cần có giải pháp khả thi để khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Ngày 31/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia thuộc Chương trình CTDT/16-20 (Chương trình KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2016-2020) đã chủ trì phiên họp Hội đồng tư vấn, đánh giá, nghiệm thu đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển con người vùng DTTS đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (CTDT/44.18/16-20).
Nhờ chú trọng ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) nên việc xử lý văn bản, giám sát đầu việc, thực hiện chính sách dân tộc ở Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang ngày được nhanh chóng và chất lượng hơn. Người dân được tiếp cận đầy đủ thông tin, chung tay thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Hiếu Trung (huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) là xã có đông đồng bào Khmer sinh sống. Năm 2014, xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Phát huy thành quả đã đạt được, cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân Hiếu Trung đang tập trung giữ vững các tiêu chí đã đạt, phấn đấu hoàn thành 20 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch… Song, đây cũng là khu vực đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trong bối cảnh đó, thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu, hàng loạt giải pháp đã được thực thi hiệu quả, tạo đà cho sự phát triển toàn diện, trong đó có lĩnh vực du lịch - ngành kinh tế mang tính tổng hợp ở đồng bằng châu thổ.
Thực hiện Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở của Bộ Tư pháp và UBND TP. Hà Nội năm 2021, Ban Dân tộc thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch tập huấn công tác tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ và Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn Thành phố.
Buôn Hố Hầm, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa (Phú Yên) có 100% dân số là đồng bào Chăm sinh sống. Hơn 10 năm nay, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và sự hỗ trợ của các tổ chức, buôn Hố Hầm đã có nhiều đổi thay tích cực, đời sống người dân ngày càng phát triển.
Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) là làng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai. Làng cách trung tâm xã Lơ Pang chừng 10 km nhưng một thời bị biệt lập, nằm chon von trên đỉnh núi. Nhiều năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai đã tập trung nguồn lực, triển khai nhiều chương trình, dự án để giúp đồng bào dân tộc Ba Na ở làng Pờ Yầu vươn lên thoát nghèo.