Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo lễ Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Cống tại vùng cao Nậm Nhùn

Thảo Khánh - 20:15, 24/12/2024

Lễ Mừng lúa mới (Hàng Sị Phạt) của dân tộc Cống tại huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc. Đây cũng là một trong những lễ hội độc đáo, đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc.

Đồng bào dân tộc Cống với điệu múa xoè quanh mâm cỗ cúng
Đồng bào dân tộc Cống với điệu múa xoè quanh mâm cỗ cúng

Người Cống ở bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu cũng giống như nhiều cư dân nông nghiệp khác. Họ có truyền thống ăn Tết cùng với Tết nông nghiệp, khi mở đầu một mùa vụ mới hoặc khi kết thúc một mùa vụ. Lễ Tết không chỉ là dịp các thành viên trong dòng tộc, cộng đồng được vui chơi nghỉ ngơi khi đã thu hoạch xong mùa vụ, mà cùng là dịp để các dòng họ tạ ơn với ông bà tổ tiên, các thần linh, đã phù hộ cho mùa vụ bội thu, mưa thuận gió hòa. Lễ Tết còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc cấu kết cộng đồng, cùng với nó là duy trì tính thiêng, tâm lý, tín ngưỡng trong tâm thức của mỗi thành viên trong cộng đồng tộc người.

Người Cống nơi đây có rất nhiều các lễ Tết trong năm, nhưng tiêu biểu và nổi bật tính cổ truyền là Lễ mừng lúa mới (Hàng Sị Phạt) tổ chức vào tháng 7 hoặc tháng 8 âm lịch, lễ cúng Bản (Phi mương Thó) khi gieo xong lúa nương thì được tổ chức, lễ tết “Mìn Loóng Phạt” hay theo phiên âm tiếng Thái gọi là “Đoóc lanh” được tổ chức vào tháng 10 âm lịch sau khi đã thu hoạch xong mùa vụ, nên lễ Tết này có thể gọi là Tết kết thúc một mùa vụ, chiêng tải (Tết Nguyên đán) Tết cuối vụ.

Lễ “Mừng Lúa Mới” (Hàng Sị Phạt) của người Cống diễn ra trước khi Nhân dân tiến hành gặt hái đại trà. Để chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng này, tại thời điểm trước đó một tháng, đại diện các gia đình cùng với trưởng bản, thầy cúng sẽ họp bàn, thống nhất từ việc đóng góp lễ vật cho thầy cúng thực hiện mâm lễ cúng thần linh, ma bản, đến việc chuẩn bị lương thực thực phẩm cho buổi liên hoan chung của bản và phân công tham gia các hoạt động của phần hội, như: Múa, hát, các trò chơi dân gian trong những ngày lễ.

Khi lúa đã chín có thể thu hoạch bản chọn ngày lành tháng tốt bản sẽ phân công 3 cặp trai gái đi hái lúa. Các cặp trai gái này sẽ chọn những bông lúa bánh tẻ (không chín quá mà cũng không xanh quá) to, đẹp để về làm cốm.

Số thóc lúa thu được sẽ được đem về nhà chế biến (lúa non làm cốm non, lúa ương làm xôi cốm, hạt già làm xôi cơm), thóc, lúa chế biến thành cốm thành xôi thì tổ chức ăn “mừng lúa mới”. Thời gian thu lúa và tổ chức ăn mừng lúa mới diễn ra từ 2-3 ngày.

Nghệ nhân Lý Văn Hùng thực hiện nghi lễ cúng tại Lễ hội
Nghệ nhân Lý Văn Hùng thực hiện nghi lễ cúng tại Lễ hội

Cũng trong khoảng thời gian này công tác chuẩn bị các đồ lễ được trưởng bản, hoặc thầy cúng (chủ lễ) phân công cho các hộ gia đình và có sự đóng góp để sắm lễ vật để tổ chức tiệc mừng lúa mới cho cả bản, như: Phụ nữ thì hái rau, măng và các loại hoa củ, quả trên nương; đàn ông thì đi ra suối bắt cá, vào rừng săn bắt thú rừng như chim, chuột…

Sau khi có xôi, có cốm và các đồ lễ tập trung tại điểm sinh hoạt cộng đồng bản sẽ cử người làm chín đồ lễ cúng, cử người làm ban thờ để đặt lễ và cử người nấu nướng tiệc liên hoan cộng đồng. Ngoài những đồ dâng lễ, các gia đình cũng chuẩn bị những bộ trang phục truyền thống của dân tộc để tham gia nghi lễ.

Khi các đồ cúng đã chuẩn bị xong, thầy cúng mặc trang phục truyền thống (màu chàm đen, đầu quấn khăn) tự tay bày đồ lễ cúng lên mâm cúng theo thứ tự: Các đồ cúng (đồ mặn) được bố trí bầy giữa mâm cúng (Người Cống cho rằng như vậy sẽ thể hiện sự kính trọng với trời đất, thần linh và những người đã mất), các đồ cúng còn lại bầy xung quanh mâm cúng, sau đó thầy cúng rót 02 chén rượu để cạnh nhau thắp một cây đèn dầu trên mâm lễ, các thành viên khác tập trung phía sau để nghe thầy cúng mời các thần linh về hưởng thụ đồ lễ và phù hộ cho dân bản.

Trong lúc thầy cúng miệng thì khấn, đồng thời tay dùng dao nhỏ cắt mỗi thứ 1 ít trên mâm cúng rồi gói vào lá dong, thầy cúng cẩn thận gói lại 4 đầu của góc lá dong để tạo thành 1 gói nhỏ, cùng lúc đấy thầy cúng nhỏ 2 cái lông gà cứng cài lên ban thờ đồng thời cài gói lá dong vào giữa khe của lông gà và ban thờ, xong xuôi thầy cúng lấy tiết gà sống bôi vào gói lá dong đã được cài.

Sau khi thầy cúng tiến hành cúng xong thì tất cả các thành viên tham gia cùng nhau lạy ba lạy trước tổ tiên thì lễ cúng kết thúc, thầy cúng cầm cả túm gừng (cả cây và củ), gõ vào trống chiêng một hồi, cũng là để báo hiệu cho tất cả mọi người tham gia nghi lễ cúng và cộng đồng biết là lễ cúng đã kết thúc.

Kết thúc nghi lễ, mâm cúng được bày ra và thầy cúng mời mọi người tham gia chung vui chúc tụng nhau, cùng uống rượu và đánh trống, chiêng múa hát đón mừng, cùng cầm tay nhau múa thành vòng xòe, mỗi người đeo theo một túi gạo cầm từng nắm tung lên cao quá đầu; tất cả đều phải vui vẻ chúc mừng cho nhau mạnh khỏe, vạn sự tốt lành, mùa màng bội thu, cuộc sống no.

Chị em đồng bào dân tộc Cống đi hái lúa non về làm cốm chuẩn bị cho lễ hội Hàng Sị Phạt
Chị em đồng bào dân tộc Cống đi hái lúa non về làm cốm chuẩn bị cho lễ hội Hàng Sị Phạt

Sau phần lễ là phần hội tưng bừng vui tươi và cuốn hút mọi người cùng tham gia. Trong nhịp chiêng trống vang vọng của một vẹn đồi, những chàng trai cô gái dân tộc Cống với trang phục truyền thống say mê uyển chuyển trong điệu múa, giữa không khí vui phấn khởi ấy, ước vọng về một năm mưa thuận gió hòa, tránh được những rủi ro trong lao động sản xuất. Thần linh sẽ che chở bảo vệ mùa màng, lúa ngô, hoa màu sẽ sinh sôi nảy nở.

Ông Chảo San Sênh- Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu cho biết: Xã hiện có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống, bao gồm dân tộc Mông, Dao, Cống. Hiện nay, đồng bào dân tộc Cống sinh sống chủ yếu tại bản Tăng Ngá, xã Nậm Chà, với 531 nhân khẩu thuộc 103 hộ, chủ yếu làm nghề nông nghiệp. Lễ hội “Mừng lúa mới” vừa có giá trị tâm linh, nhân văn sâu sắc, vừa bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Cống, đồng thời nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cộng đồng, góp phần xây dựng tình đoàn kết gắn bó trong các bản làng.

Đồng quan điểm, ông Hà Văn Ruệ - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu khẳng định Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Cống là hoạt động ý nghĩa nhằm lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Cống nói riêng và các dân tộc ít người tại huyện Nậm Nhùn nói chung.

Việc tái hiện lại lễ hội góp phần lưu giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc theo tinh thần Nghị quyết TW 5 khoá VIII, đặc biệt lưu giữ nét đẹp văn hoá các dân tộc ít người. Cụ thể hóa việc thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc cho đồng bào dân tộc Cống thuộc Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Đồng thời, đây còn là dịp để người dân giao lưu văn hóa, tăng thêm sự hiểu biết, khơi dậy niềm tự hào truyền thống dân tộc, tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian, dân tộc Cống được bảo tồn, phát triển, tạo nên đời sống văn hóa tinh thần vui tươi, lành mạnh, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cơ hội mới cho phụ nữ DTTS ở Cao Bằng

Cơ hội mới cho phụ nữ DTTS ở Cao Bằng

Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ năm 2022 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh triển khai các nội dung của Dự án. Đến nay, Dự án đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, trao quyền và mở ra cơ hội mới giúp phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.
Tin nổi bật trang chủ
Cầu mây Việt Nam làm lên lịch sử khi lần đầu tiên vô địch World Cup

Cầu mây Việt Nam làm lên lịch sử khi lần đầu tiên vô địch World Cup

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên đăng quang tại World Cup cầu mây, sau chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước đội tuyển Thái Lan trong trận chung kết nội dung 4 người nữ.
Ca mắc sởi xuất hiện ở 9/9 huyện, thị, thành phố, Lào Cai đẩy nhanh tốc độ phủ vaccine

Ca mắc sởi xuất hiện ở 9/9 huyện, thị, thành phố, Lào Cai đẩy nhanh tốc độ phủ vaccine

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Lào Cai đã ghi nhận 2.279 ca mắc sởi tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Các ca mắc chủ yếu trong độ tuổi từ 18 tháng đến 5 tuổi, nhóm có tỷ lệ mắc cao tiếp theo là trẻ 6-19 tuổi và chưa tiêm/chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin, một số trẻ mắc khi dưới 9 tháng tuổi.
Lễ hội PuTaLeng tại Lai Châu: Về miền đỗ quyên rực rỡ

Lễ hội PuTaLeng tại Lai Châu: Về miền đỗ quyên rực rỡ

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tối 21/3, Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ II, năm 2025 với chủ đề “Về miền đỗ quyên rực rỡ” đã khai mạc tại hồ Mường Lự, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu).
Gia Lai: Xử phạt 42,5 triệu đồng đối với

Gia Lai: Xử phạt 42,5 triệu đồng đối với "Thần y" khám - chữa bệnh

Tin tức - Ngọc Thu - 2 giờ trước
UBND huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế với ông Nguyễn Văn Kiên (SN 1985, trú tại thôn 3, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa) với số tiền 42,5 triệu đồng với hành vi sử dụng hình thức mê tín trong khám - chữa bệnh và hành vi khám - chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề.
Kiệt tác nhà thờ gỗ hơn 100 tuổi ở Kon Tum

Kiệt tác nhà thờ gỗ hơn 100 tuổi ở Kon Tum

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Rực rỡ sắc màu thổ cẩm Na Hang. Kiệt tác nhà thờ gỗ hơn 100 tuổi ở Kon Tum. Nữ cán bộ tận tâm với bon làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẹp hoang sơ Khu bảo tồn Đồng Tháp Mười

Đẹp hoang sơ Khu bảo tồn Đồng Tháp Mười

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025. Đẹp hoang sơ Khu bảo tồn Đồng Tháp Mười. “Giữ lửa” tiếng Tày cho học sinh vùng cao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo doanh nghiệp nhà nước phải tiên phong trong tăng tốc, bứt phá tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo doanh nghiệp nhà nước phải tiên phong trong tăng tốc, bứt phá tăng trưởng

Thời sự - Hương Trà - 3 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Bàn giao bộ nhạc cụ ngũ âm cho xã Giục Tượng

Bàn giao bộ nhạc cụ ngũ âm cho xã Giục Tượng

Tin tức - Thái Phi - 3 giờ trước
Vừa qua, tại Nhà văn hóa ấp Tân Hưng, xã Giục Tượng, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang phối hợp với UBND xã Giục Tượng tổ chức Lễ bàn giao bộ nhạc cụ ngũ âm cho Đội văn nghệ truyền thống dân tộc Khmer ấp Tân Hưng.
Hơn 15ha rừng ở Tuyên Quang bị cháy, hàng nghìn người đang dập lửa - Cảnh báo hỏa hoạn và nguy cơ cháy rừng

Hơn 15ha rừng ở Tuyên Quang bị cháy, hàng nghìn người đang dập lửa - Cảnh báo hỏa hoạn và nguy cơ cháy rừng

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Tính đến hiện tại, đám cháy rừng xảy ra ở Tuyên Quang chưa được dập tắt hoàn toàn. Sơ bộ đã có trên 15ha rừng bị cháy.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Nhiều nội dung quan trọng được triển khai tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh thành phía Nam

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Nhiều nội dung quan trọng được triển khai tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh thành phía Nam

Dân tộc - Tôn giáo - H. Diệu - N. Tâm - 3 giờ trước
Ngày 21-3, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam( GHPGVN), Hội đồng Trị sự phía Nam - Thiền viện Quảng Đức, tổ chức Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh thành phía Nam. Tham dự và minh chứng có các Trưởng lão hòa thượng: Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự Trung ương GHPGVN; Tăng Nô, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Thích Như Niệm, Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh; Thích Thiện Pháp, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, cùng các chư vị Trưởng lão Hòa thượng Ủy viên Thường trực, Thành viên Hội đồng Chứng minh; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, cùng chư vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự; sự tham dự của chư tôn đức Hội đồng Trị sự, Ban, Viện T.Ư, 34 tỉnh, thành phía Nam.
Ninh Thuận: Công bố xã Thành Hải đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Ninh Thuận: Công bố xã Thành Hải đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Tối 21/3, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ công bố và trao quyết định xã Thành Hải đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về lĩnh vực Giáo dục- Y tế năm 2024. Đây là xã đầu tiên có đồng bào Chăm sinh sống của tỉnh Ninh Thuận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đến dự có các ông, bà: Trần Minh Lực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Châu Thị Thanh Hà, Bí thư Thành ủy Phan Rang- Tháp Chàm và lãnh đạo các sở ngành trên địa bàn tỉnh.