Cuối tháng 9, đầu tháng 10, lúa chín vàng khắp nơi trên rẻo cao huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). Thời gian này, mảnh đất biên cương đón khách thập phương đến thăm quan, trẩy hội. Cũng trong thời gian này, khắp các bản làng mở hội trưng bày, giới thiệu sản vật địa phương, thi nấu ăn, thi thiếu nữ dân tộc duyên dáng và cùng nhau múa hát mừng ngày hội lớn, mừng quê hương đổi mới.
Từ thông tin về cây cà đắng (blơn prièn) trong một tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Tranh, chúng tôi đi tìm sự liên hệ giữa loại cà này với tên gọi của thác Prenn - một ngọn thác hùng vĩ nằm ngay cửa ngõ TP. Đà Lạt.
Kông Chro hiện là một trong những huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn cao là do một bộ phận người dân còn thụ động trong phát triển kinh tế.
Nơi miền sơn cước tỉnh Quảng Trị bây giờ chẳng còn nhiều những căn nhà dài truyền thống của người Pa Kô. Mỗi khi những căn nhà dài hiếm hoi còn lưu giữ được giữa đại ngàn ấy, tôi như lạc vào một miền cổ tích xa xôi…
Không chỉ nổi tiếng vùng Đông Trường Sơn về am hiểu văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ba Na, Nghệ nhân Ưu tú Đinh Keo, làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai còn là người dìu dắt dân làng Pyang giữ gìn các nét đẹp văn hóa của làng. Vừa qua, ông là 1 trong 8 cá nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian.
“Đây sườn núi lưng đèo người Mèo ca hát/Sao còn sáng trên trời người Mèo ơn Đảng/Bao đời nay sống nghèo lam lũ/Nay cuộc sống dân Mèo từ đây sáng rồi”, thanh âm ấy véo von từ sườn núi, vang vọng khắp bản làng. Từ lâu, bà con xã Đạo Viện, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã quen thuộc với tiếng sáo của Phó trưởng Công an xã Ly Seo Sử. Bao năm qua, anh vừa là “cây văn nghệ” tài năng, vừa là một cán bộ nhiệt huyết, trách nhiệm, được dân bản tin yêu.
Nằm trên độ cao gần 2.000m so với mặt nước biển, trạm tiếp sóng Phia Oắc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng quanh năm mây phủ mù sương. Thế nhưng, giữa nơi thâm sơn cùng cốc này vẫn có những người hằng ngày, hằng giờ cần mẫn canh gác đảm bảo cho sóng của Đài Phát thanh, cung cấp thông tin cho bà con ở vùng sâu, vùng xa.
Người Tày Chiêm Hóa quý trọng ông Hà Ngọc Cao, thôn Trung Quang, xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) bởi ông là một thầy Then uyên thâm và là một người tâm huyết với thế hệ trẻ. Ông đã truyền dạy cho nhiều học trò nối nghiệp hát Then và đọc thông thạo tiếng Nôm Tày. Vừa qua, ông vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng Nghệ nhân Ưu tú. Đối với ông, đó là niềm vui cũng là trách nhiệm để tiếp tục góp phần lưu giữ văn hóa dân tộc.
Huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai được biết đến với rất nhiều món ẩm thực đặc trưng, mang đậm dấu ấn của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Trong đó, đặc sản muối kiến vàng Krông Pa có lẽ là món ăn được khá nhiều người biết đến, nó có mặt trong mâm cơm của đồng bào từ bao đời nay. Để khám phá nét ẩm thực này, chúng tôi đã theo chân người dân địa phương bám rừng “săn kiến vàng”.
Tối 25/11, Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiểu biểu năm 2018 với chủ đề “ Đường đến ước mơ” được tổ chức tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội) và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 của Đài Truyền hình Việt Nam.
Từng là “điểm nóng” về an ninh trật tự, nhưng nhờ sự vào cuộc kịp thời của các cấp chính quyền, cùng với sự thay đổi mạnh mẽ trong suy nghĩ và ý chí của người dân, sau 18 năm, xã A Dơk, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai đã vươn mình đứng dậy khoác cho mình một màu áo mới rực rỡ.
Những năm qua, trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đời sống của đồng bào các dân tộc đã có nhiều đổi thay tích cực: những tập quán, hủ tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi thay vào đó là nếp sống văn hóa; khối đoàn kết các dân tộc được củng cố, tăng cường... Đó là kết quả của quá trình thực hiện cam kết “5 có, 5 không” của tỉnh Sơn La trong đồng bào dân tộc Mông.
Đã gần 63 năm kể từ khi người Arem (một nhánh dân tộc Chứt) rời hang đá, về lập làng định cư ở bản Km39 đường 20-Quyết Thắng, xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), cuộc sống đồng bào đã thay đổi hoàn toàn. Những hủ tục lạc hậu chỉ còn phảng phất trong suy nghĩ của người già; không còn hộ thiếu đói, hộ nghèo giảm, đời sống của bà con trong làng được nâng lên nhờ sinh kế ổn định.
Tám năm về trước, bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên bất ngờ nổi tiếng vì một câu chuyện hoang đường: Hàng nghìn người bỏ nhà cửa đi theo “thế lực siêu nhiên” với niềm tin không làm mà cũng có ăn... Vỡ mộng, nhiều người quay trở về nhà, được Nhà nước hỗ trợ sản xuất, vay vốn xóa đói giảm nghèo. Sau tám năm, Huổi Khon đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của đại bộ phận người dân, bộ mặt của bản đã có những thay đổi đáng mừng.
Nhân dịp 74 năm, ngày cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2019), chúng tôi về thăm lại an toàn khu (ATK) Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, nơi được mệnh danh là “thủ đô kháng chiến”.
Nhiều năm trước đây, người dân 2 làng Pông và Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai sống trong lạc hậu, thiếu thốn đủ thứ, nhiều hộ không có nhà ở, đời sống vô cùng khó khăn. Nhằm giúp người dân ổn định nhà cửa để phát triển kinh tế, năm 2017, tỉnh Gia Lai và huyện Phú Thiện ban hành chủ trương và thực hiện di dời, sắp xếp lại dân cư ở các làng căn cứ kháng chiến thuộc xã Chư A Thai. Cũng từ đó, cuộc sống của đồng bào đã dần khởi sắc…
Sau khi lũ rút, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đang tập trung mọi nguồn lực phối hợp với các lực lượng vũ trang, cấp ủy, chính quyền, người dân địa phương và cộng đồng xã hội nỗ lực chung tay khắc phục hậu quả sau mưa lũ.
Bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) là nơi thiệt hại nặng nề nhất sau trận lũ dữ ngày 3/8. Hàng chục ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, 9 người mất tích, người dân nơi đây lâm vào cảnh khốn cùng, kiệt quệ, họ đang phải gánh chịu những nỗi đau, mất mát không gì sánh nổi.
Cách đây 30 năm, trong bộn bề gian khó những ngày đầu tái lập tỉnh Quảng Trị, nhiều gia đình từ miền xuôi “cơm đùm gạo bới” mang theo khát vọng đổi đời đặt chân tới huyện Hướng Hóa để sinh cơ lập nghiệp. Trải qua bao khó nhọc, họ cần mẫn khai hoang, chí thú lao động để rồi dần ổn định cuộc sống và tạo dựng ấm no trên miền quê mới.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ cây con giống phục vụ sản xuất nông nghiệp,… là những trợ lực giúp đồng bào DTTS vươn lên khá giả. Nhưng điều kiện đi kèm là bà con phải có đất canh tác và ý chí tự lực vươn lên.