Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tình người sau mưa lũ

PV - 16:40, 08/08/2019

Sau khi lũ rút, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đang tập trung mọi nguồn lực phối hợp với các lực lượng vũ trang, cấp ủy, chính quyền, người dân địa phương và cộng đồng xã hội nỗ lực chung tay khắc phục hậu quả sau mưa lũ.

“Lá lành đùm lá rách”

Trận lũ khủng khiếp ập đến bất ngờ vào sáng 3/8 đã tàn phá tan hoang bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Hậu quả, 2 người chết, 8 người mất tích, 31 ngôi nhà bị cuốn trôi. Sau 4 ngày kể từ thời điểm xảy ra trận lũ kinh hoàng, lũ đã rút, chỉ còn trơ trọi lại những đống đổ nát, nhuốm màu tang thương. Máy móc, tài sản, đồ dùng sinh hoạt của người dân lẫn trong bùn đất. Nỗi đau của những gia đình mất người thân chưa biết bao giờ nguôi

Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam(người đứng thứ 3 từ trái qua) chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ. Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam(người đứng thứ 3 từ trái qua) chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ.

Trong hoàn cảnh đau thương ấy, mới thấy được tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều” của người dân Sa Ná, của cộng đồng xã hội. Những gia đình may mắn còn nhà cửa, thì cưu mang, san sẻ bữa ăn, chỗ ngủ với những người không may mất hết người thân, nhà cửa sau lũ.

Những ngày qua, hàng trăm người không quen biết, chỉ nghe đến Sa Ná gặp thiên tai, cũng đã lặn lội mang đến nhu yếu phẩm chia sẻ với nỗi đau và mất mát của đồng bào.

Chị Đỗ Thị Lệ, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) không cầm được nước mắt khi tận mắt chứng kiến cảnh tan hoang ở đây.

“Đoàn thiện nguyện của chúng tôi có 20 người, nghe tin Sa Ná gặp thiên tai, chúng tôi tự kêu gọi người quen đóng góp tiền, vật dụng để đến hỗ trợ người dân. Khi đặt chân đến đây, nhìn những cảnh mất mát thế này tôi rất thương bà con, chỉ mong họ sớm vượt qua nỗi đau này để làm lại từ đầu”, chị Lệ nghẹn ngào.

Bộ đội làm nhà giúp dân. Bộ đội giúp dân làm nhà

Để khắc phục hậu quả, UBND huyện Quan Sơn, các lực lượng vũ trang, cấp ủy chính quyền địa phương cũng đã khẩn trương huy động mọi nhân lực, vật lực để chung tay giúp đỡ đưa người dân vùng lũ thoát khỏi cơn bĩ cực.

 Ngày 6-7/8, khoảng 200 người gồm các lực lượng bộ đội, công an, bộ đội biên phòng tiếp tục giúp người dân cụm bản Sa Ná tháo dỡ, di chuyển nhà sàn, các nông cụ, đồ gia dụng; đồng thời sử dụng  hai phương tiện cơ giới xúc lật đất cát tìm kiếm những nạn nhân mất tích.

Thiếu tá Hà Văn Minh, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo, huyện Quan Sơn cho biết: Lực lượng vũ trang sớm tiếp cận bản Sa Ná bị cô lập để nắm rõ tình hình, số người bị thương, mất tích, tham mưu triển khai tìm kiếm và thực thi các giải pháp sớm ổn định cuộc sống cho các hộ bị thiệt hại do thiên tai.

Theo thiếu tá Minh, bản Sa Ná có 74 hộ, 335 nhân khẩu cư trú ở ba cụm bản, nên chính quyền cơ sở, lực lượng vũ trang cùng cộng đồng làng bản, bố trí cho các nhân khẩu có nhà bị mưa lũ cuốn trôi lưu trú xen ghép với hộ anh em thân tộc. Hiện, 55 chiến sĩ bộ đội biên phòng bám cụm bản Sa Ná bên suối Son vẫn tiếp tục thu dọn chướng ngại vật, tháo dỡ các ngôi nhà hư hỏng nặng nhằm tìm kiếm các nạn nhân và động viên, ổn định tư tưởng người dân.

Khắc phục hậu quả mưa lũ

Sáng 7/8, tại bản Hiềng, xã Na Mèo, Lữ đoàn Công binh 414, Quân khu 4 cũng đã khẩn trương triển khai phương án lắp ráp cầu phao vượt sông. Chiếc cầu phao này vô cùng cần thiết ở thời điểm này. Qua đó, việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa cứu trợ, cũng như công tác di chuyển để thực hiện tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả ở khu vực bị sạt lở, lũ quét cũng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn đối với lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn.

Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó Cục trưởng Cục cứu hộ - Cứu nạn, Bộ Tổng tham mưu cũng đã nhanh chóng có mặt tại Sa Ná, huyện Quan Sơn để thăm và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ.

Đại tá Nguyễn Hữu Hùng cũng đánh giá cao công tác chỉ đạo, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai của tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các lực lượng chức năng địa phương. Đại tá cũng nhìn nhận, với sự tàn phá, khốc liệt của cơn lũ dữ này, khiến cho công tác tìm kiếm nạn nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Để khắc phục hậu quả, UBND huyện Quan Sơn, các lực lượng vũ trang, cấp ủy chính quyền địa phương cũng đã khẩn trương huy động mọi nhân lực, vật lực để chung tay giúp đỡ đưa người dân vùng lũ thoát khỏi cơn bĩ cực. Để khắc phục hậu quả, UBND huyện Quan Sơn, các lực lượng vũ trang, cấp ủy chính quyền địa phương cũng đã khẩn trương huy động mọi nhân lực, vật lực để chung tay giúp đỡ đưa người dân vùng lũ thoát khỏi cơn bĩ cực.

Đi tiên phong trong việc phát động, tổ chức cho người dân hướng về đồng bào vùng lũ, với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, sáng 7/8, Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các huyện miền núi của tỉnh bị thiệt hại do thiên tai lũ lụt. Sau lễ phát động, cơ quan Tỉnh ủy đã thu được số tiền hơn 155 triệu đồng để chuyển đến đồng bào bị ảnh hưởng.

Ông Vũ Văn Đạt, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn cho biết: Trong đợt mưa lũ vừa qua, huyện thiệt hại nặng nề, nghiêm trọng nhất là bản Sa Ná, xã Na Mèo. Ngay khi thiên tai xảy ra, huyện đã triển khai mọi nguồn lực, chỉ đạo sát sao, kịp thời trong công tác khắc phục hậu quả. Đặc biệt là việc tìm kiếm các nạn nhân mất tích vì mưa lũ. “Địa phương rất cảm kích tấm lòng của các lực lượng, tổ chức, người dân cả nước đã chia sẻ khó khăn với địa phương và người dân lúc này”, Chủ tịch huyện Vũ Văn Đạt nói trong xúc động

Theo ông Đạt, hiện nay chính quyền địa phương đang tiến khảo sát cải tạo, lồng ghép các chính sách hiện hành hỗ trợ đất canh tác, xây dựng nhà cho các hộ dân có ruộng bị mưa lũ cuốn trôi ở cụm bản Sa Ná nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung.

Do ảnh hưởng của bão số 3 từ ngày 1-3/8, trên địa bàn huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) có mưa lớn kéo dài, đặc biệt tại 4 xã: Na Mèo, Sơn Thủy, Mường Mìn, Sơn Điện làm mực nước sông Luồng dâng cao. Xuất hiện nhiều đợt lũ quét tại suối Son, suối Xia gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, gồm 5 người chết, 8 người mất tích, 5 người bị thương; 44 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi và hư hỏng.

QUỲNH TRÂM

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 15 phút trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 11 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.