Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nỗi đau ở Sa Ná

PV - 11:39, 07/08/2019

Bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) là nơi thiệt hại nặng nề nhất sau trận lũ dữ ngày 3/8. Hàng chục ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, 9 người mất tích, người dân nơi đây lâm vào cảnh khốn cùng, kiệt quệ, họ đang phải gánh chịu những nỗi đau, mất mát không gì sánh nổi.

Vượt sông bằng bè mảng đến với bà con vùng lũ dữ tại bản Sa Ná, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa. Vượt sông bằng bè mảng đến với bà con vùng lũ dữ tại bản Sa Ná, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa.

Tang thương bao trùm

Buổi sáng ngày 3/8, cơn mưa như trút nước trước đó 1 ngày đã khiến nước lũ dâng cao, tràn về bản Sa Ná. Cơn lũ ập đến bất ngờ khiến người dân không ai kịp trở tay.

Chị Lương Thị Mận vẫn chưa hết bàng hoàng nhớ lại, buổi sáng hôm đó, mọi người đang dọn dẹp khiêng vác tài sản lên vị trí cao hơn. Bất ngờ, chị nghe thấy tiếng gầm gào từ bên kia vách núi, chưa kịp định thần xem tiếng động gì thì đã thấy dòng nước lũ cuồn cuộn như sóng thần ập đến, mang theo cả đất đá và những cây gỗ lớn đổ về.

Lúc đó chị chỉ kịp bế con nhỏ rồi hô hào chồng bỏ chạy lên núi.

“Nhiều người trong bản cũng chỉ kịp tháo chạy mà không mang theo được tài sản gì. Khi nhìn xuống, cảnh tượng trước mắt chúng tôi thật kinh hoàng, từng ngôi nhà nhanh chóng bị nước lũ nhấn chìm rồi kéo sập tất cả. Chỉ trong vòng 10 phút, bản làng đã bị xóa sổ”, chị Mận bàng hoàng kể.

Hội Phụ nữ xã Na Mèo thăm hỏi và chia buồn cùng bà con vùng lũ. Hội Phụ nữ xã Na Mèo thăm hỏi và chia buồn cùng bà con vùng lũ.

Khi lũ rút, mọi người kéo nhau về bản nhặt nhạnh những thứ còn sót lại, tất cả chỉ còn là một đống đổ nát, hoang tàn, có nhà may mắn hơn thì bị hư hỏng, có nhà chỉ còn lại cái móng trơ trọi. Trong cái đống hỗn độn lẫn vào nhau ấy, là tài sản tích cóp của nhân dân, là cái xe máy, là máy xay xát, máy cày, và những bao thóc lúa dự trữ…

“Đau xót lắm, cả đời người chúng tôi chưa từng gặp trận lũ nào kinh hoàng đến thế, sắp tới đây không biết sẽ sống như thế nào”, chị Mận khóc nghẹn.

Cạnh đó, ông Lò Văn Thiêm (64 tuổi) đau đớn cho biết: “Nhà cửa có thể dựng lại, nhưng con gái tôi thì đã bị dòng nước cuốn trôi vì không kịp chạy, bây giờ còn không thấy xác”...

Vẫn còn nhiều người mất tích

Trong bản Sa Ná, mất mát lớn nhất là gia đình anh Hà Văn Vân (SN 1990). Cả gia đình có 6 người gồm vợ con, bố mẹ và chị gái đã bị lũ cuốn mất tích.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, lâu nay anh Vân thường đi làm ăn xa. Mới vừa qua, nghe bạn bè giới thiệu, anh đi ra thành phố để làm phụ hồ.

Mới đi được một ngày thì hay tin bản Sa Ná gặp nạn, anh tức tốc trở về nhà thăm người thân. Nước sông dâng cao, không thể đi bằng lối mòn, anh phải băng rừng đi bộ về bản.

Các đoàn cứu trợ cõng hàng trèo đèo, lội suối vào với người dân Sa Ná. Các đoàn cứu trợ cõng hàng trèo đèo, lội suối vào với người dân Sa Ná.

Về đến nơi, anh đau đớn và tuyệt vọng: “Tôi không thể ngờ cơ sự lại thế này, mới đêm trước vợ tôi còn gọi điện hỏi thăm sức khỏe, công việc, sáng 2/8, bố tôi còn đưa tôi đi bắt xe, vậy mà…”, anh Vân nói rồi nước mắt chảy dài.

6 người thân trong gia đình anh Vân vẫn đang mất tích là: bố Hà Văn Tiểu (SN 1963); mẹ Hà Thị Thắm (SN 1964); chị gái Hà Thị Vững (SN 1988); vợ Vi Thị Sống (SN 1990); con trai Hà Văn Quỳnh (10 tuổi) và Hà Văn Chấn (7 tuổi)...

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa cho biết, tính đến ngày 6/8, tại tỉnh Thanh Hóa có 6 người chết (huyện Mường Lát 2 người, huyện Quan Sơn 4 người), 9 người đang mất tích.

Hiện, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh Thanh Hóa đã huy động 1.498 chiến sĩ cùng phương tiện phối hợp với lực lượng chức năng tại các huyện Quan Sơn, Mường Lát khẩn trương tìm kiếm, cứu hộ người bị nạn; đồng thời tập trung công tác cứu trợ và cung cấp lương thực, nước uống, điện sinh hoạt cho Nhân dân các bản bị chia cắt, cô lập.

Trước những thiệt hại nặng nề về người và của do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Báo Dân tộc và Phát triển kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên cả nước chung tay hướng về vùng lũ, sẻ chia với nỗi đau, mất mát của người dân địa phương.

Mọi sự ủng hộ xin gửi về Báo Dân tộc và Phát triển. Địa chỉ: Số 23-ngách 37/2-ngõ 37, tổ 32, phố Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Số TK: 1302201031666

Tại Ngân hàng: NN&PTNT, Chi nhánh Trung Yên - Hà Nội

Chủ tài khoản:

Báo Dân tộc và Phát triển

Số Fax: : 024.37674765.

Số điện thoại: 024.37674982 (máy lẻ 14)

QUỲNH TRÂM

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 13 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 13 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 13 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 13 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 13 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 13 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 13 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 13 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 14 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 14 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.