Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Niềm vui ở Huổi Khon

PV - 10:24, 23/08/2019

Tám năm về trước, bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên bất ngờ nổi tiếng vì một câu chuyện hoang đường: Hàng nghìn người bỏ nhà cửa đi theo “thế lực siêu nhiên” với niềm tin không làm mà cũng có ăn... Vỡ mộng, nhiều người quay trở về nhà, được Nhà nước hỗ trợ sản xuất, vay vốn xóa đói giảm nghèo. Sau tám năm, Huổi Khon đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của đại bộ phận người dân, bộ mặt của bản đã có những thay đổi đáng mừng.

Hơn tám năm trước, Huổi Khon là cái tên xuất hiện dày đặc trên các báo cả trong nước và quốc tế. Nó nổi tiếng bởi một câu chuyện hoang đường: Tại ngọn “đồi thiêng” bên suối “hòn đá lớn sẽ hóa thành con trâu, con bò; hòn đá nhỏ sẽ hóa thành con lợn…”. Đã có hàng nghìn người bỏ nhà, bỏ ruộng từ khắp nơi về đây để được truyền phép lạ, không làm mà cũng có cái ăn…

Cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng đứng chân trên địa bàn thường xuyên “ba bám, bốn cùng” với đồng bào Huổi Khon. Cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng đứng chân trên địa bàn thường xuyên “ba bám, bốn cùng” với đồng bào Huổi Khon.

Sau sự cố, người dân Huổi Khon nhanh chóng bắt nhịp lại cuộc sống yên bình vốn có với sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng đứng chân trên địa bàn như Công an, Bộ đội Biên phòng (BĐBP). Ông Sùng A Kỷ, Trưởng bản Huổi Khon cho hay: “Chúng tôi được Nhà nước hỗ trợ tiền lợp mái nhà, cho vay vốn để xóa đói, giảm nghèo. Nhà nước cũng làm cho bản 3 bể nước sinh hoạt tập trung. Tất cả bà con, kể cả những người đã lầm đường lạc lối đều nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, được hưởng các quyền lợi như nhau”.

Đại úy Nguyễn Tiến Minh, Trạm trưởng Trạm Biên phòng Huổi Khon, Đồn Biên phòng Nậm Kè cho biết: Từ năm 2011 đến nay, cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã thực hiện “ba bám, bốn cùng” với đồng bào tại Huổi Khon. Chúng tôi thường xuyên xuống bản nắm tình hình, động viên bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, từ trên 80% số hộ nghèo (năm 2011), Huổi Khon hiện chỉ còn 3 hộ nghèo. Đơn vị còn tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho Nhân dân hàng chục lần. Thực hiện tuyên truyền để người dân ăn uống, sinh hoạt hợp vệ sinh. Công an, BĐBP cùng dân bản quét dọn, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khuôn viên trường lớp học, cùng người dân dựng nhà mới, sửa nhà cũ… Nhờ đó, tình quân dân ngày càng thêm gắn bó. An ninh trật tự được đảm bảo tuyệt đối.

Chúng tôi đến thăm hộ anh Vàng A Vảng. Bên căn nhà còn đang ngổn ngang, bề bộn với những tấm ván gỗ, anh Vảng chia sẻ: “Mấy năm nay, Nhà nước quan tâm nhiều đến dân bản Huổi Khon. Năm 2015, gia đình mình và hộ Vàng A Lử được hỗ trợ một con bò. Sau hai năm chăm sóc, bán đi được 18 triệu đồng để mua hai con nghé con. Đầu năm 2018, hai con nghé lớn, mình bán đi được gần 30 triệu đồng. Với số tiền dành dụm từ mấy năm trước, mình quyết định xây nhà mới để cưới vợ cho con trai”.

Một góc bản Huổi Khon. Một góc bản Huổi Khon.

Trung úy Vàng A Lử, Trưởng Công an xã Nậm Kè chia sẻ: Gia đình anh Vảng đã có 2 con trâu, 1 con bò, hơn 20 con gà và 5 sào lúa nước. Từ một hộ nghèo, anh Vảng vươn lên phát triển kinh tế và trở thành hộ khá ở Huổi Khon với thu nhập trên 50 triệu đồng/năm.

Anh Vảng là một trong số 52 hộ dân ở bản Huổi Khon, xã Nậm Kè đã được Nhà nước hỗ trợ theo các Chương trình mục tiêu quốc gia những năm gần đây. Ông Sùng A Kỷ tự hào: “Năm 2018, cả bản chỉ còn ba hộ nghèo do hoàn cảnh gia đình thôi. Chúng tôi phấn đấu vận động và giúp đỡ để đến hết năm nay, 3hộ nghèo này sẽ thoát nghèo”.

Theo Trưởng bản Sùng A Kỷ: Năm 2018, đã có 30 hộ dân trong bản được hỗ trợ cây sa nhân, năm 2019 có thêm 9 hộ (mỗi hộ 300 cây, tổng giá trị khoảng 12 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ sản xuất thuộc CT135), nếu chịu khó chăm sóc, sau ba năm có thể thu hoạch được. Mấy năm nay, thương lái từ Điện Biên vào tìm mua cây sa nhân làm dược liệu cũng nhiều nên có thể yên tâm về đầu ra.

Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Kè, ông Lý Văn Xuân cho biết: Toàn bản có trên 13ha lúa nương, gần 8ha lúa nước, 10ha cây chít, lương thực bình quân đầu người đạt gần 500kg/năm. Nhiều năm nay, cả bản Huổi Khon không có người tự đến và đi như trước, 52 hộ dân đều yên tâm làm ăn. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước như 135, 30a, Nông thôn mới… hiện, đa số các hộ dân Huổi Khon đã có nhà ở kiên cố. Trong phát triển kinh tế, ngoài canh tác truyền thống, hiện nay đã có một số hộ khai hoang, cải tạo đất để trồng cây cà phê, cây chít và bước đầu đã cho thu nhập ổn định cuộc sống...

MINH THU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Tin nổi bật trang chủ
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 45 phút trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 18:26, 18/05/2025
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.