Vùng đất Tây Nguyên hôm nay đã hình thành nhiều bản làng của đồng bào dân tộc Mông chuyển từ miền núi phía Bắc vào lập nghiệp. Từ mảnh đất này đã giúp nhiều hộ gia đình an cư, lạc nghiệp, vươn lên làm giàu. Và bên cạnh những đổi thay tích cực, vẫn còn đó nhiều vấn nạn cần giải quyết.
Có một cô giáo vượt qua muôn vàn gian nan giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Đó là cô giáo Nguyễn Thị Hội, dân tộc Tày, giáo viên Trường Tiểu học Sơn Lạc, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn, cô giáo Hội đã giúp cho những “bông hoa khuyết cánh” tỏa hương.
Thổ cẩm, trang phục là diện mạo của di sản văn hóa tộc người. Dệt vải thổ cẩm là nghề thủ công truyền thống lâu đời và phổ biến của các dân tộc miền núi. Nghề dệt thổ cẩm gắn bó với cuộc sống của đồng bào, là một phần quan trọng của tri thức dân gian, là di sản văn hóa, tài nguyên nhân văn quý giá của các dân tộc thiểu số.
Giọng có chút ngậm ngùi, anh Thào Hùng Khải nhớ lại: “Ngày đầu từ Nguyên Bình (Cao Bằng) đến với đất Bảo Lâm (Lâm Đồng) hơn 20 năm trước, người Mông bản anh chỉ mang theo cái bồng vải trên lưng mấy nắm hạt giống, vài ba cái lưỡi cuốc, lưỡi cày. Tài sản người Mông di cư từ vùng núi đá phía Bắc đến cao nguyên đất đỏ phía Nam chỉ vậy, không có gì khác ngoài cái đói, cái nghèo và khao khát đổi đời”.
Dân tộc Si La còn có tên tự gọi là Cù Dề Sừ (cũng có văn bản chép là Cu Dé Xử). Tên gọi khác là Kha Pẻ (Khả Pẻ).
Người Mã Liềng ở tỉnh Quảng Bình thuộc dân tộc Chứt, hiện nay có gần 200 hộ với hơn 700 nhân khẩu sinh sống tại 4 bản: Kè, Cáo, Chuối, Ca Xen, thuộc 2 xã vùng cao Thanh Hóa và Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa. Từ cuộc sống lang thang, phiêu bạt giữa rừng sâu, núi thẳm, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các chương trình, dự án, đến nay cuộc sống của người Mã Liềng nơi thượng nguồn sông Gianh đã đổi thay.
Từ sự nỗ lực không mệt mỏi trong lao động sản xuất, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau mà nhiều hộ dân Bru-Vân Kiều, Tà Ôi ở Quảng Trị đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu…
Hoa Si Pan là tên được đặt cho cụm dân cư của 37 hộ đồng bào dân tộc Phù Lá ở xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Là dân tộc thiểu số có dân số ít (cả nước chỉ gần 11 nghìn người), đói nghèo vẫn hiện hữu trên từng nóc nhà người Phù Lá…
Cả cụm dân cư Phù Lá gồm 157 nhân khẩu, nhưng số người theo học hết phổ thông chỉ lác đác một vài người. Trường học khang trang ngay trung tâm xã, có chỗ ăn ở nội trú cho học sinh, nhưng muốn học THPT hoặc học lên cao hơn, các em phải đi ra khỏi bản làng. Và, con đường đi đến ước mơ của con em đồng bào Phù Lá vẫn còn nhiều gian nan…
Hoa Si Pan là tên được đặt cho cụm dân cư của 37 hộ đồng bào dân tộc Phù Lá ở xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). Là DTTS có dân số ít (cả nước chỉ có gần 11 nghìn người), đói nghèo vẫn hiện hữu trên từng nóc nhà người Phù Lá ở Hoa Si Pan.
Là một thành phố trẻ, cùng với sự thay đổi tích cực của kinh tế - xã hội, Lai Châu đang dần trở thành một địa danh hấp dẫn du khách bởi sự hòa quyện giữa nếp sống văn minh, hiện đại với những phong tục, tập quán đa dạng của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền và ý chí của người dân, vùng căn cứ cách mạng Đăk Ui, huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã thực sự thay da đổi thịt. Đời sống của người dân đã có những bước chuyển biến rõ rệt trên nhiều lĩnh vực…
Cuối tháng 9, đầu tháng 10, lúa chín vàng khắp nơi trên rẻo cao huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). Thời gian này, mảnh đất biên cương đón khách thập phương đến thăm quan, trẩy hội. Cũng trong thời gian này, khắp các bản làng mở hội trưng bày, giới thiệu sản vật địa phương, thi nấu ăn, thi thiếu nữ dân tộc duyên dáng và cùng nhau múa hát mừng ngày hội lớn, mừng quê hương đổi mới.
Từ thông tin về cây cà đắng (blơn prièn) trong một tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Tranh, chúng tôi đi tìm sự liên hệ giữa loại cà này với tên gọi của thác Prenn - một ngọn thác hùng vĩ nằm ngay cửa ngõ TP. Đà Lạt.
Kông Chro hiện là một trong những huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn cao là do một bộ phận người dân còn thụ động trong phát triển kinh tế.
Nơi miền sơn cước tỉnh Quảng Trị bây giờ chẳng còn nhiều những căn nhà dài truyền thống của người Pa Kô. Mỗi khi những căn nhà dài hiếm hoi còn lưu giữ được giữa đại ngàn ấy, tôi như lạc vào một miền cổ tích xa xôi…
Không chỉ nổi tiếng vùng Đông Trường Sơn về am hiểu văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ba Na, Nghệ nhân Ưu tú Đinh Keo, làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai còn là người dìu dắt dân làng Pyang giữ gìn các nét đẹp văn hóa của làng. Vừa qua, ông là 1 trong 8 cá nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian.
“Đây sườn núi lưng đèo người Mèo ca hát/Sao còn sáng trên trời người Mèo ơn Đảng/Bao đời nay sống nghèo lam lũ/Nay cuộc sống dân Mèo từ đây sáng rồi”, thanh âm ấy véo von từ sườn núi, vang vọng khắp bản làng. Từ lâu, bà con xã Đạo Viện, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã quen thuộc với tiếng sáo của Phó trưởng Công an xã Ly Seo Sử. Bao năm qua, anh vừa là “cây văn nghệ” tài năng, vừa là một cán bộ nhiệt huyết, trách nhiệm, được dân bản tin yêu.
Nằm trên độ cao gần 2.000m so với mặt nước biển, trạm tiếp sóng Phia Oắc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng quanh năm mây phủ mù sương. Thế nhưng, giữa nơi thâm sơn cùng cốc này vẫn có những người hằng ngày, hằng giờ cần mẫn canh gác đảm bảo cho sóng của Đài Phát thanh, cung cấp thông tin cho bà con ở vùng sâu, vùng xa.
Người Tày Chiêm Hóa quý trọng ông Hà Ngọc Cao, thôn Trung Quang, xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) bởi ông là một thầy Then uyên thâm và là một người tâm huyết với thế hệ trẻ. Ông đã truyền dạy cho nhiều học trò nối nghiệp hát Then và đọc thông thạo tiếng Nôm Tày. Vừa qua, ông vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng Nghệ nhân Ưu tú. Đối với ông, đó là niềm vui cũng là trách nhiệm để tiếp tục góp phần lưu giữ văn hóa dân tộc.