Trên con đường số 4 chạy dọc biên giới Việt - Trung, nối Lạng Sơn với Cao Bằng là những địa danh như: Ðông Khê, Thất Khê, Bông Lau - Lũng Phầy… đã in dấu son trong trang sử vàng dân tộc với Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 hào hùng. Bảy mươi mùa Xuân đã qua, đường số 4 huyền thoại nay là tuyến giao thông huyết mạch trong phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
Đối với phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh Quảng Nam, bao đời nay luôn gắn bó với núi rừng, nương rẫy, rất ít khi đồng bào rời bản làng đi làm ăn xa. Thế nhưng, với một chính sách giảm nghèo của tỉnh Quảng Nam, mọi chuyện đã thay đổi. Thanh niên DTTS trong độ tuổi lao động đã mạnh dạn rời làng đi làm ăn, phát triển kinh tế. Điều này đã và đang tác động tích cực đến công tác giảm nghèo của tỉnh Quảng Nam.
“Lửa thử vàng, gian lao thử lòng người”-Những người già bên dòng sông Tô Hạp (Khánh Sơn, Khánh Hòa) vẫn nhẩn nha nói với nhau như thế. Con sông có từ bao giờ không ai còn nhớ nhưng từ thuở sơ khai nó như một “ân nhân” đặc biệt của dân làng, đồng hiện minh chứng cho tất thảy thăng trầm của vùng đất nhiều huyền tích, thi vị này.
Trong tâm trí người phụ nữ dân tộc Hà Nhì - Chu Chà Me (năm nay tròn 80 tuổi), ký ức về hai lần vinh dự được gặp Bác Hồ mãi đẹp đẽ và không bao giờ quên. Những lời căn dặn của Bác luôn khắc sâu trong tâm trí, là động lực để bà phấn đấu trở thành người con ưu tú của dân tộc Hà Nhì và là một cán bộ gương mẫu. Bà đang là người “truyền lửa” cho nhiều thế hệ thanh niên dân tộc Hà Nhì thêm nghị lực, phấn đấu hướng đến cuộc sống tốt đẹp.
Mảnh đất Tây Nguyên đã đi vào thi ca với những câu hát rộn ràng, xao xuyến lòng người “tháng Ba mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước…”. Mùa Xuân, đến với Buôn Đôn, huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk) để cảm nhận sự hùng vĩ của đại ngàn, nét phóng khoáng của con người miền đất đỏ và tham gia vào hội đua voi đậm đà bản sắc đồng bào các dân tộc nơi đây.
Xã Ka Lăng, huyện Mường Tè (Lai Châu) là nơi con sông Đà chảy vào đất Việt. Ở nơi địa đầu Tổ quốc này, suốt nhiều năm qua các chiến sĩ mang quân hàm xanh luôn sát cánh cùng đồng bào Hà Nhì, La Hủ đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ấm no, giữ yên mảnh đất biên cương. Để từ đó, người dân và chiến sĩ nơi đây luôn cảm nhận được sự ấm áp, bình yên mỗi khi mùa Xuân về…
Tây Bắc nước ta có thế mạnh về rừng. Chỉ tính riêng các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình đã có hơn một triệu héc ta đất rừng và hơn hai triệu héc ta đất trống đồi núi trọc, chiếm khoảng ba phần năm diện tích tự nhiên. Rừng Tây Bắc nước ta cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá, một nguồn lợi rất lớn về nhiều mặt, nguồn cung cấp nước đều đặn của sông suối, có tác dụng lớn trong việc chống thiên tai, địch họa, giữ môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến vấn đề sống còn của dân tộc…
Với mỗi con người sinh ra và lớn lên ở miền núi, những phiên chợ vùng cao in sâu nhiều kỷ niệm. Để mai đây, cho dù bôn ba khắp nẻo, từng trải nghiệm mua sắm tại các siêu thị khổng lồ, ngập tràn hàng hóa, thì hình ảnh chợ phiên mộc mạc quê nhà vẫn không thể phai mờ.
Trong kho tàng văn hóa dân gian của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam nói chung, ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) nói riêng, loài chuột với bản chất thông minh, tinh ranh, tiêu biểu cho sự sung túc, thịnh vượng, được ưu ái đứng đầu trong 12 con giáp và trở thành một linh vật tạo cảm hứng sáng tạo cho các nghệ nhân người Hoa chế tác tượng chuột phong thủy.
Tôi trở lại Ghềnh Ráng (Quy Nhơn, Bình Định) vào một chiều cuối năm sau mười năm đến thăm nơi đây. Những cơn gió trễ nải trên triền đồi, những hàng cây vi vu như lời mời gọi khách lãng du phương xa dừng chân ghé lại để miên man với sóng, với gió và cả những câu chuyện về đời, về người nơi này…
Mường Khương là huyện biên giới của tỉnh Lào Cai. Nơi đây cuộc sống của bà con vẫn còn nhiều khó khăn, với 90% là đồng bào thiểu số sinh sống, đa số là hộ nghèo và hộ cận nghèo. Chính vì vậy, tình trạng người lao động xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp nhất là những ngày cận Tết. Trước tình hình đó, các chiến sỹ Đồn Biên phòng Mường Khương đã và đang triển khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm đấu tranh, ngăn chặn để giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới.
Tết là dịp rất đỗi thiêng liêng để mọi người sắp xếp công việc về đoàn tụ với gia đình. Nhưng với cán bộ, chiến sĩ Hải quân, trong những ngày Tết vẫn chắc tay súng canh giữ biển đảo, góp phần giữ bình yên cho đất nước đón Tết, vui Xuân.
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, địa hình chia cắt, người dân ở không tập trung… đó là những khó khăn không nhỏ trong nỗ lực đưa điện lưới quốc gia về các thôn bản. Tuy nhiên, thời gian qua với quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, trong đó ngành Điện là đơn vị chủ lực, hàng chục thôn bản với hàng nghìn hộ dân đã được sử dụng điện lưới quốc gia.
Mặc dù không được quây quần bên gia đình trong những ngày Tết nhưng những đứa trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội (BTXH) tỉnh Điện Biên vẫn ấm lòng trong sự quan tâm, chăm sóc của cán bộ Trung tâm và các tổ chức xã hội.
Tết cổ truyền Canh Tý 2020 đang đến gần, với tinh thần “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, các ngành, các cấp, các địa phương và toàn xã hội đã và đang có nhiều chương trình, quà tặng dành cho người nghèo, đối tượng chính sách, góp phần giúp người dân đón Tết cổ truyền đầm ấm.
Noọng Ó một thời từng được biết đến là bản có đời sống no ấm và khấm khá của xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Thế rồi “cơn bão” ma túy đã nhấn chìm Noọng Ó, khiến bản làng nơi đây rơi vào cảnh tiêu điều. Trong khó khăn, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, người dân ở đây đã thức tỉnh, đồng bào đang khát vọng hồi sinh, xây dựng cuộc sống yên bình no ấm…
Mùa Xuân lại về Phú Túc. Một màu xanh bát ngát của rừng trồng. Nhờ ý thức vươn lên từ nội lực của đồng bào Cơ-tu và sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, những căn nhà lụp xụp ngày nào được thay thế bằng nhà “Đại đoàn kết”, nhà “Tình nghĩa” ẩn hiện trong các vườn cây ăn quả. Những con đường đã được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp…
Có một loài hoa rực đỏ ở Tây Nguyên trong nắng và bầu trời cao xanh thẳm. Loài hoa ấy được coi là loài hoa đẹp nhất Tây Nguyên, cùng một chuyện tình buồn vẫn thường được các già làng kể cho trai gái mỗi đêm khan bập bùng lửa ấm.
Giữa biển trời bao la, giữa sóng gió cuồng phong của biển cả, những chiến sĩ “áo vằn cánh sóng” mang trong tim mình “phiên hiệu DK” vẫn hiên ngang canh gác chủ quyền Tổ quốc. Các anh là những “cột mốc sống” giữa ngàn khơi. Niềm vui của các anh chỉ trọn vẹn khi Nhân dân cả nước đón Xuân yên bình.
Bao Vinh - khu phố cổ bên bờ sông Hương, từng là một thương cảng nhộn nhịp nhất của xứ Huế thế kỷ XIX. Sự gắn bó chặt chẽ của thị trấn với xứ Huế khiến cho Bao Vinh đã trở thành một phần của tâm hồn Huế.