Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Chuyện về những thanh niên DTTS rời làng

Tấn Sỹ - Thanh Huyền - 11:28, 12/02/2020

Đối với phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh Quảng Nam, bao đời nay luôn gắn bó với núi rừng, nương rẫy, rất ít khi đồng bào rời bản làng đi làm ăn xa. Thế nhưng, với một chính sách giảm nghèo của tỉnh Quảng Nam, mọi chuyện đã thay đổi. Thanh niên DTTS trong độ tuổi lao động đã mạnh dạn rời làng đi làm ăn, phát triển kinh tế. Điều này đã và đang tác động tích cực đến công tác giảm nghèo của tỉnh Quảng Nam.

Nhiều thanh niên DTTS được làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp tại Quảng Nam
Nhiều thanh niên DTTS được làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp tại Quảng Nam

Bài 1: Thay đổi từ tư duy

Không ngẫu nhiên mà có được sự chuyển dịch bứt phá trong tư duy rời làng đi làm ăn xa, phát triển kinh tế của thanh niên DTTS. Có được thành công này, tỉnh Quảng Nam đã ban hành chính sách đặc thù, tạo những điều kiện tốt nhất để thanh niên DTTS có thể tiếp cận với nghề mới, được đào tạo bài bản và quan trọng là có việc làm ổn định. 

Rời núi làm giàu

2 năm sau ngày tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm Mầm non, công việc của chị Hồ Thị Son, người Ca Dong (thuộc dân tộc Xơ - đăng), xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My vẫn chỉ làm nương rẫy, bởi xin được việc làm là điều quá khó. Cha mất sớm, chỉ còn mẹ, nên cuộc sống của 4 mẹ con Son rất vất vả. Một bữa cơm có thịt, cá là mơ ước đối với Son. Với quyết tâm thoát nghèo, hành trình rời núi xuống phố học nghề và làm công nhân của cô gái Ca Dong Hồ Thị Son đã được thực hiện đến nay được hơn 1 năm.

Ngày đó, sau 2 tháng học nghề may, với 100% kinh phí do Nhà nước hỗ trợ, chị Son được nhận vào làm việc tại Công ty TNHH MTV PANKO Tam Thăng, TP. Tam Kỳ. Công việc chính của Son là may dán nhãn áo. “Sau một năm đi làm ở Công ty, giờ tôi đã mua được tivi, tủ lạnh cho gia đình. Bản thân cũng có sổ tiết kiệm”, chị Son chia sẻ.

Là lứa công nhân đầu tiên của huyện Nam Trà My được chính quyền địa phương quan tâm đưa đi đào tạo nghề và được bố trí việc làm, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hoạt, công nhân Công ty TNHH VAST APPAREL, huyện Phú Ninh đã có việc làm ổn định, thu nhập khá. Nếu như trước đây, cuộc sống của anh chị chỉ trông chờ vào mảnh đất đồi trồng lúa rẫy, năm nào được mùa thì đủ cho bốn miệng ăn, còn mất mùa sống trong cảnh thiếu đói, thì hiện tại, công việc ổn định cũng mang lại cho gia đình anh chị thu nhập 12 - 14 triệu đồng mỗi tháng. Tiết kiệm chi tiêu, giờ đây, hai vợ chồng chị Hoạt đã có một số vốn kha khá, đủ để trang trải cuộc sống, lo cho con ăn học.

Tháo nút thắt giảm nghèo

Năm 2016, toàn tỉnh Quảng Nam có 45.330 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,3%. Trong đó, khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS có 27.883 hộ, chiếm tỷ lệ 34,89%, cao gấp 6,5 lần so với khu vực đồng bằng. 9 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam có 122 xã nghèo.

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thì tư tưởng trông chờ ỷ lại, không muốn thoát nghèo, thất nghiệp, thói quen rượu chè bê tha, tâm lý ngại rời xa bản làng đi học nghề, làm việc ở miền xuôi… của phần đông thanh niên nam, nữ DTTS. Đây được coi là rào cản lớn nhất cho công tác giảm nghèo.

Thực tế nguồn lao động vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam khá dồi dào. Song, chính những lý do trên, mà lâu nay hàng ngàn thanh niên DTTS chỉ loay hoay với nương rẫy, núi rừng, làng bản, không nghề nghiệp ổn định và ít khi bước chân ra khỏi cổng làng.

Không ngẫu nhiên mà có được sự chuyển dịch bứt phá trong suy nghĩ của thanh niên DTTS như thế. Có được thành công bước đầu trong công tác giảm nghèo, tỉnh Quảng Nam đã ban hành chính sách đặc thù, tạo những điều kiện tốt nhất để đồng bào DTTS có thể tiếp cận với nghề mới, được đào tạo bài bản và quan trọng là có việc làm ổn định. Cụ thể như: Quyết định số 3577/QĐ-UBND, ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định “Về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020”. Quyết định này ra đời đã giải quyết những nút thắt trong giải quyết việc làm, tạo sinh kế, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS.

Nguồn lao động vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam khá dồi dào. Song, lâu nay hàng ngàn thanh niên DTTS chỉ loay hoay với nương rẫy, núi rừng, làng bản, không nghề nghiệp ổn định và ít khi bước chân ra khỏi cổng làng.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Nguyên Bình

Ghi ở Nguyên Bình

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trong các ngày từ 8 - 10/9, mưa lũ tràn về đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đặc biệt tại huyện Nguyên Bình. Tính đến ngày 14/9, các điểm sạt ở tại hai xã Ca Thành và Yên Lạc đã có 52 người chết. Hiện lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm số người mất tích. Đây là nơi sinh sống của phần lớn đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Sắc màu 54 - Như Tâm - 1 phút trước
Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Sự kiện - Bình luận - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.
Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Làng biển Mỹ Nghĩa thuộc phường Mỹ Đông (Tp. Phan Rang- Tháp Chàm) là địa phương duy nhất ở tỉnh Ninh Thuận còn lưu truyền nghệ thuật hò bả trạo. Đây là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian hấp dẫn, làm thổn thức lòng người thưởng ngoạn.
Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Để kịp thời đánh giá, ghi nhận, tôn vinh và biểu dương những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức Chương trình tôn vinh: “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024.
Phát lộ hơn 1 km đường đá cổ trên đường thiên lý Bắc - Nam xưa tại Đèo Ngang

Phát lộ hơn 1 km đường đá cổ trên đường thiên lý Bắc - Nam xưa tại Đèo Ngang

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 18/9, UBND xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện các bậc đá cổ mà cha ông sắp xếp lên Hoành Sơn Quan.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Dự báo gia tăng tình trạng nghèo (Bài 3)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Dự báo gia tăng tình trạng nghèo (Bài 3)

Thời sự - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Đất sản xuất bị vùi lấp; mô hình sinh kế, cây trồng, vật nuôi bị cuốn theo dòng nước,... Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản sau mưa lũ của đồng bào các dân tộc thiểu số được dự báo sẽ làm gia tăng tình trạng nghèo ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc.
Quảng Trị: Lên phương án di dời dân để chủ động ứng phó với bão số 4

Quảng Trị: Lên phương án di dời dân để chủ động ứng phó với bão số 4

Thời sự - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Trước diễn biến khó lường của cơn bão số 4, Quảng Trị đã chuẩn bị sẵn kịch bản ứng phó. Trong đó, các kịch bản di dời và áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi người dân không chấp hành cũng đã sẵn sàng.
Quảng Ninh: Xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024 - 2025

Quảng Ninh: Xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024 - 2025

Giáo dục - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Năm học 2024 - 2025, tỉnh Quảng Ninh dự kiến chi 167 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ 100% mức thu học phí công lập cho 631 trường mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Sạt lở nghiêm trọng tại một ngôi trường ở huyện vùng biên Thanh Hóa

Sạt lở nghiêm trọng tại một ngôi trường ở huyện vùng biên Thanh Hóa

Trang địa phương - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, gây thiệt hại về tài sản. Mưa lớn làm sạt lở nghiêm trọng tại công trình xây dựng nhà lớp học của Trường THCS Lâm Phú, huyện vùng biên Lang Chánh (Thanh Hóa).
Bão số 4 đổ bộ vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị, người dân di dời vì lo sạt lở

Bão số 4 đổ bộ vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị, người dân di dời vì lo sạt lở

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Bão số 4 giật tới cấp 11 đang di chuyển rất nhanh, trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế và đang áp sát đất liền các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Hoàn lưu bão gây mưa rất to ở Trung Bộ.