Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Sức sống bên dòng Tô Hạp

Hà Văn Đạo - 15:18, 07/02/2020

“Lửa thử vàng, gian lao thử lòng người”-Những người già bên dòng sông Tô Hạp (Khánh Sơn, Khánh Hòa) vẫn nhẩn nha nói với nhau như thế. Con sông có từ bao giờ không ai còn nhớ nhưng từ thuở sơ khai nó như một “ân nhân” đặc biệt của dân làng, đồng hiện minh chứng cho tất thảy thăng trầm của vùng đất nhiều huyền tích, thi vị này.

Trẻ em Khánh Sơn được học tập, vui chơi, trong những ngôi trường khang trang, sạch đẹp
Trẻ em Khánh Sơn được học tập, vui chơi, trong những ngôi trường khang trang, sạch đẹp

Cản ngăn kẻ xấu, bồi đắp phù sa

Sông Tô Hạp chảy qua hầu hết các xã của huyện Khánh Sơn. Tên sông được lấy theo tên một loại dược liệu quý chỉ mọc ở vùng này và những người địa phương chân chất, thực bụng sẵn sàng chia sẻ với các dân tộc anh em.

Lục lại ký ức của mình, già làng Cao Nhân Hùng (xã Sơn Hiệp) nhớ như in: Cộng đồng các dân tộc ở Khánh Sơn (chủ yếu là dân tộc Raglai) kiên trung một lòng theo Đảng, theo bác Hồ, che giấu bộ đội, thành lập các đội du kích đánh địch đến cùng. Men theo dòng Tô Hạp kéo dài từ xã Ba Cụm Nam qua xã Sơn Trung, Tô Hạp, Sơn Hiệp… đến xã Sơn Bình là một căn cứ cách mạng vững mạnh bao phen khiến kẻ địch khiếp hãi. Địch ví Tô Hạp như “thung lũng Tử Thần” bởi hàng loạt cuộc tấn công của chúng đều bị đánh bật khỏi căn cứ. 

Lòng dũng cảm cộng với sự sáng tạo, người Khánh Sơn và bộ đội chủ lực chuyển từ các vũ khí thô sơ sang vũ khí hiện đại để đánh địch. Hàng chục đội du kích ở Tô Hạp đã đánh tan nhiều cuộc tấn công quy mô của Mỹ - Ngụy. Tiêu biểu nhất là trận chiến tháng 6-1963, địch huy động hơn 1.600 quân, 23 máy bay trực thăng, hai máy bay trinh sát, năm máy bay khu trục, một đại đội pháo 105 ly… nhưng đã thất bại thê thảm và thung lũng Tô Hạp trở thành nỗi ám ảnh của chúng. 

Sau ngày giải phóng, bộn bề khó khăn nhưng lòng cần mẫn cộng với những đôi tay chăm chỉ đã ươm xanh những quả đồi, những thửa cát trắng khô như sa mạc.

Người dân Khánh Sơn làm giàu từ cây sầu riêng
Người dân Khánh Sơn làm giàu từ cây sầu riêng

Nối những bờ vui

Hưởng các đặc ân từ sông Tô Hạp, nông dân Khánh Sơn ví mình như những cánh chim Tia Chôm, chim Phí dù có bôn ba nơi đâu rồi cũng hướng về nguồn cội, về những nóc nhà ẩn hiện dưới sương mù ngày trở gió. Phải dành cho quê hương mà rộng ra là Tổ quốc một tình yêu son sắt nhất. 

 Già làng Cao Văn Nhiệp (ở thị trấn Tô Hạp) bồi hồi: Mấy chục năm trước để từ Cam Ranh theo đường đất Tỉnh lộ 9 độc đạo lên Khánh Sơn phải chạy máy cày, mất cả ngày trời, vừa đi vừa đánh vật. Nhưng nay đường nhựa láng bóng, xe chạy bon bon. Từ trên cao nhìn xuống, tỉnh lộ 9 như một dải lụa kết nối vùng biển, miền xuôi với huyện miền núi đặc biệt này. Người dân Khánh Sơn sáng uống cà phê ở Tô Hạp trưa đã có thể giao thương ở TP. Nha Trang, TP. Cam Ranh, Ninh Thuận. Các tuyến đường liên thôn, liên xã cũng nhanh chóng được kiên cố hóa. Các làng hai bên sông Tô Hạp cũng được kết nối với nhau bằng những cây cầu sắt chắc chắn. 

Giao thông thuận lợi, người Khánh Sơn bắt tay vào làm cuộc “cách mạng” thay đổi hẳn thói quen canh tác cũ. Những loại cây, quả nhanh chóng bén rễ đổi về hàng ngàn chiếc ti vi, xe máy, nhà mới… tạo nên những mùa Xuân ấm cúng, đủ đầy là sầu riêng, măng cụt, mía tím. 

“Lột xác” từ nghèo đói thành đại gia sầu riêng, ông Bo Bo Khá (người Raglai ở thị trấn Tô Hạp) phấn chấn: Chả riêng gì mình, hàng trăm người khác cũng giàu lên với loại cây này. Hiện tại, tôi canh tác gần 2ha, mỗi năm lãi gần 800 triệu đồng.

Bên cạnh sầu riêng, Khánh Sơn còn có 319ha bưởi da xanh, 66ha quýt, 32ha măng cụt, 166ha chôm chôm, 300ha mía tím. Huyện miền núi này thành vựa trái cây sạch lớn nhất Nam Trung bộ…

Cuộc sống đổi thay, sau những ngày lao động cật lực, mỗi người dân ở Khánh Sơn có thể thở phào, nếu Khánh Sơn của những năm trước là Khánh Sơn của xa xôi, cách trở, quẩn quanh với rừng với núi thì ngày nay Khánh Sơn đã vươn xa để hội nhập. Trên cầu treo Tô Hạp mỗi chiều, những đứa trẻ Raglai hay những đứa trẻ người Kinh nắm tay nhau bấm điện thoại thông báo giờ học phụ đạo, học cồng chiêng, học đàn đá, học những điệu múa uyển chuyển, phóng túng như tính cách của những cư dân nơi đây. 

Đứng bên dòng Tô Hạp, nghệ nhân Mấu Xuân Điệp tâm tình: Đàn đá, đàn Chapi, mã la (cồng chiêng), múa… là đặc sản của cộng đồng người Raglai. Thời gian có thể bào mòn nhiều thứ nhưng niềm đam mê những đặc sản này thì không thể để lạnh đi được, phải dùng tình yêu và trách nhiệm để truyền thụ nó...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 1 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Gương sáng giữa cộng đồng - Thảo Linh - 1 giờ trước
“Ka Phờm luôn hết lòng vì bà con mình. Lúc nào cũng nghĩ cho người dân, cho buôn làng. Lời nói và việc làm của Ka Phờm xuất phát từ cái tâm, tinh thần trách nhiệm là làm sao cho buôn làng các DTTS giữa núi rừng này luôn no ấm, hạnh phúc. Ka Phờm xứng đáng là người con của vùng đất Anh hùng này” - đó là lời nhận xét của ông K’Sáu, 77 tuổi, già làng, Người có uy tín dành cho bà Ka Phờm, sinh 1968, dân tộc Mạ, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 1 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Để triển khai có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trong đó, có nội dung cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho người dân.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Xã hội - Vân Khánh - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới 1.306 căn nhà cho 838 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo...Tỉnh phấn đấu đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Kinh tế - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực. Đặc biệt, việc tập trung nguồn lực hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, để giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn chủ động vươn lên thoát nghèo, qua đó đã góp phần giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, địa phương và các nhóm dân cư trên địa bàn.