Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Mùa Xuân nơi thượng nguồn sông Đà

Hoài Dương - 14:14, 29/01/2020

Xã Ka Lăng, huyện Mường Tè (Lai Châu) là nơi con sông Đà chảy vào đất Việt. Ở nơi địa đầu Tổ quốc này, suốt nhiều năm qua các chiến sĩ mang quân hàm xanh luôn sát cánh cùng đồng bào Hà Nhì, La Hủ đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ấm no, giữ yên mảnh đất biên cương. Để từ đó, người dân và chiến sĩ nơi đây luôn cảm nhận được sự ấm áp, bình yên mỗi khi mùa Xuân về…

Cán bộ chiến sĩ tham gia gói bánh chưng cùng dân. (ảnh tư liệu)
Cán bộ chiến sĩ tham gia gói bánh chưng cùng dân. (ảnh tư liệu)

Từ TP. Lai Châu, vượt quãng đường gần 300km là tới Ka Lăng. Vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc những ngày cuối năm như khoác lên mình một chiếc áo mới. Dọc theo những con đường vào các bản gần, bản xa ở Ka Lăng, từng thảm cúc quỳ nở vàng rực rỡ, ẩn hiện phía sau là những cánh rừng xanh thẳm.

Đón chúng tôi tại Đồn Biên phòng Ka Lăng, Trung tá Lương Xuân Hà, Đồn trưởng cùng các chiến sĩ của Đồn đã chờ sẵn với một tình cảm nồng ấm. Theo lời Trung tá Hà, Ka Lăng là xã biên giới thuộc diện xa xôi nhất của tỉnh Lai Châu, có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Hà Nhì sinh sống. Trước đây, nghe đến Ka Lăng, người ta thường dùng đến những cụm từ như “hãi hùng Ka Lăng”, “xa tít Ka Lăng”… bởi đường vào xã biên giới này cực kỳ hiểm trở.

Nhưng nay, Ka Lăng đã “thay da đổi thịt”, đường ô tô đã vào tận trung tâm xã, sóng điện thoại di động đã được bao phủ thuận lợi cho liên lạc; hệ thống giáo dục từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông; trạm y tế chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân… đều được đầu tư xây dựng. Đây là lý do Ka Lăng ngày càng có nhiều du khách quan tâm đến thăm thường xuyên hơn.

Trung tá Hà chia sẻ, ngoài việc quản lý, bảo vệ đường biên dài gần 30km thuộc địa bàn hai xã Tá Bạ và Ka Lăng, Đồn Biên phòng Ka Lăng xác định giúp dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng của đơn vị. Do đó, cán bộ chiến sĩ ở đây đã sống cùng với cuộc sống của bà con. Mùa trồng trọt thì lên nương cùng bà con trồng ngô, hướng dẫn bà con cách phòng trừ sâu bệnh lúa, mùa thu hoạch thì cùng bà con đi gặt lúa, bẻ ngô…

Để gần gũi, chia sẻ cùng người dân, các chiến sĩ đã thực hiện tốt phương châm “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng địa phương). Chưa biết tiếng của bà con thì phải học, học từng câu, từng chữ; cách học cũng đa dạng, vừa học trong lúc “cùng ăn”, “cùng ở”, “cùng làm” với bà con, vừa học từ đồng đội là người địa phương.

“Các chiến sĩ đều rất tích cực học tiếng, tích lũy vốn từ vựng. Học từ bữa cơm, từ trong sinh hoạt hằng ngày. Mình ăn cơm, uống nước, hỏi ăn cơm là gì, uống nước là gì, … cứ thế bà con dạy mình”, Trung úy Sừng Phi Hùng, dân tộc Hà Nhì, Đội trưởng đội vũ trang - Đồn BP Ka Lăng cho biết.

Đặc biệt, để giúp dân có thể tự mình phát triển kinh tế, Đồn cũng đã triển khai mô hình trồng ngô lai với diện tích 2ha để bà con thăm quan, học hỏi. Hiện đã có hơn 80% hộ dân xã Ka Lăng và gần 40% hộ xã Tá Bạ học tập và làm theo. Bên cạnh đó, Đồn cũng đang trực tiếp chăm sóc 2 em học sinh ở xã Tá Bạ theo chương trình “Nâng bước chân em tới trường”,…

Mùa Xuân nơi thượng nguồn sông Đà 1

Theo chân Đồn trưởng Lương Xuân Hà vào Trạm Biên phòng Kẻng Mỏ cách Đồn hơn 30km. Trên đường đi, Trung tá Lương Xuân Hà chia sẻ Trạm Biên phòng Kẻng Mỏ có 5 cán bộ, chiến sĩ, trong đó lớn tuổi nhất sinh năm 1972, ít tuổi nhất là sinh năm 2000. Hiện nay, địa bàn Trạm Kẻng Mỏ vẫn chưa có sóng điện thoại, nên những lá thư tay vẫn là cầu nối yêu thương giữa các cán bộ, chiến sĩ với gia đình.

Chiến sĩ Sừng Phí Hừ, ở bản Gò Khà, xã Thu Lũm (Mường Tè) là người trẻ nhất Trạm. Hừ mới nhập ngũ được gần một năm nên đây là Tết xa nhà đầu tiên. Hừ tâm sự rất thật: “Em nhớ nhà, nhớ bữa cơm gia đình ngày Tết, nhớ bạn bè. Nhưng vì nhiệm vụ đảm bảo bình yên cho bà con vùng biên đón Tết an toàn, vui vẻ… em không thấy vất vả nữa mà còn rất tự hào với nhiệm vụ quan trọng này”.

Cũng là một trong những chiến sĩ được phân công trực Tết tại Trạm Biên phòng Kẻng Mỏ, Tết Canh Tý này là năm thứ hai Binh nhất Mè Văn Nhất, sinh năm 1999, quê ở Than Uyên (Lai Châu) được phân công trực Tết ở Trạm. Nhất bảo, đến giờ em vẫn nhớ như in cảm giác vừa vui, vừa buồn vào thời khắc đất trời chuyển giao trong cái Tết năm trước. “Lúc đó em đã buồn vì nhớ nhà, nhớ người thân nhưng khi có dân bản cùng lãnh đạo địa phương đến chúc Tết, được thăm hỏi, quan tâm, động viên em lại cảm thấy rất vui, hạnh phúc và quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình”.

Chia sẻ với nỗi niềm của các chiến sĩ trẻ, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ka Lăng Lương Xuân Hà cho biết thêm: Trong những ngày Tết Nguyên đán, cán bộ, chiến sĩ luôn thường trực 24/24 giờ, bám sát địa bàn để nắm chắc tình hình, kịp thời xử lý những diễn biến phát sinh ngay từ cơ sở.

Ngoài ra, đơn vị cũng cử lực lượng vận động quần chúng về các bản làm công tác bám nắm địa bàn, ăn Tết cùng với đồng bào. Do điều kiện kinh tế của đồng bào còn khó khăn, nên trước khi lên đường, các tổ công tác cũng đã chuẩn bị đầy đủ các món ăn như: bánh chưng, thịt lợn, bánh mứt kẹo... để về chung vui với bà con.

Chia tay Ka Lăng trong chiều muộn, chúng tôi mang về xuôi niềm tin về sự đổi thay nhanh chóng nơi mảnh đất biên viễn này. Ở Ka Lăng, dẫu còn đó những khó khăn nhưng với sự đoàn kết, vượt mọi khó khăn, các chiến sĩ mang quân hàm xanh vẫn đang ngày đêm bám dân, bám bản cùng đồng bào các dân tộc dựng xây một cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thương lắm, Quỳ Châu ơi!

Thương lắm, Quỳ Châu ơi!

Thảm họa, tan hoang, tâm lũ… là những từ khóa “hot” nhất mấy ngày nay ở Nghệ An – huyện miền núi Quỳ Châu. Còn người dân thì thảng thốt, bất an: Lũ to qua, mấy chục năm rồi chưa thấy trận lũ nào lớn đến vậy… Có lẽ, phải mất rất nhiều ngày nữa, cuộc sống bình yên bên dòng sông Hiếu – thủ phủ của trầm hương, quế quỳ… mới có thể trở lại nhịp sống bình thường.
Tin nổi bật trang chủ
Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Cà Mau năm 2023 sẽ diễn ra trong 2 ngày từ ngày 9-10/10

Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Cà Mau năm 2023 sẽ diễn ra trong 2 ngày từ ngày 9-10/10

Khoa học - Công nghệ - Như Tâm - 4 giờ trước
Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Cà Mau năm 2023 sẽ diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 9-10/10, với 5 hoạt động chính gồm: tọa đàm thúc đẩy chuyển đổi số du lịch trên địa bàn tỉnh; tọa đàm thúc đẩy chuyển đổi số trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP; tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số; họp mặt Ngày Doanh nhân Việt Nam và hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia
Hà Nội đón 18,9 triệu lượt khách du lịch trong 9 tháng đầu năm 2023

Hà Nội đón 18,9 triệu lượt khách du lịch trong 9 tháng đầu năm 2023

Du lịch - Trương Vui - 4 giờ trước
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 9/2023, ngành Du lịch Hà Nội đã đón hơn 2 triệu lượt khách, tăng 37,6% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 397,2 nghìn lượt, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng mang Trung thu đến với trẻ em nghèo khu vực biên giới biển

Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng mang Trung thu đến với trẻ em nghèo khu vực biên giới biển

Xã hội - Lê Vũ - Văn Long - 23:59, 29/09/2023
Những ngày qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, tặng quà cho thiếu nhi ở vùng biên giới biển. Đây là hoạt động mang ý nghĩa xã hội thiết thực trong công tác chăm lo cho trẻ em, gắn kết nghĩa tình quân dân nơi địa bàn xa, khu vực biên giới biển
Hậu Giang: Triển lãm trên 100 bức tranh mỹ thuật áo bà ba xưa và nay

Hậu Giang: Triển lãm trên 100 bức tranh mỹ thuật áo bà ba xưa và nay

Sắc màu 54 - Như Tâm - 23:56, 29/09/2023
Để khơi dậy và phát huy giá trị văn hóa truyền thống từ chiếc áo bà ba, tượng trưng cho vùng đất và con người Nam bộ, trong chuỗi các hoạt động của Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023, sáng 29/9, tại Công viên tượng bờ kè Xà No, Phường 1, TP Vị Thanh, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức khai mạc triển lãm tranh áo bà ba với chủ đề “Chiếc áo bà ba xưa và nay”. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 29/10/2023.
GDP quý III/2023 của Việt Nam tăng 5,33%

GDP quý III/2023 của Việt Nam tăng 5,33%

Kinh tế - Trương Vui - 23:52, 29/09/2023
Đây là số liệu được Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2023, diễn ra vào sáng 29/9. Theo đó, mức tăng trưởng GDP quý III năm 2023 cao hơn cùng kỳ các năm 2020 - 2021 nhưng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm còn lại giai đoạn 2011 - 2023. Điều này cho thấy nền kinh tế đang nỗ lực vượt khó để lấy lại đà tăng trưởng vốn có.
Tin trong ngày - 29/9/2023

Tin trong ngày - 29/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 29/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân là mục tiêu cao nhất. Tuyên Quang: Thiết lập điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng CNTT. Người "giữ hồn" những điệu Then cổ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn cho gần 12.200 người dân vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn cho gần 12.200 người dân vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 23:50, 29/09/2023
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Gia Lai đã tổ chức 136 hội nghị tập huấn cho già làng, Người có uy tín, trưởng thôn, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của thôn, làng với gần 12.200 lượt người tham dự và xây dựng các mô hình, phiên tòa giả định, hội thi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Khai mạc Festival Áo bà ba - Hậu Giang năm 2023

Khai mạc Festival Áo bà ba - Hậu Giang năm 2023

Sắc màu 54 - PV - 23:46, 29/09/2023
Chiều 29/9, tại Khu văn hóa Hồ Sen, thành phố Vị Thanh, Festival Áo bà ba - Hậu Giang năm 2023 đã chính thức khai mạc.
Sôi nổi các hoạt động Ngày hội Văn hóa - Chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc

Sôi nổi các hoạt động Ngày hội Văn hóa - Chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 23:36, 29/09/2023
Trong hai ngày 28 - 29/9, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Ngày hội văn hóa - Chợ tình phong lưu năm 2023.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá dìa trong ao đất

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá dìa trong ao đất

Bạn của nhà nông - Như Ý - 23:30, 29/09/2023
Những năm gần đây, mô hình nuôi cá dìa trong ao đất đã phát triển mạnh ở một số địa phương. Cá dìa là đối tượng mang lại giá trị kinh tế cao, thuộc loài rộng muối, thịt thơm ngon chứa nhiều chất béo, bổ dưỡng, ít xương được thị trường ưa chuộng. Để việc nuôi cá dìa mang lại hiệu quả kinh tế cao, mời bà con tham khảo kỹ thuật nuôi cá dìa trong ao đất sau đây.
Vinh danh 121 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam

Vinh danh 121 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam

Ẩm thực - Trương Vui - 23:29, 29/09/2023
Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã tổ chức Lễ trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I - 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa Ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu Quốc gia”.