Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phú Túc vào Xuân

Tiên Sa - 10:52, 03/01/2020

Mùa Xuân lại về Phú Túc. Một màu xanh bát ngát của rừng trồng. Nhờ ý thức vươn lên từ nội lực của đồng bào Cơ-tu và sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, những căn nhà lụp xụp ngày nào được thay thế bằng nhà “Đại đoàn kết”, nhà “Tình nghĩa” ẩn hiện trong các vườn cây ăn quả. Những con đường đã được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp…

Đồng bào Cơ Tu thôn Phú Túc biểu diễn điệu múa tung tung - Za zá truyền thống
Đồng bào Cơ Tu thôn Phú Túc biểu diễn điệu múa tung tung - Za zá truyền thống

Ông Lê Văn Nghĩa, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Phú Túc xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng)cho biết: Các đoàn thể nơi đây đều vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhiều năm, thôn không có người sinh con thứ 3. Bà con canh tác khoảng 125ha rừng, nuôi 200 con bò và trồng thêm lúa nước, bắp lai... Toàn thôn có trên 160 hộ dân và hơn 600 nhân khẩu. Không còn nhà tạm, xe máy 100%, tivi 100%; gia đình văn hóa đạt 96%. Đặc biệt, những năm qua, không có em nào bỏ học giữa chừng.

Với những thành tích nói trên, thôn Phú Túc là địa phương nhiều năm liền được Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của huyện Hòa Vang công nhận là Thôn văn hóa; Chi bộ Phú Túc luôn đạt danh hiệu Trong sạch vững mạnh. Các đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến, xuất sắc…

“Hằng năm, vào sáng mồng 3 Tết, đồng bào Cơ-tu thôn Phú Túc lại tề tựu về nhà Gươl để dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ, chúc phúc cho nhau, cầu cho “Mùa màng tươi tốt” thay cho lễ hội “Phát rẫy, trỉa lúa” trước đây. Nhân dịp này, Già làng kêu gọi bà con trong thôn thương yêu đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước để góp phần xây dựng thôn Phú Túc kiểu mẫu. 

 Con đường bê tông to, đẹp dẫn đến Khu định cư Hố Chình. Nơi đây vào năm 2000, có 38 hộ đồng bào Cơ-tu tình nguyện định canh, định cư để khai phá vùng đất mới. Gần 20 năm trôi qua, nơi đây trở thành “làng mới” cho đồng bào Cơ-tu, với đầy đủ cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi. Vừa qua, Khu định cư được Nhà nước đầu tư xây dựng lớp mẫu giáo khang trang rộng đẹp “kiêm” nhà tránh bão vừa hoàn thiện với kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng. Hiện nay, đời sống của đồng bào Cơ-tu nơi đây từng bước được cải thiện, địa phương cấp đất trồng rừng, phát triển kinh tế gia đình nên người dân không còn du canh du cư. Tổ hợp tác nấu rượu cần được thành lập đã tạo thêm việc làm và cho thu nhập khá. 

Chuẩn bị vào hội thi bắn nỏ đầu năm tại thôn Phú Túc
Chuẩn bị vào hội thi bắn nỏ đầu năm tại thôn Phú Túc

Thời gian qua, Đảng, chính quyền địa phương quan tâm xây dựng, sửa chữa nhà cửa kiên cố cho dân ở, làm đường về tận bản làng xa xôi, xây dựng trường học, trạm xá, cấp kinh phí cho trẻ em Cơ-tu theo học các cấp; mạng lưới điện thoại, phát thanh, truyền hình đã đến từng nhà, giúp cho bà con tiếp cận với những phương tiện truyền thông...

Cùng với chính sách đầu tư giáo dục có hiệu quả, chính quyền các cấp đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho học sinh người Cơ-tu tiếp cận với kiến thức văn hóa ở trình độ ngày càng cao và tự tin hơn khi hòa nhập với cộng đồng. Hiện nay, 100% con em Cơ-tu cắp sách đến trường và rất nhiều thanh niên Cơ-tu đang học đại học, cao đẳng, trung cấp… Nét văn hóa truyền thống của người Cơ-tu được bảo tồn và phát huy. 

Ông Nguyễn Văn Lớ, Phó Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận chia sẻ: “Để đồng bào Cơ-tu có được cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc như hôm nay là cả một quá trình nỗ lực bền bỉ của các ngành, các cấp, không chỉ đơn thuần là những chính sách hỗ trợ hợp lý mà còn tập trung vào việc thay đổi tập quán sinh hoạt, sản xuất trên cơ sở giữ nguyên bản sắc văn hóa truyền thống của người dân miền núi…”.

Về Phú Túc hôm nay, du khách có dịp tham quan Khu di tích Cách mạng Huyện ủy Hòa Vang với các địa danh lịch sử như Hòn đá Đà Nẵng, Hòn đá Non nước; tham quan các Khu du lịch sinh thái Suối Hoa, Ngầm Đôi, Hòa Phú Thành, Núi Thần Tài… kỳ thú; đắm mình trong không gian lễ hội lại nhà Gươl với điệu múa Tung tung - Za zá của người dân Cơ-tu sinh sống tại bản làng thực hiện.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 07:11, 26/07/2024
Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.
Những thương binh vượt khó làm kinh tế giỏi

Những thương binh vượt khó làm kinh tế giỏi

Kinh tế - Minh Thu - 06:59, 26/07/2024
Từng xông pha trong lửa đạn, cống hiến tuổi trẻ, xương máu cho độc lập, tự do của dân tộc, khi trở về với cuộc sống đời thường, nhiều thương binh, bệnh binh lại tiếp tục nỗ lực trên “mặt trận” làm kinh tế. Không chỉ làm giàu cho gia đình, góp sức xây dựng quê hương, những thương binh, bệnh binh còn khẳng định ý chí, quyết tâm “tàn nhưng không phế”.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Sắc màu 54 - Hoài Lê - 06:46, 26/07/2024
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.