Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Dọc đường số 4

Thúy Hồng - 09:39, 14/02/2020

Trên con đường số 4 chạy dọc biên giới Việt - Trung, nối Lạng Sơn với Cao Bằng là những địa danh như: Ðông Khê, Thất Khê, Bông Lau - Lũng Phầy… đã in dấu son trong trang sử vàng dân tộc với Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 hào hùng. Bảy mươi mùa Xuân đã qua, đường số 4 huyền thoại nay là tuyến giao thông huyết mạch trong phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng Đông Bắc của Tổ quốc.

Đường từ trung tâm thị trấn Thất Khê, Tràng Định (Lạng Sơn) lên Đông Khê (Cao Bằng)
Đường từ trung tâm thị trấn Thất Khê, Tràng Định (Lạng Sơn) lên Đông Khê (Cao Bằng)

Chiến tranh đã lùi xa song đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng, Lạng Sơn vẫn ghi nhớ thời điểm đường số 4 khắc vào trang sử vàng của dân tộc. Bảy mươi năm trước, Chiến dịch Biên giới Thu - Đông được triển khai, mở màn là cuộc tấn công cứ điểm Đông Khê (Cao Bằng). Sau Đông Khê rồi đến Thất Khê, Lộc Bình, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Đình Lập, An Châu… đường số 4 và dọc tuyến biên giới Việt - Trung lần lượt được giải phóng. Chiến dịch Biên giới 1950 đã tạo chuyển biến căn bản cho cách mạng Việt Nam, đưa kháng chiến bước vào giai đoạn mới.

Bảy mươi năm kể từ Chiến dịch Biên giới Thu - Đông (1950 - 2020); bốn mươi lăm năm từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (1975 - 2020), đến nay đường số 4 vẫn là tuyến đường huyết mạch nối Cao Bằng - Lạng Sơn. Cái khác là tuyến đường đã được mở rộng, đổ nhựa phẳng lỳ, uốn lượn qua những miền quê đang “thay da đổi thịt” từng ngày.

Theo đường số 4 từ Cao Bằng sang Lạng Sơn, chúng tôi qua xã biên giới Đức Long, huyện Thạch An - căn cứ năm xưa được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn để lên trận địa, chỉ huy Chiến dịch Biên giới. Dọc hai bên đường là những mái nhà ngói mới đỏ tươi, nổi bật giữa màu xanh bạt ngàn của rừng hồi, rừng quế.

Đức Long hôm nay đã đổi thay mạnh mẽ, từ những ngôi nhà xây khang trang, kiên cố đến đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa phong quang, sạch đẹp. 9/9 thôn có nhà văn hóa, 7/9 xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hoá. 100% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh. Trên 95% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia… 

Hiện nay đồng bào các dân tộc ở xã Đức Long tập trung phát triển kinh tế đồi rừng, với những rừng hồi, rừng quế mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 30 triệu đồng/người/năm.

Ông Đinh Sláy, 76 tuổi, ở bản Viện, xã Đức Long rất phấn chấn khi chứng kiến những sự đổi thay trên quê hương của mình. Ông cho hay, những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, cuộc sống của đồng bào nơi đây còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn.

“Khi đất nước mở cửa, xóa bỏ bao cấp, hợp tác xã, người dân được tự chủ để lao động sản xuất nên bà con rất hăng hái làm ăn, đời sống của người dân ở đây dần trở nên khấm khá”, ông vui mừng nói.

Vùng biên cương Đức Long đã có bước chuyển mình vượt bậc. Những thành tựu hôm nay sẽ là tiền đề vững chắc để Đức Long tiếp tục giữ vững và dẫn đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện Thạch An, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển, xứng đáng với truyền thống quê hương cách mạng.

Một góc thị trấn Thất Khê nhìn từ trên cao
Một góc thị trấn Thất Khê nhìn từ trên cao

Tạm biệt Đức Long, chúng tôi vượt qua đèo Bông Lau để về trung tâm huyện Tràng Định, Lạng Sơn. Những năm trước, đi qua đèo Bông Lau chỉ nhìn thấy cây bông lau phất phơ trong gió, đồi núi trọc lốc, cỏ tranh mọc đầy hai bên đường. Nay dọc hai bên đèo là màu xanh bạt ngàn của những rừng cây bạch đàn, keo, quế, xa mộc; vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: quýt, thạch đen... 

Chia sẻ với chúng tôi, Chủ tịch UBND huyện Tràng Ðịnh, Lý Văn Lâm cho biết: Những năm gần đây, người dân đã tích cực phát triển kinh tế đồi rừng, trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, với sự đầu tư của các Chương trình mục tiêu quốc gia, Nông thôn mới được đầu tư về cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… đã làm thay đổi cuộc sống người dân nơi đây, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc. 

“Hiện tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chỉ còn 17%; thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm. Toàn huyện có 90% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, con em các dân tộc đều được cắp sách đến trường, không còn tái mù chữ…”, Phó Chủ tịch UBND huyện Tràng Định Lương Quốc Toản cho biết. 

Những chia sẻ của người dân, của lãnh đạo chính quyền địa phương mà chúng tôi ghi nhận được mang lại niềm vui đến lạ khi mùa Xuân mới đang về. Vùng đất chiến khu xưa, dọc theo tuyến đường số 4 huyết mạch giờ đang từng ngày thay da đổi thịt, vươn lên mạnh mẽ.

Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Pháp luật - Ngọc Chí - 3 phút trước
Sáng 4/4, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Mua bán trái phép chất ma túy”, theo quy định tại Điều 249 và Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 4 phút trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Quảng Ninh: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Quảng Ninh: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 6 phút trước
Từ năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch về thực hiện Đề án chuyển đổi số (CĐS) và ứng dụng CNTT trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719). Với nhiều tiện ích mang lại, CĐS và ứng dụng CNTT đang được các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS, qua đó giúp người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống và sản xuất.
Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Xã hội - Ngọc Thu - 8 phút trước
Ngày 4/4, tại Tp. Pleiku đã diễn ra Chương trình hiến máu hưởng ứng 25 năm Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4, do Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Gia Lai tổ chức, với chủ đề Hiến máu cứu người - Một nghĩa cử cao đẹp!
Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Sự kiện - Bình luận - BDT - 9 phút trước
Căn cứ Quyết định số 475/QĐ-UBDT ngày 23/7/2024 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng Báo Dân tộc và Phát triển thành cơ quan truyền thông đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc và thông tin tuyên truyền hiệu quả, kịp thời về Đề án tổng thể và CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội”;
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tiếp thêm động lực cho nghệ nhân vùng đồng bào DTTS

Tiếp thêm động lực cho nghệ nhân vùng đồng bào DTTS

Văn hóa dân tộc - PV - 29 phút trước
Ở nhiều địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chế độ chính sách hiện chưa thỏa đáng so với những đóng góp của nghệ nhân với cộng đồng. Xây dựng trợ cấp mức sinh hoạt hằng tháng đối với nghệ nhân đã có danh hiệu là nguồn động viên để họ tiếp tục chăm lo, truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Văn Hoa - 2 giờ trước
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

"Festival Phở năm 2025" quy tụ phở ba miền Bắc-Trung-Nam

Ẩm thực - Minh Nhật - 2 giờ trước
Chương trình “Festival Phở năm 2025” nhằm quảng bá hình ảnh “Phở Hà Nội” sẽ được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long. Chương trình sẽ có hơn 50 gian hàng, quy tụ các thương hiệu phở nổi tiếng cả ba miền Bắc-Trung-Nam
Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Du lịch - Văn Hoa - 2 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, tính đến hết quý I/2025, toàn ngành Du lịch tỉnh Yên Bái ước đón phục vụ 742.335 lượt khách du lịch, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đạt 83.582 lượt, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2024; doanh thu ước đạt trên 632,2 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước.