Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xuôi dòng sông Chảy

Trọng Bảo - 15:02, 17/02/2020

Sông Chảy là một trong ba dòng sông lớn vùng Tây Bắc và là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho Nhà máy Thủy điện Thác Bà, Nhà máy Thủy điện đầu tiên ở miền Bắc. Dọc đôi bờ sông Chảy, từ huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà… của tỉnh biên giới Lào Cai, những bản làng của đồng bào DTTS đang khoác lên mình màu áo mới của sự ấm no...

Nuôi cá lồng trên sông Chảy tạo thêm công ăn việc làm cho người dân
Nuôi cá lồng trên sông Chảy tạo thêm công ăn việc làm cho người dân

Hướng đi trên vùng đất “khát”

Trong những ngày cuối năm Kỷ Hợi, đang mùa khô hạn, chúng tôi lên xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương. Đất dưới chân thì nứt nẻ, phồng rộp, nhưng dõi mắt nhìn xa lại là màu xanh mướt của rừng trẩu đang mùa lên lá, rừng thông mã vĩ úp lên ngọn núi Tu Pa sừng sững. Dưới thung sâu, sông Chảy hiền hòa với dòng nước trong xanh, mềm như một dải lụa.

Tả Gia Khâu lâu nay được ví như “Trường Sa trên cạn” bởi nơi đây quanh năm thiếu nước. Ở đây, nước sinh hoạt đã khó, nước phục vụ sản xuất còn khó gấp bội, chủ yếu dựa vào “ông trời”. 

Cũng vì thế, đã một thời gian dài, người dân nơi đây trồng cây gì, nuôi con gì cũng đều thất bại. Loay hoay mãi rồi cấp ủy đảng, chính quyền mới tìm được con bò làm vật nuôi chủ lực.

Chúng tôi đến thôn Lao Tô để gặp gia đình anh Giàng Pao Sửu, một trong những hộ thoát nghèo vươn lên khá giả từ chăn nuôi bò. Vợ chồng anh Sửu đang lấy rơm khô làm thức ăn cho đàn bò nhốt trong chuồng trại khá kiên cố, lợp mái ngói xi măng. 

Anh Sửu bảo, trời rét nên không thả bò sớm mà lấy rơm khô làm thức ăn dự trữ cho bò ăn để nó không bị đói, không bị rét vì sương muối, dễ sinh bệnh, chậm lớn. 

“Trên này không có nước chỉ nuôi bò được thôi, nhà mình bây giờ có gần chục con bò, mỗi năm bán vài con cũng có một khoản tiền rồi. Ở đây gần huyện Si Ma Cai có chợ trâu, bò lớn nhất miền Bắc nên có bao nhiêu bò cũng bán được hết”, anh Sửu tâm sự.

Không chỉ gia đình anh Sửu mà người dân ở 8/8 thôn bản của xã Tả Gia Khâu đã và đang giúp nhau chuyển hướng từ canh tác nương rẫy sang chăn nuôi bò. Toàn xã, hiện có gần 800 con bò sinh sản và bò thịt, giúp đồng bào xóa nghèo nhanh và bền vững. 

Ông Nguyễn Đức Luân, Chủ tịch UBND xã Tả Gia Khâu cho biết: Một trong những yếu tố góp phần giảm nghèo cho Tả Gia Khâu là nhờ chăn nuôi bò. Chỉ tính riêng năm 2019, xã đã có 142 hộ thoát nghèo. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ với đặc thù của xã khi mà trên 95% người dân sống dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp trong điều kiện hết sức khắc nghiệt.

Cây dâu tằm đã bén rễ trên mảnh đất vùng cao Bảo Yên
Cây dâu tằm đã bén rễ trên mảnh đất vùng cao Bảo Yên

Sông “bồi” thu nhập

Rời Tả Gia Khâu khô khát, theo dòng sông Chảy, chúng tôi xuôi về xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà. Địa hình nơi đây đã bớt hiểm trở, dòng chảy hiền hòa hơn, nên người dân đã khai thác lợi thế của dòng sông chảy qua địa bàn để nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè.

Gia đình anh Bồng Văn Tuyến ở thôn Thẩm Phúc, xã Cốc Ly là một trong những hộ tiên phong nuôi cá lồng trên dòng sông Chảy. Hiện bình quân mỗi năm, gia đình anh thu về khoảng gần trăm triệu đồng từ bán cá thương phẩm. 

Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bắc Hà cho biết: Mô hình nuôi cá lồng trên sông Chảy đang là một trong những hướng đi hiệu quả cho bà con nông dân. Hiện trên địa bàn huyện đã có 135 lồng cá của bà con đang nuôi ở dòng sông Chảy, tạo thêm ngành nghề mới cho đồng bào Mông, Dao sinh sống ở hai bên bờ. 

Đến huyện Bảo Yên, điểm cuối cùng của sông Chảy qua địa bàn tỉnh Lào Cai trước khi chuyển nguồn thủy năng vào lòng hồ thủy điện Thác Bà (Yên Bái). Tại đây, với địa hình tương đối bằng phẳng, dòng nước ngày đêm bồi đắp phù sa cho đôi bờ, người dân đã tận dụng các bãi bồi, diện tích thường xuyên bị úng ngập để trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập cao.

Những năm trước, với hơn 1 mẫu đất sản xuất ven sông của gia đình, ông Hà Chí Thanh, ở bản Cóc, xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên chủ yếu trồng ngô và đậu tương. Từ 2017, ông Thanh mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích đất này sang trồng dâu nuôi tằm. 

“Nếu như những năm trước đây trồng ngô thì mỗi năm cũng chỉ cho thu khoảng 18 triệu đồng, ấy là những năm thời tiết thuận lợi. Còn bây giờ trồng dâu nuôi tằm thì cho thu nhập cao gấp nhiều lần”, ông Thanh cho biết.

Con nước vẫn ngày đêm chảy về xuôi và những người nông dân sinh sống ven đôi bờ sông cũng vậy, dù điều kiện khắc nghiệt đến đâu thì ở đó, với bản chất cần cù chịu khó, họ vẫn ngày đêm tìm tòi, đưa các giống cây, con mới vào nuôi trồng với mục tiêu nâng cao thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Bộ Y tế xây dựng dự thảo thông tư nhằm ban hành danh mục thuốc, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế, kèm theo tỷ lệ và điều kiện chi trả chi tiết. Theo đó, danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm được hưởng bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, trừ trạm y tế xã, đã được mở rộng, thêm 1.037 hoạt chất như Atropin sulfat, Bupivacain hydroclorid...
Tin nổi bật trang chủ
Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 12 phút trước
Sáng 23/10, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị thông tin tuyên truyền và lắng nghe ý kiến Nhân dân quý III - 2024.
Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Xã hội - Minh Nhật - 20 phút trước
Bộ Y tế xây dựng dự thảo thông tư nhằm ban hành danh mục thuốc, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế, kèm theo tỷ lệ và điều kiện chi trả chi tiết. Theo đó, danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm được hưởng bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, trừ trạm y tế xã, đã được mở rộng, thêm 1.037 hoạt chất như Atropin sulfat, Bupivacain hydroclorid...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thời sự - Hương Trà - 28 phút trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Vũ Hường - 38 phút trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã tích cực vận động, tuyên truyền giúp Nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS.
Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người có uy tín - Tráng Xuân Cường - 1 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín, ông Lâm Văn An, sinh năm 1965, dân tộc Tày, Trưởng thôn Đội 4, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nêu cao tinh thần gương mẫu, chung tay, góp sức cùng cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân xã Bản Liền xây dựng nông thôn mới.
Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Tin tức - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV, năm 2024, ngày 23/10, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với 170 đại biểu về dự Đại hội Đại biểu các DTTS của tỉnh. Ông Nguyễn Huy Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, ông Phan Đức Cường, Trưởng ban Dân tộc tỉnh chủ trì Hội nghị đối thoại.
Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản

Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản "giải bài toán" về tảo hôn

Công tác Dân tộc - Huyền Khánh - 5 giờ trước
Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn là bài toán khó của nhiều địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) với sự góp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, thực trạng này đang từng bước được đẩy lùi...
Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Chuyên đề - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Vừa qua, Điện lực Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức chương trình tặng áo ấm mùa đông kết hợp tuyên truyền kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô.
Thầy giáo Ngô Văn Bằng -

Thầy giáo Ngô Văn Bằng - "Mẹ hiền" của trẻ nhỏ ở Đồng Tâm

Giáo dục - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trải qua bao thế hệ, trong mắt của mỗi học sinh, phụ huynh, cô giáo mần non luôn được ví như mẹ hiền của các em nhỏ. Nhưng ở Trường Mầm non Đồng Tâm, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có một thầy giáo dành hết tình cảm, tâm huyết để làm tròn vai "mẹ hiền". Đó là thầy giáo Ngô Văn Bằng (1981), dân tộc Tày.
Gương sáng ở Sơn Hà

Gương sáng ở Sơn Hà

Người có uy tín - Thanh Nga - 5 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, ông Bàn Văn Sang đã và đang phát huy tốt vai trò hạt nhân, nêu gương sáng trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.