Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sức sống mới ở Chư A Thai

PV - 11:20, 14/08/2019

Nhiều năm trước đây, người dân 2 làng Pông và Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai sống trong lạc hậu, thiếu thốn đủ thứ, nhiều hộ không có nhà ở, đời sống vô cùng khó khăn. Nhằm giúp người dân ổn định nhà cửa để phát triển kinh tế, năm 2017, tỉnh Gia Lai và huyện Phú Thiện ban hành chủ trương và thực hiện di dời, sắp xếp lại dân cư ở các làng căn cứ kháng chiến thuộc xã Chư A Thai. Cũng từ đó, cuộc sống của đồng bào đã dần khởi sắc…

Từ lạc hậu, đói nghèo

Làng Pông trước đây tọa lạc trên một ngọn đồi bên dãy núi Chư A Thai, còn làng Hek cũng cách xa trung tâm xã 10km. Nhận thức của người dân 2 làng còn lạc hậu, nhà cửa tạm bợ, chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới sàn nhà khiến môi trường ô nhiễm. Người dân không tiếp cận được với thông tin, khoa học-kỹ thuật nên đời sống kinh tế khó khăn. Đặc biệt, năm 1990 tại làng Hek còn có 11 hộ tự di dời lên núi Cheng Leng sống biệt lập, trong cảnh không điện, không đường, không trường và không trạm y tế.

Để giúp người dân của các làng từng bước phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, năm 2016, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Thiện đã chỉ đạo UBND huyện xây dựng Đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng căn cứ kháng chiến thuộc xã Chư A Thai gồm: Pông, Pênh, Trớ, Hek. Theo Đề án, mỗi hộ dân sẽ được cấp 600m2 đất, trong đó có 400m2 đất ở, 200m2 đất vườn. Ngoài ra, người dân được hỗ trợ làm đường, làm nhà vệ sinh, và lưới B40 làm hàng rào.

Chư A Thai Những ngôi nhà mái đỏ, thẳng tắp hướng ra đường khiến cho làng Hek như khoác lên mình chiếc áo mới.

Nhớ lại những tháng ngày ở nơi ở cũ, thiếu thốn đủ đường, chị Đinh H’Chu, người dân làng Pông chia sẻ: Hồi đó, cuộc sống của người dân trong làng ai cũng khó khăn, nhà cửa tạm bợ, có gia đình không có nhà mà ở, canh tác nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên năng suất thấp, đến mùa giáp hạt chạy ăn từng bữa.

Nhờ có sự quan tâm của các cấp, chính quyền mà kinh tế bây giờ đã phát triển hơn hẳn. Về đây được cán bộ hướng dẫn, mình đã biết trồng rau để ăn, di dời chuồng trại ra xa nhà không còn sống trong cảnh hôi hám như trước. Từ ngày di dời nhà cửa, cuộc sống của người dân mình như bước sang trang mới. Những ngày rảnh mình cùng các chị em trong làng đi trồng hoa xung quanh đường để xây dựng làng xóm tươi đẹp hơn”, chị Đinh H’Chu cho biết.

Theo Đề án, huyện Phú Thiện quyết định chọn làng Pông để thực hiện thí điểm, đầu năm 2017 người dân làng Pông về nơi ở mới. Nhận thấy người dân có cuộc sống tốt hơn nơi ở mới, năm 2018, làng Hek cũng chuyển về nơi tái định cư và được chọn để triển khai xây dựng mô hình làng nông thôn mới (NTM) trong vùng đồng bào DTTS.

Bừng sáng làng tái định cư

Sau 2 năm tái định cư, làng Pông như khoác lên một chiếc áo mới. Dẫn chúng tôi đi dọc con đường nối liền 4 làng, anh Siu Đuy, Trưởng làng Pông phấn khởi khoe: Làng Pông hiện có 108 hộ, trong đó có 102 hộ đồng bào dân tộc Jrai và Ba Na. Từ ngày làng được quy hoạch đến nay, đời sống của người dân làng đã có những chuyển biến tích cực. Những hộ ngày xưa không có nhà, giờ đã có nhà để ở và chăm chỉ làm ăn hơn. Nhiều nhà từ ngày quy hoạch đến nay, làm ăn kinh tế phát triển hơn hẳn. Không còn xảy ra tranh chấp đất giữa các gia đình, các trục đường chính được nhựa hóa, trẻ em được đến trường nhiều hơn ngày trước, nhận thức của người dân cũng thay đổi, ốm đau biết đến trạm y tế khám chữa bệnh.

Anh Đinh Ani, Trưởng thôn làng Hek cũng tự hào: Sau một năm di dời, làng đẹp hơn xưa nhiều lắm. Hiện tại làng có 101 hộ, với 100 hộ người đồng bào DTTS, hộ nghèo tính đến đầu năm 2019 chỉ còn 45 hộ, giảm 7 hộ so với năm 2018. Làng Hek hiện là làng NTM DTTS kiểu mẫu của huyện.

Một góc làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện sau khi được quy hoạch xây dựng làng nông thôn mới. Ảnh: TL Một góc làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện sau khi được quy hoạch xây dựng làng nông thôn mới. Ảnh: TL

“Dân làng mình từ khi quy hoạch lại rất phấn khởi, nhiều ngôi nhà được dựng lên khang trang, người dân có nhà cửa để ở cũng chăm chỉ làm ăn hơn trước rất nhiều. Những hộ dân được di dời từ trên núi Cheng Leng xuống làng cũng đã hòa nhập với người dân trong làng, con cái được cho đi học cái chữ, đời sống tiến bộ hơn trước kia nhiều”, Trưởng thôn Đinh Ani thông tin.

Chị Rmah Yoh, hộ dân được di dời từ trên núi Cheng Leng về cư trú tại làng Hek, cho biết: Mình vui lắm. Từ ngày về đây, được cấp nhà, cấp đất trồng rau, con thì được đến trường, ốm đau thì vào trạm xá, mình cũng yên tâm để làm ăn hơn trước.

Ông Siu Tinh, Phó Chủ tịch UBND xã Chư A Thai đánh giá: Từ ngày về nơi ở mới đời sống người dân đã khởi sắc hơn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm. Đặc biệt là bà con đã có chuyển biến trong nhận thức về vấn đề môi trường, người dân đã biết xây dựng chuồng trại ra xa nhà ở, đảm bảo vệ sinh. Hiện làng Pông đã đạt được 16/19 tiêu chí làng NTM, làng Hek đạt 15/19 tiêu chí… Đây chính là tiền đề vững chắc để địa phương xây dựng NTM thành công.

THÙY DUNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Khai mạc Hội thao chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc lần thứ XI, năm 2024

Khai mạc Hội thao chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc lần thứ XI, năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 20/4, tại Tp.Quy Nhơn, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đăng cai tổ chức Hội thao lần thứ XI, năm 2024 chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Đây cũng là hoạt động thiết thực, thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5); 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 8 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 8 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 8 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 8 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 8 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Pháp luật - Như Tâm - 8 giờ trước
Ngày 19/4, Công an Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) triển khai 3 Tổ công tác, đồng loạt tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam các bị can, gồm: Đặng Văn Lĩnh (SN năm 1985); Lê Minh Điệp (SN năm 1991), cùng có địa chỉ thường trú tại Ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) và Đặng Văn Hùng (SN 1981) thường trú Ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) cùng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Phú Quốc phê chuẩn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai. Để hiểu rõ hơn về cách làm và những kết quả đã đạt được trong triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.