Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vùng cao Thuận Châu: Đổi thay nhờ “5 có, 5 không”

PV - 11:19, 06/09/2019

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đời sống của đồng bào các dân tộc đã có nhiều đổi thay tích cực: những tập quán, hủ tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi thay vào đó là nếp sống văn hóa; khối đoàn kết các dân tộc được củng cố, tăng cường... Đó là kết quả của quá trình thực hiện cam kết “5 có, 5 không” của tỉnh Sơn La trong đồng bào dân tộc Mông.

Về Thuận Châu nghe chuyện cũ

Khoảng hơn chục năm về trước, huyện Thuận Châu trong ký ức của nhiều nguời là vùng đất “nổi tiếng” bởi sự đói nghèo và lạc hậu. Theo thống kê, trên địa bàn huyện Thuận Châu hiện có trên 3.800 hộ đồng bào dân tộc Mông với gần 19.000 nhân khẩu của 19 dòng họ dân tộc Mông cư trú, chiếm 12% dân số toàn huyện.

Là người gắn bó cả đời với vùng cao, già làng Vàng Thanh Páo năm nay ngoài 70 tuổi, ở bản Nặm Nhứ, xã Long Hẹ đã chứng kiến nhiều hủ tục lạc hậu của bản, của xã.

Già Páo kể lại: Ngày trước, chúng tôi lấy vợ rất sớm, khi cưới phải có hàng trăm lít rượu, 30 đồng bạc trắng, mổ hơn 10 con trâu, bò để ăn uống từ 3-4 ngày; khi gia đình có người chết, không cho vào quan tài mà mỗi người con phải góp 1 con bò hoặc 1 con lợn để lo tổ chức làm ma kéo dài 4-5 ngày, rất tốn kém; nhiều gia đình không có tiền, không có trâu, bò phải vay mượn anh em họ hàng, hàng xóm, có khi đến đời con, đời cháu mới trả được hết nợ.

Đặc biệt, lúc bấy giờ cây thuốc phiện trở thành cây “chủ lực” ở nơi đây, nhiều diện tích rừng bị người dân lấn chiếm để lấy đất trồng cây thuốc phiện. Cũng vì thế mà ở Thuận Châu, số người nghiện thuốc phiện rất nhiều. Không chỉ người già mà nhiều thanh niên cũng nghiện thuốc phiện-Già Páo nói.

Bà con xã Phổng Lái thu hái chè. Bà con xã Phổng Lái thu hái chè.

Những đổi thay

Tuy nhiên, đó là hình ảnh của hàng chục năm về trước, bây giờ Thuận Châu đã đổi mới, văn minh rất nhiều, những giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn được bảo tồn và phát huy.

Theo đó, để đẩy lùi hủ tục và đói nghèo ở Thuận Châu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức các hội nghị bí thư chi bộ, trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ, Người có uy tín dân tộc Mông toàn tỉnh, để phổ biến nội dung “5 không, 5 có” và ký cam kết thực hiện trong đồng bào dân tộc Mông.

Cụ thể, “5 có” quy định: Có đổi mới tập quán sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, thâm canh tăng vụ, làm ra nhiều hàng hóa để dùng và bán; Có tinh thần đoàn kết giữa các dòng họ, các dân tộc và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; Có nếp sống văn hóa mới trong việc cưới, việc tang ma, lễ hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Mông; Có ý thức xây dựng Bản mới phát triển toàn diện, ấm no, hạnh phúc, đảm bảo an ninh trật tự; Có nhiều người hiếu học, biết chữ, chăm làm, công tác tốt.

Đồng thời là “5 không” với các nội dung: Không du canh, du cư, phá rừng làm nương, vượt biên trái phép và làm việc xấu; Không truyền đạo trái phép và trái với phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; Không để người chết nhiều ngày, không để ngoài áo quan và mổ nhiều trâu, bò; Không tái trồng cây thuốc phiện, buôn bán, vận chuyển, sử dụng các chất ma túy; Không tảo hôn, thách cưới khi lấy vợ, gả chồng, sinh nhiều con.

Đến những đổi thay…

Dẫn chúng tôi đi trên con đường bê tông sạch đẹp của bản, ông Thào Xuân Và, Người có uy tín bản Mô Cổng, xã Phổng Lái không giấu được niềm vui khi kể về những đổi thay của đồng bào dân tộc Mông những năm qua. Ông Và cho biết, nhờ thực hiện cam kết “5 có, 5 không” mà đời sống của bà con đã có sự thay đổi đến lạ kỳ.

Người Mông ở đây đã bảo nhau thực hiện nếp sống văn hóa trong tổ chức lễ cưới, biết kết hợp giữa lễ cưới truyền thống với lễ cưới văn hóa, đảm bảo văn minh, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Cùng với đó, những tín ngưỡng văn hóa mang bản sắc dân tộc Mông tiếp tục được duy trì và phát triển, mê tín dị đoan cũng từng bước được xóa bỏ, tang lễ được tổ chức gọn nhẹ, không tốn kém.

Không chỉ đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mà việc học hành của con em đã được các gia đình, dòng họ người Mông thực sự quan tâm, không phân biệt là con trai, con gái, cứ đến tuổi đi học là được đến trường. Điều này, được minh chứng qua con số hết sức ấn tượng khi 19 dòng họ đồng bào dân tộc Mông trong toàn huyện đã thành lập được 19 chi hội khuyến học. Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc Mông ngày càng được nâng lên, số học sinh tiểu học, THCS, THPT ngày một tăng… Ngoài ra, các dòng họ đã phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo.

Đặc biệt, tình trạng du canh, du cư, vượt biên trái phép đã giảm nhiều so với trước; đồng bào dân tộc Mông khu vực biên giới tích cực tham gia và thực hiện phong trào bảo vệ an ninh biên giới, tự quản đường biên, mốc giới; không vượt biên trái phép, không tái trồng cây thuốc phiện, cam kết thực hiện và giữ vững bản “4 không” về ma túy.

Một điểm nổi bật khi thực hiện cam kết “5 có, 5 không” của đồng bào dân tộc Mông ở Thuận Châu, đó là xóa bỏ cây thuốc phiện bằng những cây trồng mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của vùng cao đã mang lại hiệu quả như cây sơn tra, sa nhân, lúa nước hay những cây ăn quả trên đất dốc là chanh leo, bơ, xoài, nhãn đang hứa hẹn mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân nơi đây. Cùng với đó, người dân tích cực đổi mới tập quán sản xuất, áp dụng khoa học-kỹ thuật, thâm canh tăng vụ, xây dựng bản làng no ấm.

Đến thăm vườn chanh leo với hơn 200 gốc của gia đình anh Thào A Hồ bản Mô Cổng, xã Phổng Lái. Trong căn nhà sàn còn thơm mùi gỗ mới được vợ chồng anh chị hoàn thiện cách đây không lâu, anh Hồ phấn khởi cho biết: Có được ngôi nhà này một phần lớn là do thu nhập từ trồng chanh leo một hai năm trở lại đây. Là hộ gia đình mạnh dạn, tiên phong trồng chanh leo ở xã Phổng Lái, sau 2 năm giờ đây vào mỗi vụ thu hoạch tôi thu về từ 60 đến 80 triệu đồng.

Từ những niềm vui của gia đình anh Hồ, chúng tôi đã phần nào cảm nhận rõ những hiệu quả tích cực trong cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân vùng cao khi thực hiện cam kết “5 có, 5 không”. Câu nói của ông Thào Xuân Và như một lời khẳng định cho tính đúng đắn, kịp thời của chủ trương thực hiện cam kết “5 có, 5 không” trong đồng bào dân tộc Mông: “Cái cam kết “5 có, 5 không” này tốt thật, nhờ thực hiện mà cuộc sống của bà con chúng tôi đang ngày càng nâng cao, cái bụng không còn lo bị đói, con cháu đến tuổi đều được đến trường, gia đình, bản làng no ấm, hạnh phúc”.

HỒNG MINH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Là huyện 30a của tỉnh, Bắc Hà là 1 trong 5 huyện của Lào Cai chưa hoàn thành xóa nhà tạm. Với mục tiêu phải hoàn thành trước ngày 31/5, huyện đang quyết tâm, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Tin nổi bật trang chủ
Ông Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Ông Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Kinh tế - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Xã hội - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh, Bắc Hà là 1 trong 5 huyện của Lào Cai chưa hoàn thành xóa nhà tạm. Với mục tiêu phải hoàn thành trước ngày 31/5, huyện đang quyết tâm, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo điều kiện đáng kể để Tuyên Quang thực hiện có hiệu quả nội dung này.
Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Việc thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS vươn lên, khẳng định vai trò của mình trong xây dựng và phát triển cộng đồng.
Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế đạt 257.717 lượt; tổng thu đạt khoảng 10.235 tỷ đồng, tăng 60%.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng, nhân rộng mô hình sinh kế bền vững với hiệu quả kinh tế cao.
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 4 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 4 giờ trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Giáo dục - Minh Anh - 4 giờ trước
Ngày 3/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025.