Ba Chương trình MTQG: Giảm nghèo bền vững; Nông thôn mới (NTM) và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ giúp Thừa Thiên Huế dần thu hẹp khoảng cách giữa vùng khó với vùng thuận lợi. Để nguồn vốn của các Chương trình MTQG phát huy hiệu quả, trong quá triển triển khai, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn chủ động tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, đồng bào nhận diện nhau không chỉ bằng sợi dây huyết thống mà còn dựa vào yếu tố cùng chung nguồn gốc dòng tộc. Mỗi dòng tộc của người Chăm có một nhà Kut giống như nghĩa trang. Những thành viên trong cùng một dòng tộc không được quan hệ hôn nhân với nhau, cho dù đã trải qua nhiều thế hệ. Người Chăm khi chết sẽ làm lễ hoả táng, sau đó, họ chỉ giữ lại 9 miếng xương vùng trán được cắt nhỏ bằng hình đồng xu để làm lễ nhập Kut. Đó là nét đặc trưng cơ bản trong sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng Chăm Bàlamôn giáo.
Nội dung hỗ trợ nhà ở trong Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang mang lại cơ hội lớn để an cư cho hộ DTTS khó khăn về nhà ở. Thực hiện nội dung này, tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã có cách làm hay để người dân sớm được thụ hưởng chính sách.
Việc tuyển người có trình độ cao đẳng sẽ giải quyết tình trạng thiếu giáo viên (GV) một số bộ môn trong Chương trình GDPT mới. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được xem xét, thảo luận kỹ lưỡng khi trình cấp thẩm quyền ban hành.
Tính lũy kế từ đầu năm 2021 đến nay, toàn huyện Đakrông (Quảng Trị) đã có 1.176 hộ gia đình người DTTS được an cư lập nghiệp trong những ngôi nhà kiên cố. Nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã và đang tạo cơ hội an cư lập nghiệp tốt nhất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS, đồng thời làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng miền núi.
Việc bổ sung giáo viên để bảo đảm có đủ nhân lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở một số môn học, đang là yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên, đề xuất cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng liệu có trái quy định của luật; hay đây là giải pháp tình thế “đẽo chân cho vừa giày” để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên?
Sau hơn 5 năm triển khai, bên cạnh những kết quả tích cực, Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đã phát sinh nhiều vướng mắc, trong đó có tình trạng thiếu giáo viên. Để bù đắp sự thiếu hụt này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cơ chế cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học trong Chương trình GDPT 2018 bậc Tiểu học và Trung học cơ sở. Nhưng xung quanh đề xuất này vẫn còn nhiều vấn đề cần được bàn luận kỹ trước khi được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật.
Trong xu thế đời sống hiện đại, các sản phẩm làm ra từ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sinh hoạt, lao động, sản xuất. Nhưng đối với bà con đồng bào dân tộc Mạ (xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) được bao bọc bởi những cánh rừng già, thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên vẫn còn lưu giữ được nghề rèn và nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho đến ngày hôm nay.
Vùng đồng bào DTTS tỉnh Phú Yên tập trung ở 3 huyện miền núi Đồng Xuân, Sông Hinh và Sơn Hòa. Đây là địa bàn cư trú lâu đời của các dân tộc như Ba Na, Ê Đê và người Chăm Hroi (một nhánh của dân tộc Chăm). Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán và bản sắc riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Thời gian qua, tỉnh Phú Yên luôn quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS.
Tại Hội thảo khoa học Giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả các loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn trong đời sống đương đại vừa diễn ra tại huyện Bắc Quang (Hà Giang), các nhà nghiên cứu văn hóa, quản lý văn hóa đã đề xuất nhiều giải pháp hữu ích, thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của người Pà Thẻn.
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Với mục tiêu “không để người nghèo bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, sở ngành ở Quảng Nam đã huy động nhiều nguồn lực tổng hợp nhằm đẩy mạnh công tác xoá nhà tạm, nhà bán kiên cố cho người dân. Nhờ đó, nhiều hộ dân gặp khó khăn có được căn nhà ở ổn định, an toàn.
Đã thành thông lệ, hằng năm, cứ vào ngày rằm tháng 2 Âm lịch, đồng bào dân tộc Thái trắng xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu) lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Nàng Han. Đây là nghi lễ tâm linh của đồng bào Thái trắng, nhằm tôn vinh, tri ân nữ Anh hùng Nàng Han - một nữ tướng người Thái trắng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, mang lại bình yên cho bản làng. Năm nay, Lễ hội Nàng Han diễn trong 2 ngày là 23- 24/3.
Những năm qua, tỉnh Bình Định rất quan tâm đến phát triển du lịch ở các huyện miền núi. Đặc biệt chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS, biến chúng trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng và có sức hút đối với du khách.
Hiện nay, mô hình du lịch nông nghiệp đang phát triển mạnh ở Quảng Trị, đặc biệt là huyện miền núi Hướng Hoá, từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Với mong muốn góp phần bảo tồn, gìn giữ tiếng nói và chữ viết các DTTS, năm học 2023 - 2024, trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS và THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, là trường học đầu tiên thành lập “Câu lạc bộ dạy tiếng mẹ đẻ, chữ viết” cho học sinh dân tộc Mông, Dao, Tày. Tuy mới đi vào hoạt động được thời gian ngắn, nhưng mô hình đã và đang phát huy hiệu quả, thu hút đông đảo học sinh tham gia.
Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, xã Cư Prông đang đổi thay từng ngày nhờ những dự án hỗ trợ thiết thực, căn cơ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Theo đó, hàng chục căn nhà mới khang trang, kiến cố được xây dựng hỗ trợ hộ nghèo an cư, các tuyến đường sửa chữa, làm mới phẳng lì, sạch đẹp, công trình thủy lợi được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Với người Bru-Vân Kiều, các làn điệu dân ca và âm thanh của các loại nhạc cụ truyền thống, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ, hội và cả đời sống thường ngày. Đặc biệt, tiếng đàn Ta Lư đã ăn sâu vào tâm hồn nhiều thế hệ, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Bru-Vân Kiều.
Những năm qua, nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, hoạt động giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Bình Định đã có nhiều đổi thay tích cực. Xác định, phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS là một nhiệm vụ quan trọng, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1 từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) dành riêng Dự án 5 về phát triển giáo dục và đào đạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh Bình Định đang tích cực triển khai.
Không phải đến mùa khởi động Tháng Thanh niên năm nay, với chủ đề “Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” mới được đưa vào là một trong những hoạt động trọng tâm của tuổi trẻ. Thực ra, từ nhiều năm qua, ở đâu có màu áo xanh tình nguyện của tuổi trẻ, thì ở đó có những hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội với phương châm “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Cũng vì thế mà những công trình, phần việc "thấm màu áo xanh tình nguyện" ở vùng khó, vùng đồng bào DTTS luôn mang nhiều ý nghĩa sâu đậm trong cộng đồng cư dân.