Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Sức vươn lên ở miền Tây Trà Bồng: Qua rồi thời... gian khó (Bài 1)

T.Nhân - 07:07, 11/04/2024

Vùng đất miền Tây huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), trước đây là huyện Tây Trà được thành lập vào ngày 1/12/2003 trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Trà Bồng. Sau 17 năm được “ra riêng”, đến ngày 1/2/2020, huyện Tây Trà lại sáp nhập vào huyện Trà Bồng. Mỗi lần tách – nhập, cuộc sống của người dân ở vùng đất miền tây của huyện này lại bị đảo lộn, chính quyền địa phương cũng gặp không ít khó khăn trong triển khai các kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo. Thế nhưng, vượt qua những khó khăn đó, miền Tây Trà Bồng nay đã ổn định và mang sức sống mới.

Mỗi mùa thu hoạch đót giúp người dân miền Tây Trà Bồng có khoảng thu nhập kha khá
Mỗi mùa thu hoạch đót giúp người dân miền Tây Trà Bồng có khoản thu nhập kha khá

Bộn bề sau sáp nhập

Còn nhớ, cách đây chừng 3 năm, khi Tây Trà mới sáp nhập lại với huyện Trà Bồng, chúng tôi có dịp về lại vùng đất miền tây của huyện này. Cảnh vật lúc bấy giờ là những con đường vắng hoe, những ngôi nhà nằm trơ trọi dưới cái nắng bỏng rát, thôn làng mang một vẻ buồn hiu quạnh. Từ ngày nhập về Trà Bồng, nhiều trụ sở làm việc bị bỏ hoang lãng phí; công trình, dự án đang thi công cũng dừng lại, khiến nơi đây như một “bãi chiến trường”.

Sau sáp nhập, việc giải quyết các thủ tục hành chính, khám chữa bệnh, học hành của con trẻ... tất cả đều bị đảo lộn. Theo người dân miền Tây Trà Bồng, từ ngày nhập huyện, mặc dù có tổ công tác tiếp nhận thủ tục để mang về huyện Trà Bồng giải quyết, có cán bộ y tế trực đón tiếp người bệnh tại bệnh viện...,nhưng thực tế vẫn có rất nhiều khó khăn so với ngày chưa sáp nhập. 

Đó là chưa kể tới tình trạng thiếu đất sản xuất kéo dài ở các thôn, làng chưa được giải quyết triệt để, người lao động không có việc làm vẫn còn nhiều… Những bất cập này đã khiến cuộc sống của người dân khó khăn muôn phần.

Tâm sự với chúng tôi, già làng Hồ Văn Bênh ở làng Gấm, thôn Trà Ong, xã Sơn Trà bộc bạch: Mỗi lần chia tách hay sáp nhập, là cuộc sống của người dân lại đảo lộn. Nhưng mọi chuyện cũng đã qua rồi, người dân cũng đã quen với cuộc sống mới và đi vào ổn định. Chúng tôi mong Đảng, chính quyền, cấp trên tiếp tục quan tâm hơn nữa đến đời sống người dân nơi đây; đặc biệt là chỉ bảo, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế để thoát nghèo, tạo điều kiện cho con em người Co học hành đến nơi, đến chốn.

Đường về miền Tây Trà Bồng
Đường về miền Tây Trà Bồng

Ông Trần Văn Sương, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng chia sẻ: Chính quyền cũng đồng cảm với những khó khăn của người dân. Bởi khi sáp nhập, mọi cái đều phải sắp xếp lại nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân. Những năm qua, huyện đã rất nỗ lực bố trí lại đất sản xuất cho những hộ dân thiếu đất và bị ảnh hưởng bởi dự án. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung đầu tư các công trình phục vụ dân sinh, ổn định cuộc sống cho người dân.

Thời gian qua, huyện huy động các nguồn lực, trong đó có vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, ngân sách huyện, chương trình theo Nghị quyết 88 của Quốc hội và các chương trình mục tiêu khác để đầu tư, phát triển hệ thống giao thông kết nối vùng phía Đông và phía Tây của huyện, như kết nối xã Trà Nham cũ với xã Trà Tân; xã Trà Bùi lên xã Trà Trung cũ; Trà Hiệp đi Trà Thanh. 

"Đặc biệt, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông ở xã Trà Bùi theo định hướng của huyện đến năm 2030, là phát triển khu du lịch sinh thái Cà Đam ở địa phương này”, ông Sương chia sẻ thêm.

Khó khăn lùi lại phía sau

 Sau 4 năm “về chung một nhà”, đến nay những khó khăn đã vơi bớt đi, vùng đất khó đang chuyển mình, những điều tốt đẹp như những mầm xanh đang vươn lên trên vùng đất khó. Gặp lại chị Hồ Thị Đang, ở thôn Hà Riềng, xã Trà Phong, gương mặt chị đã tươi vui hơn nhiều so với 4 năm trước đây. 

Chị Đang tâm sự: Khi mới sáp nhập huyện, nhà mình có mấy mảnh ruộng thì bị thu hồi làm hồ chứa nước Nước Trong gần hết. Số diện tích còn lại nước hồ dâng cao đã ngập úng hết. Nước dâng ngập chết hết cả lồ ô. Không biết làm gì để sinh sống. Sau một thời gian, Nhà nước quan tâm hỗ trợ cấp đất sản xuất, cho vay vốn nên giờ cuộc sống đỡ khó khăn hơn nhiều.

Cây lồ ô giúp người dân miền Tây Trà Bồng có thu nhập ổn định
Cây lồ ô giúp người dân miền Tây Trà Bồng có thu nhập ổn định

Được biết, không riêng gì gia đình chị Đang, gần 100 hộ dân thôn Hà Riềng khi đó cũng không có việc làm, cuộc sống khó khăn vô cùng. Chị Hồ Thị Tình, một người dân trong thôn chia sẻ: Thời gian đầu, ruộng, rẫy Nhà nước thu hồi, không còn đất để sản xuất. Người dân chúng tôi không làm ruộng, làm rẫy thì cũng chẳng biết làm gì. Thế rồi, được Nhà nước cấp lại đất sản xuất và hỗ trợ dạy nghề, chuyển đổi việc làm, nhờ vậy sống người dân đã dần ổn định.

Đường về Tây Trà vẫn xa ngái, dốc ngược, quanh co giữa những cánh rừng già bạc ngàn. Tuy nhiên, khi qua khỏi đỉnh đèo Eo Chim khung cảnh đã trở nên nhộn nhịp hơn. Bây giờ đã là cuối mùa thu hoạch đót nhưng hai bên đường, trên sườn đồi... chỗ nào có ánh nắng chiếu đến là nơi ấy có đót. Cảnh mua bán đót, mua bán nông sản và những lâm sản phụ diễn ra nhộn nhịp.

Chị Hồ Thị Thôi, ở thôn Hà, xã Sơn Trà chia sẻ: Năm nay, giá đót cao hơn vụ trước. Mỗi kg đót có giá 4.500 đồng. Nhà mình 2 người đi hái đót, đến hết vụ cũng được chục triệu đồng. Số tiền này để trang trải cuộc sống và cho hai đứa con đi học.

Đường về các xã miền Tây Trà Bồng đã được đầu tư xây dựng bài bản
Đường về các xã miền Tây Trà Bồng đã được đầu tư xây dựng bài bản

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hai loại cây chủ lực mang lại thu nhập cho người dân miền Tây Trà Bồng, là lồ ô và keo. Dọc các ngả đường, lồ ô và keo được người dân thu hoạch, chất thành từng đống đợi thương lái. Anh Hồ Văn Quây, ở xã Sơn Trà cho biết: Mình lên rẫy chặt lồ ô mấy ngày nay, vác xuống đường, chất sẵn, đợi người đến mua. Với giá tầm 10 nghìn đồng mỗi cây, mình cũng có khoảng thu nhập kha khá.

Tại xã Trà Phong, chúng tôi bắt gặp cảnh mua bán nhộn nhịp. Trà Phong là trung tâm thương mại phục vụ cho cả vùng gồm 6 xã miền Tây Trà Bồng với đầy đủ các mặt hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Các cửa hàng kinh doanh như một khu chợ thu nhỏ, mở cửa từ sáng sớm đến tận đêm khuya, phục vụ rau xanh, hoa quả, thực phẩm, quần áo, giày dép, nông cụ... 

Dọc theo cung đường qua khu vực trụ sở huyện Tây Trà cũ, các hàng quán, nhà cửa của người dân được xây dựng khang trang. Đó là những minh chứng về sức sống mới ở vùng đất khó miền Tây Trà Bồng...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Thời sự - Hà Anh - 7 giờ trước
Trận lũ quét và sạt lở đất lịch sử xảy ra vào đêm mùng 8, rạng sáng ngày mùng 9/9 đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản, hoa màu của người dân tại thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Theo ghi nhận, toàn thôn Đồng Tâm có 86 hộ thì 37 hộ bị ảnh hưởng, thiệt hại, trong đó có 7 hộ dân bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, chuồng trại, tài sản... Đến thời điểm hiện tại, khung cảnh hiện trường vẫn tan hoang, đổ nát. Những hộ dân mất nhà thì đang phải ở tạm tại điểm trường tiểu học của xã.
Thái Nguyên: Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS

Thái Nguyên: Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 7 giờ trước
Sau nhiều năm triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016 - 2021” định hướng 2025, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, tạo thuận lợi để học sinh học tập, lĩnh hội tri thức.
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Media - BDT - 20:00, 20/09/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Triển khai hiệu quả Đề án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Triển khai hiệu quả Đề án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 19:32, 20/09/2024
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực thực hiện hiệu quả Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS miền núi, gọi tắt là Chương trình MTQG 1719.
Ấm áp tình người sau cơn lũ dữ

Ấm áp tình người sau cơn lũ dữ

Phóng sự - Hoàng Thị Thắm - 19:03, 20/09/2024
Tuyên Quang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu cơn bão số 3 (bão Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền, gây ra mưa lớn dài ngày, dẫn đến thảm họa thiên tai về lũ, sạt lở nghiêm trọng tại nhiều địa phương.
Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái

Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 4 dự báo gây mưa lớn ở Trung Bộ, đề phòng ngập úng, sạt lở. Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái. Làm giàu trên vùng đất Khánh Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Xã hội - Như Tâm - Khánh Chi - 18:57, 20/09/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.
Người Hoa ở Cần Thơ chung tay vì sự nghiệp giáo dục và công tác từ thiện xã hội

Người Hoa ở Cần Thơ chung tay vì sự nghiệp giáo dục và công tác từ thiện xã hội

Tin tức - Tào Đạt - 18:53, 20/09/2024
Đại hội Ban Quản trị Quảng Triệu Hội Quán (Chùa Ông Cần Thơ) nhiệm kỳ X đã thông qua danh sách Ban Quản trị gồm 15 thành viên, ông Từ Quới Minh (sinh năm 1953) được cử làm Trưởng ban.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở ở 7 khu vực tại Trung Bộ

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở ở 7 khu vực tại Trung Bộ

Tin tức - Minh Nhật - 18:51, 20/09/2024
Do ảnh hưởng của mưa lớn, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 7 tỉnh, thành phố ở khu vực Trung Bộ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động 2.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Thời sự - BDT - 17:15, 20/09/2024
Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, họp phiên bế mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Giáo dục - Thúy Hồng - 17:13, 20/09/2024
Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.