Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phú Yên: Gìn giữ kho tàng văn hóa các DTTS

T.Nhân - 12:12, 31/03/2024

Vùng đồng bào DTTS tỉnh Phú Yên tập trung ở 3 huyện miền núi Đồng Xuân, Sông Hinh và Sơn Hòa. Đây là địa bàn cư trú lâu đời của các dân tộc như Ba Na, Ê Đê và người Chăm Hroi (một nhánh của dân tộc Chăm). Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán và bản sắc riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Thời gian qua, tỉnh Phú Yên luôn quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS.

Đồng bào các DTTS thiểu số tỉnh Phú Yên có một kho tàng văn hoá truyền thống đặc sắc và đa dạng
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Yên có một kho tàng văn hoá truyền thống đặc sắc và đa dạng

Nhiều nét văn hóa độc đáo

Trong 3 huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, thì huyện Sông Hinh là địa phương lưu giữ kho tàng văn hóa của các DTTS độc đáo và nhiều màu sắc. Về kiến trúc có nét văn hóa của nhà rông, nhà dài, nhà mồ... Về âm nhạc có cồng, chiêng, trống, kèn, đàn tính, đàn goong, tù và… Dân ca, dân vũ có không gian cồng chiêng, múa xoan, nhảy a ráp, hát khan, hát then... Về phong tục, tín ngưỡng có tục cưới hỏi, ma chay, nghi lễ, thờ cúng. Về trang phục có hoa văn, thổ cẩm mang đầy đủ các nét đặc trưng của dân tộc bản địa và các dân tộc từ nhiều nơi về đây sinh sống.

Theo thống kê của Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch Phú Yên, trên địa bàn huyện Sông Hinh có gần 100 sử thi, nhiều nhất là sử thi của người Ê Đê và trên 30 nghệ nhân hát sử thi. Từ xưa, sử thi chiếm vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.

 Mỗi sử thi là một câu chuyện lịch sử gắn bó với cộng đồng, được truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi khi nghệ nhân hát sử thi, buôn làng từ già đến trẻ lũ lượt kéo đến im lặng lắng nghe, hết đêm này qua đêm khác. Sự cuốn hút của sử thi không chỉ là ở tiết tấu, âm điệu mà còn qua sự biểu đạt truyền cảm của nghệ nhân, qua nội dung câu chuyện ở từng chương, từng khúc.

Qua sử thi, chúng ta nhận biết được quá trình xây dựng, hình thành, lịch sử đấu tranh chống thiên tai, bạo lực, bất công; lưu truyền các phong tục tập quán, nếp sống của cộng đồng và mối quan hệ giữa các tộc người trong địa vực cư trú. 

Không chỉ nhiều về số lượng, phong phú về chủ đề, mà chất lượng nhiều bản sử thi của Sông Hinh rất có giá trị về văn hóa, lịch sử, được các nhà khoa học đánh giá cao như Đam San, Xinh Nhã, Khinh Dú, Am H’Wứ... Vì lẽ đó,  các nhà khoa học không ngần ngại đưa ra nhận định: “Sông Hinh là quê hương của sử thi”.

Lúc sinh thời, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ka Sô Liễng, là người dầy công nghiên cứu và sưu tầm sử thi. Sử thi ông sưu tầm hầu hết là sử thi anh hùng với đề tài chiến tranh, trong đó phổ biến và tiêu biểu hơn cả là sử thi Chi Lơ Kok. Chi Lơ Kok phản ánh nhiều mặt về vùng đất, con người và xã hội của các dân tộc Ê Đê, Ba Na từ bao đời nay là xứ sở xinh đẹp, giàu có.

Đặc sắc trang phục truyền thống của người Chăm Hroi Phú Yên
Đặc sắc trang phục truyền thống của người Chăm Hroi Phú Yên

Huyện Sơn Hòa cũng là địa phương còn in đậm dấu ấn văn hóa các DTTS, như diễn tấu cồng chiêng, múa dân gian, múa xoang, đàn goong… Anh Rơ Chăm Y Thiêu ở xã Cà Lúi (Sơn Hòa) chia sẻ: Hiện nay, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện vẫn còn lưu giữ rất nhiều bản sắc văn hoá của cha ông. 

Riêng bản thân mình rất thích đàn goong. Cũng vì yêu thích đàn goong mà mình đã theo những nghệ nhân lớn tuổi trong buôn làng để học đàn hát, vừa học hỏi kinh nghiệm trình diễn và chế tác đàn. Càng tìm hiểu lại càng đam mê nên đàn goong đã trở thành một phần trong cuộc sống của anh suốt thời gian qua.

“Với âm thanh rộn ràng, tiếng đàn goong là nhạc cụ không thể thiếu trong những dịp lễ hội của chúng tôi. Để chơi goong, người chơi cũng phải kỳ công, vừa chống gốc đàn vào bụng, hai bàn tay vừa đỡ thân đàn, vừa dùng ngón để gảy. Âm thanh đàn goong được truyền từ dây qua thân đàn đến bầu cộng hưởng...”, anh Thiêu cho biết thêm.

Còn tại huyện Đồng Xuân, vũ điệu “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm”, được xem là báu vật của đồng bào DTTS nơi đây. Hàng năm, cứ đến ngày 16 tháng Giêng, bà con người Chăm Hroi, Ba Na cùng nhau mở hội “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm”. Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây vào những ngày đầu Xuân.

Tại lễ hội, các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Ba Na, Chăm được tái hiện sinh động và chân thực. Tiếng trống đôi với chuỗi âm thanh tiết tấu đầy ngẫu hứng, lúc thưa nhặt nhẹ nhàng, khi dồn dập sôi nổi của các chàng trai cùng những động tác múa nhuần nhuyễn, tinh tế của cơ thể. Hòa cùng âm thanh của “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” là những điệu múa xoang uyển chuyển của các chàng trai cô gái nơi miền sơn cước.

Người Chăm Hroi Phú yên còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống độc đáo và mang đậm tính nhân văn
Người Chăm Hroi Phú Yên còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống độc đáo và mang đậm tính nhân văn

Ông Bùi Văn Hiệp, thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân) cho hay: “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm”, là bộ nhạc cụ có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần, nhất là trong những sinh hoạt văn hóa và lễ hội của đồng bào dân tộc Ba Na và Chăm Hroi ở Xí Thoại, Xuân Lãnh nói riêng và cộng đồng các DTTS của Phú Yên nói chung. Trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm tại lễ hội để tỏ lòng thành kính tới các đấng thần linh và cầu xin các thần linh che chở phù hộ cho con cháu, buôn làng.

Nỗ lực giữ gìn

Hằng năm, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương nơi có đồng bào DTTS sinh sống tổ chức điều tra di sản văn hóa phi vật thể; đồng thời, đánh giá hiện trạng, giá trị di sản văn hóa để lựa chọn, tiến hành sưu tầm, nghiên cứu trên từng địa bàn và từng dân tộc. 

Đặc biệt, việc thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2023-2025 của UBND tỉnh, đã góp phần bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; từng bước xây dựng sản phẩm văn hóa đặc trưng gắn với phát triển du lịch, thu hút và đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và quốc tế.

Các lễ hội của đồng bào DTTS tỉnh Phú Yên đều mang ý nghĩa cảm tạ thần linh, cầu mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, con người có sức khoẻhoà
Các lễ hội của đồng bào DTTS tỉnh Phú Yên đều mang ý nghĩa cảm tạ thần linh, cầu mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, con người có sức khoẻh

Thực hiện Dự án 6, ngành Văn hóa tỉnh Phú Yên đã và đang phối hợp với các địa phương phục dựng Lễ hội Xuống đồng của người Tày, Nùng tại huyện Sông Hinh; tổ chức lớp truyền dạy cồng chiêng tại huyện Sơn Hòa; xây dựng mô hình tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa đặc thù dân tộc thiểu số tại huyện Sơn Hòa; xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Đồng Xuân; tổ chức lớp tập huấn dệt thổ cẩm tại huyện Đồng Xuân, huyện Sông Hinh…

Bà Nguyễn Thị Hồng Thái, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Yên cho biết: Ngành Văn hóa thực hiện nhiều đề án, kế hoạch, chương trình của UBND tỉnh về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa miền núi, như bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Thực hiện hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng DTTS giai đoạn 2021-2030; Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các DTTS gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022-2023. Thông qua các hoạt động này, chắc chắn giá trị văn hoá của các DTTS sẽ được bảo tồn và phát huy.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.