Rija Nagar là lễ hội quan trọng đầu năm của người Chăm Bà-la-môn, tỉnh Ninh Thuận. Đây là lễ hội đánh dấu khởi đầu cho chuỗi lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm. Lễ hội Rija Nagar là nét đẹp văn hóa độc đáo của người Chăm, thể hiện niềm tin vào thế giới tâm linh và mong ước về một cuộc sống sung túc, an khang.
Đakrông (Quảng Trị) là huyện miền núi có trên 80% người dân sinh sống là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc thực hiện hiệu quả Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa” đã và đang được các cấp chính quyền, đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện tích cực thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho Nhân dân.
Lễ hội Nàng Hai (hay còn gọi là Mẹ Trăng) của người Tày ở tỉnh Cao Bằng là một trong những lễ hội dân gian truyền thống, mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ. Lễ hội này được sáng tạo từ chính cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người nông dân miền núi.
Quỳ Châu là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Nghệ An, với 80% là đồng bào DTTS, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái. Người Thái ở Quỳ Châu hiện nay còn lưu giữ được nhiều giá trị bản sắc văn hóa truyền thống. Đó là những cơ sở quan trọng để huyện đẩy mạnh phát triển du lịch từ các giá trị văn hóa. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng được đặt ra tại Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025.
Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các DTTS, sản phẩm du lịch cộng đồng đã thu hút được nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm. Mô hình du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi không chỉ tạo việc làm cho người lao động, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần phục hồi và phát triển ngành “công nghiệp không khói” của cả nước.
Lễ cúng bến nước được coi là nghi lễ truyền thống quan trọng của người Ê Đê ở Đắk Lắk. Lễ cúng bến nước thường được thực hiện vào dịp đầu năm trước khi vào vụ sản xuất mới, để tạ ơn các vị thần và cầu mong thần linh ban cho dòng nước trong lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người dân gặp nhiều may mắn trong năm mới.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đi được gần nửa chặng đường. Bên cạnh những chính sách mới, Chương trình tích hợp nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ từ giai đoạn trước, được triển khai thực hiện trên quan điểm đầu tư phát triển. Bởi vậy, Chương trình MTQG 1719 đã tạo động lực mới, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mèo Vạc là một trong bốn huyện vùng cao nguyên đá có địa hình hiểm trở bậc nhất tỉnh Hà Giang. Nằm trên vùng đất cỏ cây hạn chế, rét giá dư thừa và quanh năm thiếu nước, những khoảnh nương không phải tự nhiên mà có, không ít gia đình đã phải mất nhiều năm, thậm chí là nhiều đời mới có được. Khó khăn là thế, nhưng trên lớp lớp đèo dốc cheo leo dữ dội ấy, lại có một “khoảnh nương” đặc biệt! “Khoảnh nương” gieo mầm tri thức cho những em học sinh vùng cao của thầy giáo Khôi , của cô giáo Hằng…
Dãy Trường Sơn hùng vỹ chạy dọc tuyến biên giới Việt-Lào đoạn qua địa phận Quảng Bình có nhiều danh thắng nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng; Suối nước Moọc; Hang Tám cô… Đây cũng là địa bàn cư trú của đồng bào Bru-Vân Kiều, Chứt… có nét văn hóa đậm đà bản sắc. Đó là những lợi thế và điểm nhấn để ngành Du lịch vùng DTTS ở Quảng Bình “cất cánh”.
Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả góp phần biến văn hóa trở thành nguồn lực phát triển du lịch bền vững, mang lại thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Khi những cánh đào bung sớm khoe sắc, những bông lau trắng muốt bên sườn đồi trong bảng lảng sương mai se sắt… chúng tôi ngược ngàn lên với các bản làng biên cương xứ Nghệ. Trong rộn rã, tươi vui của cuộc sống mới trên từng bản làng, hiện rõ sự nỗ lực, vượt khó của bà con dân bản, sự đồng hành, quan tâm của cả hệ thống chính trị.
Để thúc đẩy bình đẳng giới, Hội Phụ nữ các cấp đã có cách làm sáng tạo là kết nạp hội viên danh dự là những nam giới là người có uy tín, có năng lực truyền thông trên địa bàn thôn/bản/ấp/buôn. Việc tăng cường chính những người nam giới để tuyên truyền vận động thúc đẩy bình đẳng giới đã mang lại hiệu quả thiết thực về xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới.
Những ngày đầu năm mới dương lịch, trên chiếc xe win dã chiến, tôi cùng Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Hoàng Su Phì Lù Kim Triệu tìm về thôn Phìn Sư, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Nằm ở độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, chót vót trên lưng những dãy núi quanh năm trốn trong mây trắng ngủ vùi, nên con đường này chỉ dành cho những ai có thừa lòng can đảm. Và khi đã bỏ lại sau lưng những đèo dốc dựng đứng khiến xe máy đang đi cũng tự bốc đầu, Phìn Sư hiện lên đẹp như cổ tích. Ở đó có những nếp nhà truyền thống của người Cơ Lao, những ruộng bậc thang không đếm hết được số thửa và cả niềm hạnh phúc của người dân khi được nhà nước hỗ trợ trâu bò để phát triển kinh tế hộ gia đình.
Sáng 13/1, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ Phát động Chiến dịch khám bệnh miễn phí cho đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai.
Đó là thông tin không thể vui hơn khi lãnh đạo huyện Con Cuông đã chia sẻ với chúng tôi như vậy. Và, điều đó hẳn nhiên cũng sẽ chấm dứt cảnh thầy dạy học nhờ, trò xin ở tạm kéo dài suốt 10 năm qua ở một ngôi trường vùng cao.
Bằng những mục tiêu và giải pháp thiết thực, sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các hoạt động của Dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc cần có những giải pháp tích cực để giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS.
Những năm qua, cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái đã nỗ lực triển khai công tác dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Nhờ đó, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
Những năm qua, một hệ thống chính sách hỗ trợ, chăm lo cho trẻ em DTTS ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã được triển khai; giai đoạn 2021 – 2025, nhiều chính sách được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Tại vùng DTTS miền núi Thanh Hóa, trong điều kiện thiếu thốn cơ sở hạ tầng, chất lượng y tế đang còn nhiều hạn chế, vai trò của những cô đỡ thôn bản trở nên hết sức quan trọng. Họ là lực lượng trực tiếp theo dõi, chăm sóc sức khỏe sinh sản của các bà mẹ và trẻ em vùng DTTS miền núi. Cô đỡ thôn bản được xem là "cánh tay nối dài" của ngành y tế ở cơ sở.
Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.