Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.
Hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho người DTTS tỉnh ở Lào Cai: Chất lượng dân số không ngừng được nâng cao (Bài 1)

Hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho người DTTS tỉnh ở Lào Cai: Chất lượng dân số không ngừng được nâng cao (Bài 1)

Góc nhìn qua các dự án - Thanh Huyền – Phương Hiền - 05:57, 20/11/2023
Với một tỉnh còn nhiều khó khăn như Lào Cai, xoá đói giảm nghèo luôn là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Với mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Lào Cai triển khai nhiều chính sách quan trọng, trong đó có chính sách về chăm sóc nâng cao sức khỏe cho người DTTS.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Góc nhìn qua các dự án - Văn Hoa - 05:32, 19/11/2023
Nhận thức được tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT), trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Văn Lãng đã tích cực truyền thông nhằm nâng cao nhận thức người dân. Đặc biệt, từ khi triển khai Tiểu Dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, nhận thức của người dân được nâng lên.
Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu quý theo Chương trình MTQG 1719: Nhiều khó khăn, vướng mắc

Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu quý theo Chương trình MTQG 1719: Nhiều khó khăn, vướng mắc

Góc nhìn qua các dự án - Trọng Bảo - 11:22, 12/11/2023
Là một trong 8 vùng trồng dược liệu có thế mạnh của Việt Nam, tỉnh Lào Cai cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa cây dược liệu trở thành cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp. Theo đó, nguồn lực từ tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) có vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu này. Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai tiểu dự án, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa giải ngân được nguồn vốn hỗ trợ này.
Người có uy tín – Trụ cột trong tuyên truyền, vận động đồng bào

Người có uy tín – Trụ cột trong tuyên truyền, vận động đồng bào

Góc nhìn qua các dự án - Đỗ Long- Thanh Liêm - 08:22, 12/11/2023
Từ lâu Già làng, Người có uy tín ở tỉnh Bình Phước là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân. Họ là trụ cột trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào và đã đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, đặc biệt giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo vùng đồng bào các DTTS trong tỉnh. Bình Phước hiện có hơn 1 triệu người, trong đó DTTS chiếm 19,67%, với 41 dân tộc anh em đang chung sống. Do đó, phát huy tốt vai trò của đội ngũ Người có uy tín là rất quan trọng.
Trường PTDTNT Bình Thuận: Nơi tạo nguồn trí thức, cán bộ vùng DTTS

Trường PTDTNT Bình Thuận: Nơi tạo nguồn trí thức, cán bộ vùng DTTS

Góc nhìn qua các dự án - Hà Thanh Tú - 14:34, 11/11/2023
Tại các xã vùng đồng bào DTTS trong tỉnh Bình Thuận, hầu hết Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch xã, cán bộ các ban ngành đều là cựu học sinh của Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận (PTDTNT). Thời điểm này, Trường PTDTNT Bình Thuận đang có nhiều hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Trường (18/11/1993-18/11/2023).
Bảo tồn và phát triển văn hóa Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà

Bảo tồn và phát triển văn hóa Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà

Góc nhìn qua các dự án - Hà Minh Hưng - 15:40, 10/11/2023
Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc Hà Nhì chiếm khoảng gần 4% dân số toàn tỉnh. Trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa của một số dân tộc đứng trước nguy cơ mai một. Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt thực hiện Nghị quyết số 04/NQ/TU ngày 17/2/2021 của Tỉnh ủy Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, đồng bào Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà đã nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Phong trào khởi nghiệp và đội ngũ doanh nhân người DTTS

Phong trào khởi nghiệp và đội ngũ doanh nhân người DTTS

Góc nhìn qua các dự án - Văn Hoa - 20:50, 09/11/2023
Những năm qua, ở vùng DTTS, phong trào phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, phong trào khởi nghiệp của thanh niên DTTS trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Thanh niên DTTS đã vượt qua những khó khăn, bằng ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm làm giàu, tận dụng tiềm năng sẵn có tại địa phương, đã mạnh dạn khởi nghiệp và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Từ bảo vệ rừng đến nhà văn hóa - Cách làm hay ở Điện Biên

Từ bảo vệ rừng đến nhà văn hóa - Cách làm hay ở Điện Biên

Góc nhìn qua các dự án - Mắn On - Ng. Lê - 09:05, 08/11/2023
Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (CTDVMTR) triển khai ở Điện Biên đã làm thay đổi nhận thức của người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ nguồn tiền CTDVMTR các địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã sử dụng linh hoạt, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và cuộc sống của nhiều gia đình ở vùng cao.
Quảng Bình: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ nhà cho đồng bào DTTS

Quảng Bình: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ nhà cho đồng bào DTTS

Góc nhìn qua các dự án - Khánh Ngân - 10:23, 07/11/2023
Nghị định số 38/2023/NĐ- CP được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ở nội dung hỗ trợ nhà ở trong Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Tại Quảng Bình, cả hệ thống chính trị cũng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ giải ngân nội dung hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng.
Cà Mau: Nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe, cải thiện tầm vóc cho người DTTS

Cà Mau: Nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe, cải thiện tầm vóc cho người DTTS

Góc nhìn qua các dự án - Như Tâm - 23:23, 29/10/2023
Thực hiện Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Cà Mau có 3 huyện có đông đồng bào DTTS được hỗ trợ nguồn lực từ dự án về Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc cho người DTTS.
Giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS ở Nghệ An: Đào tạo nghề sát với nhu cầu, điều kiện thực tế (Bài 3)

Giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS ở Nghệ An: Đào tạo nghề sát với nhu cầu, điều kiện thực tế (Bài 3)

Góc nhìn qua các dự án - Thanh Hải - 15:00, 29/10/2023
Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), địa phương đã đặt ra mục tiêu 52% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS và đặc thù vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS ở Nghệ An: Tha hương mưu sinh và hệ lụy (Bài 2)

Giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS ở Nghệ An: Tha hương mưu sinh và hệ lụy (Bài 2)

Góc nhìn qua các dự án - Thanh Hải - 14:50, 27/10/2023
Bất ổn xã hội, con trẻ thiếu được giáo dục của gia đình, mất cân bằng dân số, thiếu lao động địa phương… là những hệ lụy đang diễn ra khi tình trạng hàng ngàn lao động thiếu việc làm, hoặc việc làm không ổn định dẫn đến tha hương để tìm kế mưu sinh, hiện vẫn đang tiếp diễn ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng,
Ban Dân tộc Thanh Hóa: Tăng cường tuyên truyền PBGDPL cho học sinh vùng DTTS và miền núi

Ban Dân tộc Thanh Hóa: Tăng cường tuyên truyền PBGDPL cho học sinh vùng DTTS và miền núi

Góc nhìn qua các dự án - Quỳnh Trâm - 22:30, 25/10/2023
Xác định, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật luôn có vai trò rất quan trọng, nhất là ở những địa bàn "vùng trũng" về kiến thức pháp luật, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, PBGDPL, trong đó đặc biệt quan tâm trang bị kiến thức pháp luật cho các em học sinh vùng DTTS và miền núi. Với việc sân khấu hóa đưa kiến thức pháp luật vào học đường được tổ chức thành công tại huyện Thạch Thành, mới đây Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phối hợp với Trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS Như Thanh tổ chức Hội thi.
Thanh Chương (Nghệ An): Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn sự nghiệp thuộc Chương trình MTQG 1719

Thanh Chương (Nghệ An): Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn sự nghiệp thuộc Chương trình MTQG 1719

Góc nhìn qua các dự án - An Yên - 21:23, 25/10/2023
Trước thực tế một số tiểu dự án do đối tượng thụ hưởng ít, hướng dẫn chưa đầy đủ, người dân không có nhu cầu, thiếu điều kiện thực hiện nên huyện Thanh Chương (Nghệ An), đã đề xuất phương án điều chỉnh kế hoạch vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS ở Nghệ An: Tỷ lệ thiếu việc làm ổn định còn cao (Bài 1)

Giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS ở Nghệ An: Tỷ lệ thiếu việc làm ổn định còn cao (Bài 1)

Góc nhìn qua các dự án - Thanh Hải - 00:02, 25/10/2023
LTS: Vùng DTTS&MN Nghệ An trải dài trên 11 huyện, với dân số gần 1,2 triệu người, chiếm 41%; trong đó đồng bào DTTS có 491.267 người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh. Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế -xã hội, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh quốc phòng… vấn đề giải quyết việc làm để ổn định cuộc sống cho người lao động vùng DTTS&MN cũng đã được các cấp, ngành rất quan tâm. Đặc biệt, kể từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn từ 2021-2025, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình, mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động đã được UBND tỉnh quyết liệt triển khai.
Bình Thuận: Hiệu quả từ các chính sách đặc thù dành cho vùng DTTS

Bình Thuận: Hiệu quả từ các chính sách đặc thù dành cho vùng DTTS

Góc nhìn qua các dự án - Đăng Diện - 17:03, 22/10/2023
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương và sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt, kịp thời của Đảng bộ tỉnh, HĐND, tỉnh Bình Thuận đã ban hành và triển khai thực hiện một số chính sách đặc thù của tỉnh. Nhờ đó, đời sống kinh tế - xã hội toàn vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng đổi mới, phát triển toàn diện.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Quảng Trị: Từng bước giải quyết nhu cầu thiết yếu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi (Bài cuối)

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Quảng Trị: Từng bước giải quyết nhu cầu thiết yếu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi (Bài cuối)

Góc nhìn qua các dự án - Phạm Tiến - 08:05, 20/10/2023
Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Quảng Trị, cái được rõ nhất là tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu. Cùng với đó, nhiều công trình từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 đã hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào sử dụng, góp phần làm thay đổi diện mạo, đời sống người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Trị.
Vĩnh Phúc: Tạo sinh kế để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Vĩnh Phúc: Tạo sinh kế để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS

Góc nhìn qua các dự án - Trang Diệp - 06:35, 20/10/2023
Vĩnh Phúc đặt mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân bình quân đầu người thực tế ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh đạt 60 – 70 triệu đồng/người/năm (bằng 70% so với thu nhập chung của tỉnh), tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 1%. Để thực hiện mục tiêu đề ra, tỉnh đã và đang tập trung triển khai Chương trình MTQG 1719, giải quyết các nhu cầu cấp bách của người dân, tạo nền tảng để triển khai các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Quảng Trị: Hiệu quả từ sự đồng lòng (Bài 2)

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Quảng Trị: Hiệu quả từ sự đồng lòng (Bài 2)

Góc nhìn qua các dự án - Phạm Tiến - 08:35, 19/10/2023
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là "động lực" phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện các nhiệm vụ, nội dung của Chương trình, tỉnh Quảng Trị đã quyết liệt triển khai với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đồng bào các DTTS đồng thuận, đồng lòng thực hiện, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Quảng Trị: Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 1)

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Quảng Trị: Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 1)

Góc nhìn qua các dự án - Phạm Tiến - 11:18, 18/10/2023
LTS: Quảng Trị là địa phương được đánh giá cao về tiến độ thực hiện cũng như giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Có được kết quả này là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và đồng bào các dân tộc, đặc biệt là đội ngũ Người có uy tín ở cơ sở.