Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trường PTDTNT Bình Thuận: Nơi tạo nguồn trí thức, cán bộ vùng DTTS

Hà Thanh Tú - 14:34, 11/11/2023

Tại các xã vùng đồng bào DTTS trong tỉnh Bình Thuận, hầu hết Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch xã, cán bộ các ban ngành đều là cựu học sinh của Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận (PTDTNT). Thời điểm này, Trường PTDTNT Bình Thuận đang có nhiều hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Trường (18/11/1993-18/11/2023).

Trường PTDTNT Bình Thuận là nơi tạo nguồn nhiều trí thức, cán bộ vùng DTTS
Trường PTDTNT Bình Thuận là nơi tạo nguồn nhiều trí thức, cán bộ vùng DTTS

Gian nan dạy và học

Trường PTDTNT Bình Thuận khai giảng niên học đầu tiên vào ngày 18/11/1993, với 303 em học sinh là con em vùng đồng bào DTTS, từ cấp tiểu học đến trung học. Những năm sau này, trường được giao tiếp nhận một lượng học sinh huyện đảo Phú Quý và học sinh của 3 trường DTNT huyện chuyển lên. Từ năm học 2002 - 2003 đến năm 2006 - 2007, ngoài nhiệm vụ dạy văn hóa, Trường còn nhận thêm nhiệm vụ đào tạo nguồn cán bộ dân tộc với số bình quân tuyển sinh đầu vào ở 3 năm đầu cấp III là 125 học sinh/năm. Đến nay, sau 30 năm thành lập, Trường PT DTNT Bình Thuận có 27 lớp với 891 học sinh. Lượng học sinh tăng 3 lần và thành phần các DTTS trong học sinh cũng tăng lên so với năm học đầu tiên.

Khi đề cập đến chuyện dạy và học tại Trường PT DTNT Bình Thuận, thầy Lương Đào Quốc Dũng, Hiệu trưởng nhà trường đã lưu ý về một số điểm khác biệt giữa học sinh trường và đa số học sinh trong tỉnh. Điểm khác biệt đầu tiên đó là nếp sống - tâm lý, điều kiện xã hội vùng miền núi, vùng cao, làm cho học sinh DTTS trong một thời gian ngắn không dễ hòa đồng với nếp sống - tâm lý đời sống - xã hội ở vùng xuôi. Cụ thể, các em quen với đời sống phóng khoáng, gần gũi thiên nhiên, ít bị ràng buộc, nay vào trường buộc phải tuân theo các kỷ luật học tập, nề nếp sinh hoạt của tập thể là điều không dễ dàng.

Học sinh Trường PTDTNT Bình Thuận
Học sinh Trường PTDTNT Bình Thuận

Thứ hai, mặt bằng kiến thức học sinh DTTS, nhất là học sinh vùng đặc biệt khó khăn có sự chênh lệch so với học sinh vùng xuôi. Sự không đồng đều, chênh lệch về mặt bằng kiến thức và không dễ hoà đồng trở thành nỗi quan ngại đối với nhiều thầy cô giáo, đòi hỏi phải có bước đi, cách thức tiếp cận học sinh một cách đặc biệt. “Thầy, cô phải dành thời gian tiếp xúc, gần gũi, lắng nghe tâm tư học sinh…, động viên, khuyên bảo cho đến khi các em quen môi trường mới. Tiếp theo là dạy như thế nào để học sinh tiếp thu, chịu học, thầy cô cũng phải tính tới”, thầy Dũng phân tích.

Đâu chỉ thế! Mùa dịch Covid 2021, học sinh không đến trường, phải học trực tuyến, việc đi lại bị ngăn trở. Vì trách nhiệm với học sinh, nhà trường đóng gói hàng trăm sách giáo khoa, vở và tài liệu học tập, mượn xe, chở đến tận nơi học sinh cư trú để các em có tài liệu học Online. Với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Đoàn trường vận động các nhà hảo tâm, cựu học sinh, đóng góp mua 30 máy điện thoại, giúp số em này có máy học online. Tuy mùa dịch nhưng nhà trường cũng đã sắp xếp đến tận từng địa phương để phát học bổng cho hơn 800 học sinh toàn trường.

Từ đặc thù học sinh ở nội trú tại trường nên những năm sau này, trường tổ chức học tập theo 3 khung thời gian: Sáng học tại lớp, chiều học theo thời khóa biểu hoặc tự học tại lớp, có sự hỗ trợ của thầy cô và buổi tối là thời gian tự học tại lớp từ 7h30 đến 9h30. Cách thức học này giúp các em tiếp thu bài, không cảm thấy hụt hẫng, “rớt ” lại so với cả lớp, hiệu quả rõ rệt, nhất là vào kỳ kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ và ôn thi tốt nghiệp THPT. Ở ngôi trường này, học sinh lớp 12, sau khi kết thúc chương trình vẫn được thầy cô ôn luyện kiến thức trong 8 tuần và 2 tuần các em được thầy cô hướng dẫn tự học cả ngày và đêm đến sát ngày thi, nhờ vậy các em thêm vững vàng thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Thông Thị Mỹ Dung (người thứ hai từ trái sang phải), cựu học sinh của Trường DTNT Bình Thuận niên học 1999-2022. Nay là Tổ trưởng chuyên môn của Trường THPT Huỳnh Thúc kháng- Bình Thuận.
Thông Thị Mỹ Dung (người thứ hai từ trái sang phải), cựu học sinh của Trường DTNT Bình Thuận niên học 1999-2022. Nay là Tổ trưởng chuyên môn của Trường THPT Huỳnh Thúc kháng- Bình Thuận.

Ở ngôi trường này có rất nhiều câu chuyện sinh động về tình thầy cô với học sinh của mình. Đơn cử, trường hợp em Bờ Đam Nức, dân tộc Cơ Ho, học lớp 12.1 - năm học 2022-2023. Em rất cá tính lại có ý định bỏ học nên từ đầu năm 12, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm rất phiền lòng. Giáo viên chủ nhiệm đã nhiều lần gặp riêng để nói chuyện nhưng em ít chuyển biến. Trước tình hình đó, Ban Giám hiệu đã vào cuộc. Cô Lưu Thị Mỹ Dung, Phó hiệu trưởng nhà trường đã nhận nhiệm vụ để giúp đỡ em. Cô giáo đã áp dụng nhiều biện pháp để em từ bỏ ý định bỏ học: Từ tỉ tê tâm sự đến khuyên nhủ, từ việc lặn lội xuống ký túc xá để kêu em lên lớp học đến việc xin số điện thoại của bạn bè thân liên hệ với em khi thấy em không có mặt trong giờ học. Hầu như ngày nào, cô cũng gọi điện hoặc nhắn tin để nhắc nhở. Từ sự sát sao của cô giáo, em Bờ Đam Nức đã chăm ngoan hơn, nỗ lực học tập và đỗ tốt nghiệp THPT. Khi biết tin mình đỗ tốt nghiệp, Nức gọi điện cho cô Hiệu phó, nghẹn ngào: “Em cảm ơn cô rất nhiều! Không có cô, em rớt rồi! Em rất cảm ơn thầy cô ở trường mình!”.

Nhân lực cho các xã miền núi

Tính đến niên học 2023-2024, Trường PT DTNT Bình Thuận có tổng số hơn 10.500 học sinh, trong đó 245 học sinh đảo Phú Quý theo học trong 30 năm. Từ 1996 đến 2012, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đều đạt mức bình quân của tỉnh. Từ 2013 đến 2023, 9 năm liên tục, tỷ lệ tốt nghiệp của trường nằm ở tốp cao, trên bình quân chung của tỉnh, nhiều năm đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100%. Rất nhiều học sinh thi đỗ các trường Đại học: Y khoa Tây Nguyên, Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quân sự… Mỗi năm có khoảng 10 em vào học Trường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh. Năm học 2022 - 2023, Trường kết nạp Đảng cho 2 học sinh giỏi là: Nguyễn Tiến Sang, ngụ tại xã Phan Tiến và Đồng Tạ Quế Chi xã Phan Lâm. Cả hai học sinh này sau đó đều vào 2 trường Đại học.

Các bạn đoàn viên, thanh niên Trường PTDTNT tỉnh Bình Thuận tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Du lịch Bình Thuận (24/10)
Các bạn đoàn viên, thanh niên Trường PTDTNT tỉnh Bình Thuận tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Du lịch Bình Thuận (24/10)

Với sự nhiệt tình, yêu thương và trách nhiệm, Trường PT DTNT Bình Thuận đã tạo nên nền tảng tốt đẹp mà nhiều thế hệ “cha trước con sau” thi vào trường. Điển hình như trường hợp K’ Văn Kim vào Trường năm 1993, khi trường còn nhận học sinh tiểu học. Kim thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2003, rồi đỗ vào Trường Sĩ quan Lục quân 2. Kim hiện là Thiếu tá quân đội. Con gái của Kim là K’Chiusa Mina cũng vào học tại Trường PT DTNT Bình Thuận niên học 2022-2023. Cháu của Kim là K’ Văn Sang trước đó cũng học tại Trường PTDTNT, hiện đang theo học Trường Sĩ quan Lục quân 2.

Thầy Lâm Hùng Chiến, Hiệu trưởng PT DTNT Bình Thuận từ năm 1992-2012, cho hay: “Ở các xã vùng đồng bào DTTS trong tỉnh Bình Thuận, hầu hết Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch xã, cán bộ các ban ngành đều là cựu học sinh của Trường PT DTNT tỉnh. Trong số hơn 200 học sinh huyện đảo Phú Quý theo học, đến nay hầu hết đều là cán bộ của đảo. Nhiều trường học trong tỉnh có cựu học sinh của Trường làm cán bộ giảng dạy, quản lý. Đơn cử, em Thông Thị Mỹ Dung hiện là Tổ trưởng chuyên môn của Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Dung là học sinh của Trường PT DTNT Bình Thuận niên khóa 1999-2002”.

Cha K’Văn Kim và con gái K’Chiusa Mina đều là học sinh của Trường THPTDTNT Bình thuận
Cha K’Văn Kim và con gái K’Chiusa Mina đều là học sinh của Trường THPTDTNT Bình Thuận

Hiện nay, tổng số viên chức của Trường là 76 người; Chi bộ có 28 đảng viên. Tập thể thầy và trò Trường PT DTNT tỉnh tự hào vì đã làm tốt Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về việc nâng cao dân trí, tạo nguồn cán bộ, phát triển nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Sau 30 năm hoạt động, cơ sở vật chất của trường bắt đầu xuống cấp, trong chiến lược xây dựng trường 10 năm sắp tới, Trường mong được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học để Trường tiếp tục phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyện về những giáo viên hết lòng vì học sinh ở vùng biên xứ Thanh

Chuyện về những giáo viên hết lòng vì học sinh ở vùng biên xứ Thanh

Câu chuyện thầy, cô giáo vùng cao lặn lội băng rừng vượt núi đến từng nhà để vận động học sinh DTTS đến trường không phải là chuyện hiếm. Nhưng với hàng loạt các chương trình, dự án chính sách đầu tư nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi bao năm qua của Nhà nước, tưởng chừng như những khó khăn này đã phần nào giải quyết. Vậy mà, cứ đến mùa khai trường hoặc sau các dịp nghỉ hè...,các thầy cô giáo nhiều địa bàn miền núi vùng cao biên giới Thanh Hóa vẫn bắt đầu công việc với hành trình như vậy.
Tin nổi bật trang chủ
Thanh niên DTTS ở Đắk Lắk khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Làm theo cách riêng (Bài 1)

Thanh niên DTTS ở Đắk Lắk khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Làm theo cách riêng (Bài 1)

Vượt qua rào cản tâm lý và tập tục lạc hậu để khẳng định bản lĩnh của mình, nhiều thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Đắk Lắk đã thành công với những ý tưởng khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa. Họ không chỉ làm giàu cho bản thân, mà còn giúp bà con buôn làng thay đổi tập tục sản xuất, phát triển kinh tế và lan tỏa nguồn cảm hứng, năng lượng tích cực cho thế hệ trẻ trong các buôn làng mạnh dạn khởi nghiệp.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Quảng Nam: Khỉ hoang xuất hiện tấn công làm 3 người bị thương

Quảng Nam: Khỉ hoang xuất hiện tấn công làm 3 người bị thương

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Sáng 4/12, ông Võ Văn Khôi - Phó Chủ tịch UBND xã Quế Mỹ (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) cho biết đang làm báo cáo gửi các cơ quan chức năng về việc có 3 người dân bị khỉ tấn công phải nhập viện điều trị.
Lịch thi đấu của Đội tuyển Việt Nam tại vòng bảng Asian Cup 2023

Lịch thi đấu của Đội tuyển Việt Nam tại vòng bảng Asian Cup 2023

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Asian Cup 2023 sẽ khai mạc ngày 12/1, bế mạc ngày 10/2/2024, tại Qatar. Để chuẩn bị cho Asian Cup 2023, Đội tuyển Việt Nam sẽ hội quân ở Hà Nội từ ngày 28/12 - sau khi vòng 8 V-League 2023/2024 khép lại.
Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc trong giai đoạn mới

Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc trong giai đoạn mới

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Tiếp tục Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, chiều 4/12, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa truyền đạt chuyên đề: "Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới".
Gần 200 vận động viên sẽ tranh tài tại Giải bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam năm 2023

Gần 200 vận động viên sẽ tranh tài tại Giải bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam năm 2023

Thể thao - Hồng Phúc - 6 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về Giải bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XVI - năm 2023.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 47): Thực trạng trẻ em suy dinh dưỡng ở vùng DTTS và miền núi: Còn nhiều thách thức

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 47): Thực trạng trẻ em suy dinh dưỡng ở vùng DTTS và miền núi: Còn nhiều thách thức

Trên thế giới, Việt Nam là 1 trong số 34 quốc gia phải đối mặt nhiều nhất với gánh nặng suy dinh dưỡng. Thông tin từ Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm cả nước có khoảng 230 nghìn trẻ em Việt Nam bị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng, trong đó có khoảng 50 nghìn ca là người DTTS. Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng có nguy cơ tử vong cao gấp 20 lần so với trẻ bình thường, đủ dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vùng DTTS và miền núi vẫn đang chiếm tỷ lệ cao so với trung bình cả nước. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Suy dinh dưỡng ở vùng DTTS và miền núi: Còn nhiều thách thức.
Thạch Thành (Thanh Hóa): Người có uy tín đóng góp tích cực vào sự phát triển của bản làng

Thạch Thành (Thanh Hóa): Người có uy tín đóng góp tích cực vào sự phát triển của bản làng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 8 giờ trước
Những năm qua, Người có uy tín ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đã trở thành "điểm tựa" quan trọng cho đồng bào DTTS nơi thôn xóm, bản làng. Phát huy vai trò trách nhiệm, Người có uy tín luôn đi đầu và hướng dẫn, vận động Nhân dân triển khai và thực hiện các phong trào thi đua, các lĩnh vực hoạt động ở cơ sở, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển quê hương.
Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được kết nối tới 16.242 điểm cầu các ban, bộ, ngành, đoàn thể, đơn vị ở Trung ương và các địa phương trên toàn quốc; có hơn 1.441.200 cán bộ, đảng viên tham dự nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết.
Đại đoàn kết toàn dân tộc - Nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi

Đại đoàn kết toàn dân tộc - Nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu và là đường lối, chiến lược, xuyên suốt của Đảng, đây là nguồn sức mạnh to lớn và nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Trà Vinh: Hệ thống chính trị vào cuộc- Người dân đồng thuận

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Trà Vinh: Hệ thống chính trị vào cuộc- Người dân đồng thuận

Công tác Dân tộc - Như Tâm - Lê Vũ - 9 giờ trước
Nhờ thực hiện tốt công tác truyền thông, tuyên truyền; sự vào cuộc chỉ đạo kịp thời của hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân, nhất là đồng bào ở những địa bàn thụ hưởng các chương trình dự án, chính sách dân tộc thời gian qua việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), ở tỉnh Trà Vinh đã đạt được những kết quả tích cực
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane và Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha, 10 giờ sáng 4/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến Thủ đô nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào tham dự Hội nghị Cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) lần thứ nhất, thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ ngày 4-7/12/2023.