Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phục hồi nghề dệt và trang phục của dân tộc Xơ Đăng

Văn Hoa - Tấn Vịnh - 06:44, 23/11/2023

Vào mùa lễ hội, đồng bào Xơ Đăng thường đặt hàng may nhiều đồ thổ cẩm. Họ khoác lên mình những trang phục truyền thống như khố, tấm dồ, váy áo... để dự lễ hội truyền thống như cúng máng nước, ăn trâu huê, mừng lúa mới, đám cưới... Họ mặc bộ trang phục đẹp nhất để dự hội, chúc phúc cho nhau, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho một năm mới an lành. Do vậy, đồng bào luôn có ý thức gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm, nhưng do nhiều tác động nên vài thập niên qua, nghề dệt có nguy cơ mai một dần. Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang giúp đồng bào Xơ Đăng giữ lại nét đẹp văn hóa này.

Nghệ nhân dân tộc Xơ đăng huyện Nam Trà My cần mẫn bên khung dệt
Nghệ nhân dân tộc Xơ đăng huyện Nam Trà My cần mẫn bên khung dệt

Thổ cẩm trong cuộc sống hằng ngày của đồng bào

Dân tộc Xơ Đăng có nhiều nhóm địa phương khác nhau như Xơ Đăng, Ca dong, Tơ đrá... cư trú tập trung tại tỉnh Kon Tum và một bộ phận ở huyện Nam Trà My, Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam), huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi). 

Nghề dệt truyền thống của đồng bào Xơ Đăng có từ lâu đời. Các sản phẩm thổ cẩm của bà con có màu sắc, hoa văn đẹp, tinh tế, mang nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau, thể hiện đời sống văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc. Đồng bào luôn có ý thức gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm, nhưng do nhiều yếu tố phát triển và hội nhập của đất nước tác động đến từng bản làng, kéo theo những sản phẩm công nghiệp, rẻ tiền tràn lan nên dệt thổ cẩm của người Xơ Đăng cũng đứng trước nguy cơ mai một dần.

Trước đây, người Xơ Đăng trồng bông dệt vải. Khung cửi của đồng bảo Xơ Đăng giống như khung dệt của đồng bào Ba Na hay Gia Rai. Quy trình dệt thổ cẩm hoàn toàn thủ công, bằng chính đôi tay khéo léo và tỉ mỉ của người phụ nữ. Họ chủ yếu dệt vải khổ hẹp từ 30 - 40m, nhưng cũng có khi dệt khi rộng tới 80cm. 

Màu sắc được lấy từ củ, lá, vỏ, quả cây rừng giã nhỏ rồi ngâm, ủ lấy nước nhuộm. Màu chàm, màu đỏ từ quả phum nhu (quả cà ri của người Kinh), màu đỏ từ củ nghệ và màu chàm từ lá của cây bằng lăng trộn chung với bùn. Nhưng bây giờ, nguyên liệu chế biến đó không còn nữa, nên được thay thế bằng những sợi len, sợi chỉ đủ màu mua ngoài thị trường.

Những cô gái trẻ luôn hào hứng với việc cắt may, sáng tạo trang phục truyền thống dân tộc
Những cô gái trẻ luôn hào hứng với việc cắt may, sáng tạo trang phục truyền thống dân tộc

Để tạo ra một bộ trang phục hoàn chỉnh rất kỳ công, tốn nhiều thời gian. Dệt một tấm thổ cẩm phải mất nhiều ngày và muốn may một bộ trang phục truyền thống phải mất ít nhất 5 ngày. Vào mùa lễ hội, đồng bào thường đặt hàng may nhiều đồ thổ cẩm. Họ khoác lên mình những trang phục truyền thống như khố, tấm dồ, váy áo... để dự lễ hội truyền thống như cúng máng nước, ăn trâu huê, mừng lúa mới, đám cưới... Họ mặc bộ trang phục đẹp nhất để dự hội, chúc phúc cho nhau, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho một năm mới an lành.

Hỗ trợ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa

Trước nguy cơ mai một trang phục truyền thống, Hội đồng Nhân dân huyện Nam Trà My triển khai Nghị quyết số 12/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 về “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng các dân tộc huyện Nam Trà My giai đoạn 2023 - 2025 định hướng đến năm 2030”. Đây cũng là một trong những nội dung của Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Theo đó, huyện vùng cao này đã tiến hành sưu tầm, phục dựng trang phục, trang sức của 3 nhóm dân tộc chính trên địa bàn gồm: Ca dong, Xơ Đăng và B’hnoong. 

Huyện đã tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo để các già làng, nghệ nhân, nhà khoa học, lãnh đạo có am hiểu về dân tộc học, đưa ra ý kiến để tiến đến thống nhất chung về mẫu trang phục, trang sức của từng dân tộc... nhằm đưa vào bảo tồn trong cộng đồng. Qua nhiều lần tiếp thu, chỉnh sửa, đến tháng 9 năm 2023 đã hoàn chỉnh trang phục, trang sức của đồng bào Ca Dong, Xơ Đăng, B’hnoong để đưa vào sử dụng trong lễ hội và hằng ngày, cũng như đưa trang phục truyền thống vào trường học.

Trang phục cách tân của nam nữ dân tộc Xơ Đăng, huyện Nam Trà My
Trang phục cách tân của nam nữ dân tộc Xơ Đăng, huyện Nam Trà My

Với chủ trương đó, đến nay, trên địa bàn huyện Nam Trà My đã phục hồi được nghề dệt và “xóa điểm trắng” về sắc phục truyền thống của các nhóm dân tộc. Mỗi dân tộc đều định hình, khôi phục được trang phục riêng với sắc màu, hoa văn và kiểu dáng đặc trưng. Trang phục của đồng bào Ca Dong có màu đen và màu chàm. Họa tiết hoa văn trên trang phục thường được trang trí chạy dọc theo chiều dài của áo, váy, khố với ba màu vàng, trắng, đỏ.

Tìm lại nét đẹp xưa

 Phụ nữ Ca Dong mặc áo chui đầu, không có tay áo, quấn váy và dây vải buộc ở bụng để giữ cho chiếc váy khỏi tuột. Trang phục của phụ nữ Ca Dong có chồng và lớn tuổi, ngoài dùng dây thắt lưng còn dùng đồ trang sức bằng chuỗi dây đồng dài, có gắn lục lạc quấn vào lưng quần. Kèm theo nhiều đồ trang sức bằng đồng, vòng bạc ở cổ, tay để tăng thêm vẻ đẹp mỗi khi tham gia lễ hội.

Trang phục đàn ông và thanh niên Ca Dong gồm: Khố và tấm choàng hình chữ X. Khố là một tấm vải dài, khổ hẹp được dệt trên nền chàm đen, với ba màu: đỏ, trắng và vàng chạy dọc theo chiều dài của thân khố và hai bên thân. Chân khố được kết nối với những tua màu đỏ. Đối với trang phục truyền thống của đồng bào Xơ Đăng vẫn nổi bật lên gam màu đen và màu chàm. Hoa văn trên trang phục chủ yếu được trang trí xung quanh áo, váy. 

Áo được may theo kiểu dáng cổ tròn, không có tay, toàn bộ chiếc áo chỉ có hai đường khâu kín đáo ở hai bên nách, mặt trong rất láng vì được mài nhẵn, còn mặt ngoài sần sùi hơn. Trang phục nam giới dân tộc Xơ Đăng là khố, áo chui đầu, tay áo được khoét sát nách. Phụ nữ mặc váy quấn, khăn đội đầu, khăn vai..., áo là kiểu áo chui đầu, không có tay.

Trang phục truyền thống của dân tộc Xơ Đăng ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My
Trang phục truyền thống của dân tộc Xơ Đăng ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My

Một phong cách đặc biệt nữa là, thiếu nữ Xơ Đăng đến tuổi trưởng thành thường dùng tấm choàng khoác qua người, như một dấu hiệu cho những chàng trai biết mình chưa xây dựng gia đình để có thể trò chuyện, tìm hiểu. 

Khi về nhà chồng, người con gái mang theo tấm khăn vai này, và giữ gìn như một vật kỷ niệm quý giá của thời con gái. Tấm choàng được dệt từ những sợi bông với nhiều màu sắc khác nhau. Để có tấm choàng, họ dệt 2 tấm vải sau đó ghép lại. Trên mặt phải của tấm choàng được trang trí hoa văn hình quả trám xen kẽ với các dải màu đen, trắng, đỏ.

Người Xơ Đăng còn sử dụng các loại hình trang sức như vòng đồng, vòng bạc, chuỗi hạt cườm, đặc biệt là các loại trang sức cỗ xưa như nanh, vuốt thú.... So với các nhóm dân tộc khác trong huyện Nam Trà My, nhóm B’hnoong hầu như không còn lưu truyền, sử dụng trang phục truyền thống, thậm chí cả trong các lễ hội ở làng, nên việc phục hồi rất khó khăn. 

Tuy nhiên, với nhiều lần tham khảo ý kiến của các già làng, nghệ nhân am hiểu truyền thống dân tộc để “tìm lại” vốn xưa. Từ đó, bộ trang phục truyền thống của họ đã được phục hồi. Nam giới có áo, khố, tấm choàng; nữ giới có áo, váy liền thân, váy ngắn 1/3 so với chân - dưới đầu gối, màu chủ đạo là màu xanh lục rin.

Túi thổ cẩm và sắc phục lễ hội của các cô gái Xơ Đăng
Túi thổ cẩm và trang phục lễ hội của các cô gái Xơ Đăng

Chỉ trong thời gian không lâu, trang phục truyền thống của các nhóm dân tộc chẳng những được phục hồi, mà còn được phát huy, đi vào thực tiễn cuộc sống. Tại Lễ hội Sâm Ngọc Linh năm 2023, Ngày hội Văn hóa Thể thao các dân tộc miền núi Quảng Nam lần thứ XX, năm 2023, tại huyện Phước Sơn…, các nghệ nhân, diễn viên các dân tộc huyện Nam Trà My đã có trang phục “chuẩn” để trình diễn nghệ thuật, thi trang phục truyền thống.

Từ một địa bàn vùng cao gần như đánh mất nghề dệt và trang phục truyền thống, huyện Nam Trà My đã phục hồi thành công một loại hình di sản quý báu của các dân tộc. Hiện nay, nghề dệt xuất hiện ở Trà Cang, Trà Leng, Trà Nam, Trà Mai. Các nghệ nhân lớn tuổi truyền dạy nghề dệt, thêu thùa, may mặc cho các cô gái trẻ. Nghề dệt may cũng góp phần mang lại nguồn lợi kinh tế cho các hộ gia đình. Người dân huyện vùng cao cũng thấy tự hào, cùng với chính quyền gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.