Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 33 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó sau dân tộc Kinh, đông nhất là dân tộc Khmer, tiếp theo là dân tộc Hoa và các thành phần DTTS khác.
Xuất phát từ điều kiện môi trường sống như, thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt, luôn tiềm ẩn nhiều tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, do vậy ngay từ khi lập kế hoạch, xây dựng Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cà Mau cũng đã chú ý đến chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Theo đó, năm 2023, thực hiện Dự án 7 Về chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc cho người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, tỉnh Cà Mau đã thực hiện giải ngân số tiền là 624 triệu đồng cho các huyện U Minh, Đầm Dơi và TP Cà Mau và Sở Y tế để thực hiện một số nội dung của Dự án.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 giai đoạn từ năm 2021-2025, với tổng kinh phí được đầu tư giải ngân là trên 374,6 tỷ đồng, tỉnh Cà Mau đã triển khai 10 Dự án của Chương trình. Trong đó, Trung ương hỗ trợ trên 231,6 tỷ đồng và ngân sách tỉnh bố trí đối ứng là 29,1 tỷ đồng); còn lại là vốn tín dụng chính sách trên 97,6 tỷ đồng và vốn huy động khác 16,2 tỷ đồng.
Ông Vương Văn Sáng, Trưởng phòng Dân tộc TP. Cà Mau cho biết, căn cứ vào Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 23/9/2023 của Ủy ban Nhân dân TP. Cà Mau ( tỉnh Cà Mau) thực hiện Dự án nêu rõ, đồng bào DTTS và miền núi sẽ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; được phổ biến kiến thức và thực hành trong chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em; hỗ trợ tăng cường việc khám thai định kỳ và hỗ trợ y tế cho phụ nữ trước, trong và sau khi sinh con. Được hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời và trẻ em suy dinh dưỡng vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Theo đó, trong tháng 10 và tháng 11/2023, Phòng Dân tộc TP Cà Mau phối hợp với các đơn vị, các phường có đối tượng được thụ hưởng thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/06/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức 3 lớp tập huấn, với tổng số 60 người tham gia là, Bí thư Chi bộ, Trưởng các khóm, Trưởng ban công tác mặt trận, đoàn thanh niên, hội phụ nữ các ban, ngành, đoàn thể, trưởng trạm y tế, nhân viên y tế các khóm, cộng tác viên dinh dưỡng và nhiều phụ nữ ở độ tuổi sinh nở.
Mới đây, ngày 26/10, tại hội trường UBND phường 2, Phòng Dân tộc đã triển khai lớp tập huấn đầu tiên cho các đại biểu theo thành phần, đến từ 4 khóm của phường 2. Lớp tập huấn đã cung cấp những nội dung, kiến thức lợi ích của việc khám thai định kỳ, dinh dưỡng hợp lý đối với phụ nữ mang thai và việc nuôi con bằng sữa mẹ; hướng dẫn cho trẻ em ăn bổ sung đúng cách dinh dưỡng cho hợp lý, cùng với việc theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ em thường xuyên.
Đồng thời, lớp tập huấn còn quán triệt một cách đầy đủ về các mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch về đẩy mạnh thông tin, truyền thông nâng cao về nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức các đoàn thể xã hội và Nhân dân trên địa bàn phường 2, trong việc thực hiện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế văn hóa – xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quyết định số: 861/QĐ-TTg ngày 4/06/2021 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch số: 138/KH-UBND ngày 23/9/2023 của Ủy ban Nhân dân thành phố.
Là địa phương được tổ chức lớp tập huấn Dự án 7, Chương trình MTQG 1719, ông Lê Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND phường 2 chia sẻ, Phường 2 thuộc vùng đồng bào DTTS, chúng tôi rất cần tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào DTTS, trong đó có chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em nhằn nâng cao tầm vóc cho đồng bào, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong vùng đồng bào DTTS.
"Mặc dù nguồn kinh phí từ Dự án có hạn, tuy nhiên để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, chương trình tập huấn, cũng như việc thực hiện các chính sách cho các đối tượng được thụ hưởng, phường 2 cũng đã vận động xã hội hoá thêm các phần quà như sữa, thuốc bổ để tại trạm y tế để cấp cho các bà mẹ mang thai và trẻ em là người DTTS đến khám bệnh.
Ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Cà Mau cho biết: Những năm qua, từ chương trình, dự án chính sách dân tộc, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng DTTS tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt. Hoạt động y tế của tỉnh nói chung, vùng đồng bào DTTS nói riêng không ngừng được tăng cường, củng cố và phát triển, đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh của Nhân dân.
Cơ sở vật chất ngành y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở được đầu tư, mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh dịch; vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường vùng DTTS được tăng cường. Đến nay, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc đạt 96,7%. Số giường bệnh/vạn dân đến cuối năm 2022 đạt 30,6 giường.
"Tuy nhiên, trong những cái khó vẫn còn, thì điều trăn trở nhất của tỉnh Cà Mau hiện nay là, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng vẫn còn tới 10,6%, chủ yếu rơi vào vùng nông thôn và đồng bào DTTS. Với Dự án 7 thuộc Chương trình MTQG 1719 kỳ vọng sẽ cải thiện được được tỷ lệ suy dưỡng và hướng đến nâng cao tầm vóc của đồng bào DTTS trên địa bàn",