Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS ở Nghệ An: Tha hương mưu sinh và hệ lụy (Bài 2)

Thanh Hải - 14:50, 27/10/2023

Bất ổn xã hội, con trẻ thiếu được giáo dục của gia đình, mất cân bằng dân số, thiếu lao động địa phương… là những hệ lụy đang diễn ra khi tình trạng hàng ngàn lao động thiếu việc làm, hoặc việc làm không ổn định dẫn đến tha hương để tìm kế mưu sinh, hiện vẫn đang tiếp diễn ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng,

Sau tết, nhiều lao động ở các bản làng miền núi xứ Nghệ rời bản vào miền Nam tìm kiếm việc làm
Sau Tết, nhiều lao động ở các bản làng miền núi xứ Nghệ rời bản vào miền Nam tìm kiếm việc làm

Tha hương mưu sinh

Đến một số bản làng miền Tây xứ Nghệ, dù là sáng sớm hay chiều muộn, thì cảnh tượng dễ bắt gặp là những ngôi nhà cửa đóng then cài, bởi chủ nhân đã tha hương mưu sinh. Còn ở những nhà có người ở, thì hầu hết đều là người già hoặc con trẻ. Nằm trong tình cảnh này, bà Vi Thị Tím ở bản Văng Môn xã Tam Hợp (Tương Dương) kể: Chỉ có hai vợ chồng già cùng đứa cháu nội còn chưa biết đi ở nhà thôi. Con trai và con dâu vào miền Nam tìm kiếm việc làm rồi.

Hỏi chuyện thì được biết, bản Văng Môn có 79 hộ với 328 nhân khẩu, nhưng có đến 70 người đi làm ăn xa quê. Theo anhh Lương Văn Thuận, Phó bản Văng Môn, xã Tam Hợp  những người đi làm ăn xa ở miền Nam, chủ yếu là lao động chính trong gia đình. Vào trong đó, họ xin làm công nhân cao su, hoặc làm thuê công nhật, thu nhập cũng không cao nhưng vẫn còn hơn, vì ở nhà không có việc làm.

Con trai và con dâu đi làm ăn xa, bà Vi Thị Tím ở bản Văng Môn xã Tam Hợp ở nhà trông cháu - ảnh CTV
Con trai và con dâu đi làm ăn xa, bà Vi Thị Tím ở bản Văng Môn, xã Tam Hợp ở nhà trông cháu nội. Ảnh CTV

Cũng tình trạng vắng vẻ như vậy, bản Kẻo Nam, xã Bắc Lý (Kỳ Sơn) có khoảng 60 hộ nhưng giờ chỉ còn người già và trẻ nhỏ. Phó Bí thư Đảng ủy xã Bắc Lý Nguyễn Viết Dũng cho biết: Nhiều gia đình đã để lại nhà cửa, con nhỏ cho ông bà trông nom để vào Nam làm thuê; thậm chí có nhiều gia đình bồng bế nhau đi hết luôn. Họ đi suốt, mãi cuối năm, cũng có khi mấy năm mới về một lần.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở các huyện miền Tây xứ Nghệ, việc người dân rời quê hương đi tìm việc làm xa quê có xu hướng ngày càng tăng. Trong số đó, có không ít người là cán bộ thôn bản, cán bộ xã. Chẳng thế, mà khi đề cập đến câu chuyện lao động tha hương, Bí thư Đảng uỷ xã Bảo Thắng Vi Thị Đắm thốt lên tiếc nuối: Cứ vào đầu các năm, xã lại nhận được đơn xin nghỉ việc của một số cán bộ bản, hoặc cán bộ hội đoàn thể với lý do đi tìm việc làm. 

Lý giải về nguyên nhân này, bà Vi Thị Đắm cho biết, ngoài sự khó khăn về sản xuất, chăn nuôi, thì phụ cấp cho cán bộ thôn bản, các hội, đoàn thể quá thấp, buộc họ phải xoay xở tìm việc khác để có thể nuôi gia đình, con cái.

Hình ảnh quen thuộc ở các bản làng miền Tây xứ Nghệ là con cái đi làm ăn xa, ông bà vừa trông cháu vừa trồng trọt, chăn nuôi - ảnh CTV
Hình ảnh quen thuộc ở các bản làng miền Tây xứ Nghệ là con cái đi làm ăn xa, ông bà vừa trông cháu vừa trồng trọt, chăn nuôi - ảnh CTV

Cơ hội tìm kiếm việc làm ở tại quê hương chưa bao giờ là dễ dàng. Đơn cử tại địa bàn huyện Quế Phong và Quỳ Châu, mặc dù hàng năm có khoảng 3.000 người bước vào độ tuổi lao động nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề, do vậy gần 10 năm lại đây, 2 huyện gần như không có dự án nào thu hút được trên 50 lao động 

Tại huyện Quế Phong, có một số nhà máy thủy điện, nhưng cần nhân lực kỹ thuật cao; có một đơn vị, là Dự án Sản xuất than hoạt tính tại xã Đồng Văn, nhưng cũng chỉ sử dụng được khoảng 40 lao động phổ thông theo mùa vụ; huyện Quỳ Châu chưa có nhà máy nào sử dụng trên 20-30 lao động. 

Tình hình tại các huyện miền núi khác như: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp… cũng tương tự. Trên thực tế, tại các huyện trên cũng có hoạt động kinh tế như: khai thác khoáng sản hay chế biến nông lâm sản, nhưng chủ yếu chỉ sử dụng lao động gia đình và lao động nam nên các lao động nữ trẻ thường phải đi làm ăn xa. Hoặc có nhiều lao động khác nhưng họ không muốn làm công việc này.

Và hệ lụy…

Không nói thì cũng hình dung rõ về những hệ lụy do lao động đi làm ăn xa, để lại. Đề cập đến vấn đề này, ông Phan Thanh Hùng, Phó phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH)  huyện Con Cuông bày tỏ: Đúng là có rất nhiều hạn chế, bất cập từ việc các lao động đi làm ăn xa nhà. Tôi thấy rằng, ở đâu mà có nhiều lao động đi làm ăn xa, thì ở đó các phong trào của địa phương ấy giảm đáng kể, không có sự sôi nổi và thiếu khí thế. Quá trình đóng góp sức người, sức của trong xây dựng NTM, cũng như các hoạt động xóa đói giảm nghèo bị hạn chế. Chưa kể, việc huy động nhân lực theo phương thức ”4 tại chỗ” khó thực hiện.

Các cháu nhỏ ở Kỳ Sơn chuẩn bị lên xe vào Nam thăm bố mẹ khi hè đến
Các cháu nhỏ ở Kỳ Sơn chuẩn bị lên xe vào Nam thăm bố mẹ khi hè đến

Ở một địa phương có đông lao động đi làm ăn xa như huyện Kỳ Sơn, thì hệ lụy, bất ổn còn lớn hơn rất nhiều. Trong giai đoạn 2020 đến nay, hàng năm có từ 10.000 đến 13.000 lao động tự tìm việc làm (lao động tự do). Riêng từ đầu năm năm 2023 đến nay, huyện Kỳ Sơn có hơn 15.353 lao động tự do đi làm ăn xa. Chủ yếu đi làm việc tại các địa phương như Đắc Lắc, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh. Trong khi đó, toàn huyện có 83.480 người. Điều đó cho thấy, số lao động đi làm ăn xa chiếm khoảng 1/7 tổng dân số của cả huyện.

Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Kỳ Sơn thông tin: Có rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến địa phương cũng như chính gia đình của các lao động mưu sinh xa quê. Khi bố mẹ đi làm ăn xa, con nhỏ gửi lại cho ông bà nên đang có một bộ phận trẻ nhỏ thiếu đi sự chăm sóc, nuôi dạy của bố mẹ nên việc học hành bị ảnh hưởng, một số em nhỏ đã tự ý bỏ học giữa chừng; nhiều người già và trẻ nhỏ không có người làm chỗ dựa lúc đau ốm.

 Cũng do mưu sinh, nhiều lao động khát khao đi xa quê tìm kiếm việc làm, vô tình trở thành nạn nhân của những đối tượng mua bán người. Mặt khác, một bộ phận người lao động do trình độ, nhận thức chưa cao, lập trường không vững nên dễ bị lợi dụng, mua chuộc, lừa đảo thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội: ma túy, mại dâm, cờ bạc,... tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.

 Còn đối với địa phương, do lao động đi làm ăn xã dẫn đến thiếu hụt lao động trong độ tuổi; nhu cầu tiêu dùng hàng hóa ở địa phương bị giảm sút, ảnh hưởng đến việc xây dựng các phong trào thi đua...

Người dân xã Mỹ Lý huyện Kỳ Sơn đi làm thuê ở phía Nam - ảnh NVCC
Người dân xã Mỹ Lý huyện Kỳ Sơn đi làm thuê ở phía Nam - ảnh NVCC

Theo giải thích của một số địa phương, vì lí do nhiều lao động đi làm ăn xa nên công tác quản lý, điều tra, thu thập thông tin của một bộ phận người lao động trong độ tuổi tại các địa phương gặp nhiều khó khăn. 

Chưa kể, một bộ phận không nhỏ người lao động, tự mình tìm kiếm việc làm thông qua môi giới của các doanh nghiệp, người quen mà không thông qua chính quyền địa phương; hoặc không phải là các doanh nghiệp do chính quyền địa phương các cấp giới thiệu tuyển dụng. Do vậy, khó kiểm soát được người lao động đi làm việc ở đâu và làm nghề gì.

Phải nhìn nhận một cách khách quan, nhiều lao động từ việc đi làm ăn xa đã giúp gia đình có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống, góp phần xóa đói nghèo. Song, tỷ lệ lao động đi làm ăn xa quá lớn thì, bất cập, hệ lụy lại là vấn đề lớn hơn, đáng báo động hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nỗ lực để có nước sinh hoạt cho người dân sau mưa lũ

Nỗ lực để có nước sinh hoạt cho người dân sau mưa lũ

Sau mưa lũ, hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng, thiệt hại. Nhiều công trình cấp nước tại các địa phương đang dừng hoạt động, nguồn nước dùng sinh hoạt của Nhân dân bị gián đoạn, ô nhiễm và thiếu trên diện rộng. Trước mắt, để giải quyết nguồn nước sinh hoạt, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp, bảo đảm người dân có đủ nước sinh hoạt trong thời gian chờ khắc phục lại các công trình.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

Chiều 10/10/2024, tại Hà Nội, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, tình hình khắc phục hậu quả mưa bão. Cuộc làm việc được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Thủ tướng: Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện ASEAN-Ấn Độ cần chia sẻ tầm nhìn chung dài hạn

Thủ tướng: Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện ASEAN-Ấn Độ cần chia sẻ tầm nhìn chung dài hạn

Thời sự - PV - 8 phút trước
Chiều 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 21.
Nỗ lực để có nước sinh hoạt cho người dân sau mưa lũ

Nỗ lực để có nước sinh hoạt cho người dân sau mưa lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sau mưa lũ, hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng, thiệt hại. Nhiều công trình cấp nước tại các địa phương đang dừng hoạt động, nguồn nước dùng sinh hoạt của Nhân dân bị gián đoạn, ô nhiễm và thiếu trên diện rộng. Trước mắt, để giải quyết nguồn nước sinh hoạt, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp, bảo đảm người dân có đủ nước sinh hoạt trong thời gian chờ khắc phục lại các công trình.
Hà Giang: Sẵn sàng cho Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV

Hà Giang: Sẵn sàng cho Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hà Giang lần thứ IV, năm 2024, sẽ diễn ra trong hai ngày 14 - 15/10, tại thành phố Hà Giang. Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội đại đoàn kết các dân tộc trên toàn tỉnh, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Nhân dịp này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang về công tác chuẩn bị và những kỳ vọng mà Đại hội đặt ra.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu: Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Chủ tịch Hội đồng châu Âu: Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Thời sự - PV - 23:45, 10/10/2024
Chiều 10/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel.
Lâm Bình (Tuyên Quang): Tín dụng chính sách tạo lực cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội

Lâm Bình (Tuyên Quang): Tín dụng chính sách tạo lực cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế - Tiến Mạnh - 23:25, 10/10/2024
Huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) có tổng diện tích tự nhiên hơn 90 nghìn ha. Đây là nơi sinh sống của 12 dân tộc với trên 51.000 nhân khẩu, trong đó, đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ 94,29%. Trong những năm qua, huyện Lâm Bình đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện tốt các chương trình, chính sách đầu tư vào vùng đồng bào DTTS, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, đời sống kinh tế - văn hóa, xã hội trong vùng đồng bào dân tộc không ngừng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS.
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đức Cơ (Gia Lai): Đối thoại chính sách về phòng chống tảo hôn, sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em

Đức Cơ (Gia Lai): Đối thoại chính sách về phòng chống tảo hôn, sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em

Pháp luật - Ngọc Thu - 22:55, 10/10/2024
Ngày 10/10, tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ (Gia Lai), Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Pnôn đã tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách với hội viên phụ nữ, với chủ đề phòng chống tảo hôn và thực hiện 4 gói chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em. Tham dự có 90 cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã.
Bắc Giang: Người có uy tín - Những tuyên truyền viên pháp luật tận tụy

Bắc Giang: Người có uy tín - Những tuyên truyền viên pháp luật tận tụy

Trang địa phương - Mỹ Dung - CTV - 22:17, 10/10/2024
Trong vài năm trở lại đây, nhận thức về chính sách và pháp luật của cộng đồng dân cư, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS của tỉnh Bắc Giang được nâng lên rõ rệt. Góp phần vào thành công ấy không thể không kể đến đội ngũ Người có uy tín – Đây không chỉ là "cầu nối" quan trọng trong việc truyền đạt, phổ biến pháp luật, mà còn góp phần triển khai, thực hiện các chính sách và pháp luật hiệu quả.
Công trình trụ sở UBND xã Hướng Phùng: Nhiều hạng mục hư hỏng nặng sau 3 tháng đưa vào sử dụng

Công trình trụ sở UBND xã Hướng Phùng: Nhiều hạng mục hư hỏng nặng sau 3 tháng đưa vào sử dụng

Pháp luật - Phạm Tiến - 22:11, 10/10/2024
Với tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng, công trình trụ sở UBND xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được khởi công vào tháng 5/2023 và hoàn thành vào tháng 6/2024. Tuy nhiên mới sau 3 tháng hoàn thành, nhiều hạng mục như tường rào, bờ kè… đã nứt toác tiểm ẩn nguy hiểm cho những hộ dân sống gần khu vực.
Trưng bày “The La – Ngàn năm canh cửi” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Trưng bày “The La – Ngàn năm canh cửi” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Tin tức - Nguyệt Anh - 21:51, 10/10/2024
Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) và Kỷ niệm 94 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức trưng bày “The La – Ngàn năm canh cửi”.
Thủ tướng: 3 định hướng phát triển hợp tác ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Thủ tướng: 3 định hướng phát triển hợp tác ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Thời sự - PV - 21:50, 10/10/2024
Tiếp tục chương trình làm việc của các Hội nghị Cấp cao, ngày 10/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3.