Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Điện Biên: Đa dạng hình thức đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Trang Diệp - 14:50, 28/11/2022

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng đổi mới và gắn với nhu cầu thực tiễn, nhằm tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân đang được tỉnh Điện Biên triển khai đồng bộ, bài bản, hiệu quả. Việc đào tạo nghề sẽ góp phần tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại, gia tăng giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường.

Điện Biên tiếp tục đặt mục tiêu mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 8.500 lao động.
Điện Biên tiếp tục đặt mục tiêu mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 8.500 lao động.

Triển khai nhiều giải pháp

Từ đầu năm 2022 đến nay, Sở LĐTB&XH tỉnh Điện Biên đã ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện nhiều giải pháp, nhằm tạo cơ hội và nâng cao trình độ cho lực lượng lao động, đặc biệt là lao động nông thôn như: Tăng cường tư vấn - giới thiệu việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề - tạo việc hay mở các lớp tập huấn nghiệp vụ về việc làm…

Bên cạnh đó, Sở cũng đa dạng hóa các hình thức kết nối cung - cầu lao động giữa đơn vị đào tạo và nhà tuyển dụng. Kết quả, hàng chục nghìn lao động phổ thông đã được giải quyết việc làm thông qua các chương trình tuyển dụng, kết nối. Trong đó, có lượng lớn lao động được làm việc trong những môi trường thuận lợi tại các công ty, doanh nghiệp ngoài tỉnh.

Ông Hoàng Văn Quyền, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Điện Biên cho biết, thời gian qua, phía Sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nắm đầy đủ thông tin, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề cần học, sao cho phù hợp với tình hình phát triển của địa phương. Thông qua các lớp đào tạo, lao động đã biết áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời có định hướng phát triển nghề nghiệp, sản xuất theo hướng bền vững.

Nhờ bám sát các hướng dẫn, chỉ đạo từ Bộ LĐTB&XH, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên, mà địa phương đã đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.

Cụ thể, năm 2021, Điện Biên đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề cho 8.185 lao động, đạt 101,06% so với kế hoạch tỉnh giao và tăng 1,61% so với năm 2020. Trong đó có khoảng 4.800 lao động nông thôn được hưởng hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Nhà nước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo duy trì được việc làm ổn định đạt trên 75%. Những kết quả đó, đã góp phần rất tích cực vào công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương.

Điện Biên tiếp tục đặt mục tiêu, mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 8.500 lao động. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm ổn định ở tỉnh đạt khoảng 80%. Qua đó, giúp người lao động có thể tiếp cận được với các công việc đòi hỏi tay nghề cao để có thu nhập ổn định hơn.

Người lao động tin tưởng
Chia sẻ với phóng viên, ông Phạm Văn Huấn, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên huyện Điện Biên cho hay, với lực lượng lao động nông thôn khá đông đảo, huyện Điện Biên đã và đang tập trung mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương. Trong 2 năm trở lại đây, huyện đã tổ chức hơn 30 lớp đào tạo nghề cho gần 1.100 lao động nông thôn.

Ông Lò Văn Khụt (trú tại xã Noong Luống, huyện Điện Biên) đã tham gia khóa đào tạo nghề nuôi cá nước ngọt trong ao hồ do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên huyện Điện Biên tổ chức từ 2 năm trước. Với những kiến thức đã được học, cộng thêm sự chịu khó tìm tòi học hỏi, ông đã tạo dựng được một ao cá rộng khoảng 1.500m2. Ao cá này của gia đình đã cho thu hoạch 3 vụ cá, mỗi vụ thu hơn 2 tấn (trừ chi phí, gia đình cũng có khoảng 120 triệu đồng/năm).

Tỉnh Điện Biên triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo cơ hội và nâng cao trình độ cho lực lượng lao động.
Tỉnh Điện Biên triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo cơ hội và nâng cao trình độ, tay nghề cho lực lượng lao động.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Điện Biên Đông thông tin: Từ năm 2020 đến nay, huyện đã mở 36 lớp đào tạo nghề cho gần 1.260 lao động nông thôn. Thông qua các khóa đào tạo, người lao động tại địa phương được nâng cao nhận thức, từng bước thay đổi thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông sang chăn nuôi tập trung; Biết vận dụng kiến thức đã học vào việc sản xuất, chăn nuôi của gia đình để tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ. 

Đặc biệt, một số hộ gia đình đã xây dựng được các mô hình sản xuất hiệu quả, cho thu nhập cao. Nhiều lao động có tay nghề đã được nhận vào làm tại các cơ sở sản xuất, hợp tác xã và có nguồn thu nhập ổn định.Trường hợp của gia đình ông Lầu Chờ Dế (trú tại xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông), là một trong những ví dụ điển hình cho việc thoát nghèo nhờ phát triển kinh tế. 

Theo ông Dế, sau khi tham gia lớp đào tạo nghề kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh cho trâu bò, gia đình đã vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Thay vì thả rông trong rừng hàng tháng trời, ông đã làm chuồng để nuôi nhốt nhằm bảo vệ đàn gia súc, thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe của vật nuôi. Khi phát hiện trâu bò bị ốm hay mắc bệnh, ông chủ động mua thuốc về điều trị, bổ sung thêm thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho chúng. Nhờ việc chăn nuôi khoa học, đàn trâu, bò của gia đình sinh trưởng và phát triển ổn định, tạo nguồn thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/năm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Tin nổi bật trang chủ
Tin trong ngày - 29/3/2023

Tin trong ngày - 29/3/2023

Media - BDT - 20:30, 29/03/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Sẽ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh vào dịp 19/5; Diễn đàn quốc tế “Phụ nữ, An ninh Mạng và STEM”; Xây dựng Tp. Buôn Ma Thuột thành trung tâm Logistics vùng Tây Nguyên; cùng các tin tức thời sự khác. Sau đây là thông tin chi tiết.
Hậu Giang: Hơn 4,1 tỷ đồng hỗ trợ sinh kế và nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu

Hậu Giang: Hơn 4,1 tỷ đồng hỗ trợ sinh kế và nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu

Môi trường sống - Gia Hưng - 20:18, 29/03/2023
Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam triển khai Dự án “Hỗ trợ sinh kế cho người dân và nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu cho cộng đồng tại tỉnh Hậu Giang”.
Rà soát vi phạm khi cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Rà soát vi phạm khi cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Pháp luật - G.H - 20:17, 29/03/2023
Văn phòng Chính phủ đã có thông báo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc xử lý sau thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.
Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh vào dịp 19/5

Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh vào dịp 19/5

Giải trí - BĐT - 20:16, 29/03/2023
Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2022 dự kiến sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày sinh nhật Bác 19/5.
Quảng Nam: Đầu tư 210 tỷ đồng xây kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển ở Hội An

Quảng Nam: Đầu tư 210 tỷ đồng xây kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển ở Hội An

Môi trường sống - G.H - 20:15, 29/03/2023
UBND tỉnh Quảng Nam quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng công trình kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại, Tp. Hội An với tổng kinh phí 210 tỷ đồng.
Bảo tồn kho tàng sách cổ của người Dao

Bảo tồn kho tàng sách cổ của người Dao

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, cộng đồng dân tộc Dao ở Lào Cai đã tạo dựng nên các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa các dân tộc Lào Cai. Đặc biệt, với người Dao, tri thức bản địa được ghi chép khá hệ thống, chi tiết và đầy đủ bằng văn tự. Đó là kho tàng sách cổ bằng chữ Nôm Dao.
Ưu tiên nguồn lực đầu tư sản xuất trang thiết bị cho lực lượng PCCC

Ưu tiên nguồn lực đầu tư sản xuất trang thiết bị cho lực lượng PCCC

Tin tức - PV - 20:14, 29/03/2023
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh sự cần thiết phải ưu tiên nguồn lực đầu tư cho việc sản xuất trang thiết bị để trang bị tốt nhất có thể cho các lực lượng làm công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) thực hiện nhiệm vụ hiệu quả, an toàn hơn.
Toàn bộ học sinh bị ngộ độc điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đã xuất viện

Toàn bộ học sinh bị ngộ độc điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đã xuất viện

Sức khỏe - PV - 20:13, 29/03/2023
Toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Kim Giang trong vụ nghi ngộ độc thực phẩm điều trị Bệnh viện Bạch Mai đã được xuất viện.
Thanh Hóa ngăn chặn hiểm họa ma túy trong giới trẻ

Thanh Hóa ngăn chặn hiểm họa ma túy trong giới trẻ

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 18:14, 29/03/2023
Những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy đã và đang được tất cả các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa quan tâm và đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh để từng bước đẩy lùi loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này.
Thành công từ mô hình trồng rau “5 không”

Thành công từ mô hình trồng rau “5 không”

Khởi nghiệp - Sơn Ngọc - 17:31, 29/03/2023
Ở khu phố 15, thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận), anh Nguyễn Minh Châu ở Láng Ngựa là một trong những điển hình thanh niên khởi nghiệp với mô hình trồng rau thủy canh “5 không”, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản sạch của người tiêu dùng.
Phòng, chống dịch bệnh Marburg: Giám sát tại các cửa khẩu, biên giới

Phòng, chống dịch bệnh Marburg: Giám sát tại các cửa khẩu, biên giới

Sức khỏe - PV - 17:00, 29/03/2023
Nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh Marburg, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong, ngành Y tế tỉnh Bình Phước đang chủ động triển khai các phương án phòng, chống dịch.