Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những bản làng vắng bóng người trẻ

Việt Thắng - Khánh An - 22:51, 01/07/2023

“Đường sá thì ngày càng thuận lợi, bản làng khang trang… nhưng buồn lắm, thanh niên nó đi hết rồi, chỉ còn người già và trẻ con ở nhà thôi”. Đó là tâm tình của một người dân ở xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), khi nói về “công cuộc” ly hương tìm kế sinh nhai của thanh niên miền núi.

Bản Kẻo Nam vắng hoe vì hầu hết bà con đi làm ăn xa
Bản Kẻo Nam vắng hoe vì hầu hết bà con đi làm ăn xa

Ly hương

Phải mất hơn 2 giờ đồng hồ chạy bằng xe gắn máy, chúng tôi mới đến được bản Kẻo Nam (xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An). Bản toàn người Khơ Mú sinh sống. Trước, Kẻo Nam ở xa tít tận biện giới với nước bạn Lào. Năm 2012, huyện Kỳ Sơn vận động bà con di dân ra vùng đất mới để thuận tiện đi lại, làm ăn…

Bản mới được xây dựng trên một quả đồi tương đối rộng, đường sá đi lại thuận lợi. Thế nhưng, đáng buồn là từ ngày về bản mới, đời sống của bà con lại không khá hơn, mà có phần đi xuống. Nguyên nhân là do “con ma túy” nó len lỏi về bản.

Đã thế, giá trâu bò ngày một rẻ, nương rẫy cũng khó làm hơn, phân nửa bà con trong bản rủ nhau đi làm thuê tận các tỉnh phía Nam.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì 57 hộ dân của bản nay chỉ còn lại một nửa còn có người ở nhà và cũng chỉ là người già và con trẻ thôi. Ngay cả Bí thư Chi bộ của bản cũng rời quê đi làm ăn.

Năm 2021, Phó Ban chỉ huy quân sự xã Bắc Lý - ông Cụt Văn Định được Đảng ủy điều về làm Bí thư Chi bộ để thay cho Bí thư cũ đã đi làm ăn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Viết Dũng - Phó Bí thư Đảng ủy xã Bắc Lý cho biết: Góp một phần tạo công ăn việc làm cho bà con, hàng năm xã phối hợp với Binh đoàn 15 ở Gia Lai, tuyển lao động cho Binh đoàn. Thấy làm ăn được, nhiều gia đình đã để lại nhà cửa, con nhỏ cho ông bà trông để vào Gia Lai làm công nhân cao su, thậm chí có nhiều gia đình bồng bế nhau đi hết luôn.

Bản Phà Lõm (xã Tam Hợp, Tương Dương), cũng phần lớn “cửa đóng then cài”
Bản Phà Lõm (xã Tam Hợp, Tương Dương), cũng phần lớn “cửa đóng then cài”

Năm 2021, bản làng rộn ràng được một thời gian vì bà con chạy dịch Covid-19 trở về. Tuy khốn khó, nhưng tiếng nói cười lại huyên náo cả vùng quê. Hết dịch, bản làng lại vắng hoe. Lớp lớp thanh niên lại tìm đường đi làm ăn xa.

Anh Xồng Bá Chớ - Trưởng bản Phà Lõm (xã Tam Hợp, huyện Tương Dương) cho hay, bản có 128 hộ dân, nhưng đến nay, có 156 người đã đi làm ăn xa. “Người dân ở nhà ngoài lên rừng thì không biết làm gì để kiếm tiền nên phải đi thôi”, Trưởng bản Chớ nói như thế.

Cách Phà Lõm không xa là bản Huồi Sơn, cũng “lặng ngắt như tờ”. Hai bên con đường ngoằn ngoèo, không một cánh cửa nào hé mở. Một cụ già duy nhất mà chúng tôi gặp ở bản này, thở dài: “Đi hết rồi, đi làm ăn xa cả rồi. Muốn gặp thanh niên thì chờ đến Tết nó về”.

Chúng tôi xuôi về bản Văng Môn. Cũng như các bản khác, phần lớn đều “cửa đóng then cài”. Trưởng bản Lương Văn Thuận cho biết, bản có 79 hộ dân, nhưng nay thì không còn mấy người ở nhà nữa, họ đi làm ăn hết. “Hầu hết bà con vào làm công nhân cho Binh đoàn 15. Ở nhà chỉ còn ông bà già, người tàn tật và trẻ nhỏ thôi”, anh Thuận cho biết.

Hè đến, nhiều cháu đón xe vào Nam thăm bố mẹ
Hè đến, nhiều cháu đón xe vào Nam thăm bố mẹ

Tìm cha

Hình ảnh những đứa trẻ vùng cao Nghệ An, sau khi được nghỉ Hè đã tự đón xe khách vào Nam tìm gặp bố mẹ, đã làm xúc động biết bao người. Nhưng, đối với bà con ở đây, thì đó là “chuyện thường ngày ở huyện”.

Ông Lê Hồng Lập - Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Kỳ Sơn chia sẻ, đó là hình ảnh quen thuộc trong những năm qua khi rất nhiều người dân địa phương đi làm ăn ở các tỉnh phía Nam. Ông Lập cho biết, cứ mỗi dịp tết cổ truyền, những người lao động trở về quê đoàn tụ với gia đình. Ra Tết, những chuyến xe của Binh đoàn 15 lại đón họ tận các xã để quay trở lại làm việc. Nhiều gia đình ra đi, để con cái lại nhờ ông bà nội, ngoại chăm sóc.

Hè đến, nhớ thương bố mẹ, các cháu tự đón xe để vào thăm. Nhu cầu đoàn tụ của các cháu là hết sức chính đáng và tình cảm đó là rất đáng trân trọng, nhưng để trẻ em đi một mình thì tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các cháu. Vì vậy, huyện Kỳ Sơn đã yêu cầu các xã nắm bắt tình hình cụ thể, vận động người thân đi cùng, có biện pháp bảo đảm an toàn cho các cháu trong quá trình di chuyển. “Nói thật, làm sao mà cháu nào cũng có có người thân đi kèm được, tiền đâu, rồi thời gian nữa…”, ông Lập nói thật lòng.

Sáng kiến của Công an huyện Kỳ Sơn đã phần nào làm ấm lòng thân nhân các cháu và bà con nữa. Đó là đề nghị các nhà xe giảm giá vé, trao quà như nước uống, bánh kẹo và sữa để các cháu bồi dưỡng thêm trên đường đi…

Chủ xe khách Hà Thị Hạnh đã tiên phong phục vụ các cháu rất tốt. Bà cho biết, có những chuyến xe chỉ chờ toàn các cháu vào Nam thăm bố mẹ. Dù chỉ có 30 khách “nhí” thôi, nhưng bà đã thuê thêm 3 người giúp việc để phục vụ, quản lý, giúp đỡ các cháu trên suốt hành trình đi về. Trong lúc, nhà xe chỉ thu một nửa tiền vé đối với các cháu và miễn phí hoàn toàn với những cháu có hoàn cảnh khó khăn.

Nhà xe đã yêu cầu, người thân cung cấp thông tin không chỉ của các cháu mà còn cả của bố mẹ và người nhà ở quê. Trong suốt hành trình, nhà xe luôn giữ liên lạc với người nhà và bố mẹ các cháu. “Lo nhất là khi các cháu xuống ăn cơm, hoặc đi vệ sinh. Trẻ con thích khám phá, chúng có thể chạy lung tung, rất dễ bị lạc. Cho nên chúng tôi phải kèm chặt các cháu”,  bà Hạnh cho biết.

Trò chuyện với chúng tôi qua điện thoại, anh Xồng Bá Lầu vẫn chưa thôi xúc động: “Các cháu đã vào an toàn, khỏe mạnh. Bây giờ cả nhà chúng tôi lại có dịp ở bên nhau. Vì hoàn cảnh phải đi làm ăn xa nên gửi các con lại cho ông bà. Nhớ các con lắm, cứ mong Hè đến để các cháu vào trong này ít hôm. Hết Hè, vợ chồng tôi lại để các cháu về quê, đến trường, không để các cháu phải nghỉ học mô”.

Trong lúc đó, các thầy cô giáo thì không khỏi băn khoăn, vì bên cạnh những cháu trở về đi học tiếp, cũng có những cháu không về nữa, con đường đến trường sẽ giang dở. “Rất mong các vị phụ huynh tạo mọi điều kiện để các cháu trở về đi học tiếp. Có như thế thì tương lai của các cháu mới tốt đẹp hơn, tránh đi cái vòng luẩn quẩn: Đói nghèo vì do thất học”,  một cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn tâm sự.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 4 giờ trước
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 4 giờ trước
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 5 giờ trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 8 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 8 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 9 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 9 giờ trước
Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 9 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.