Trong câu chuyện trên nương, trên rẫy, chúng tôi được nghe nhiều về những tấm gương Người có uy tín ở vùng cao biên giới huyện Tương Dương (Nghệ An) cùng Bộ đội Biên phòng tuần tra đảm bảo an ninh biên giới; cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; là đầu tàu gương mẫu phát triển kinh tế và vận động bà con dân bản xóa đói, giảm nghèo… Tôi chợt nhận ra rằng: họ chính là “bức tường thành”, là điểm tựa góp phần cho thế trận lòng dân thêm vững chắc, để bản làng ngày một bình yên hơn.
Xác định tiêu chí thu nhập và giảm nghèo là 2 tiêu chí quan trọng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, cùng sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng bào các DTTS ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã đồng lòng, nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, xây dựng làng nông thôn mới.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Đảng bộ, chính quyền huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thôn bản được thụ hưởng tập trung xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa nội dung của Chương trình. Đồng thời sau khi được phê duyệt đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án thành phần được giao, đảm bảo thời gian theo quy định.
Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, bản Rào Tre đã “khoác lên mình” tấm áo mới. Đường vào bản không còn như “sợi chỉ vàng” vắt vẻo lưng chừng mây như trước. Thay vào đó là con đường nhựa bạt núi, nối với đường mòn Hồ Chí Minh. An ninh vùng biên được đảm bảo, thế trận lòng dân thêm vững chắc.
Ngày 6/10, tại Tp. Thái Nguyên, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tổ chức hoạt động “Giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình sinh kế hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người”.
Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hòa đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS của tỉnh giảm còn 28,9% (cuối năm 2022). Thành quả đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân toàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt xã Pha Mu, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu có nhiều khởi sắc. Kết cấu hạ tầng có bước phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao…
Trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, Người có uy tín ở Hòa Bình luôn phát huy vai trò tiên phong; họ không chỉ tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng mà còn tuyên truyền, vận động giúp đỡ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, hiến đất xây dựng các công trình, góp phần làm thay đổi diện mạo bản làng và nâng cao đời sống.
Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, là vùng đất có đặc thù khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài, thường bị xâm nhập mặn. Người dân Hàm Tân thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Những năm gần đây, từ các chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung, chính sách đầu tư đặc thù của tỉnh Bình Thuận nói riêng, đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra vào ngày 30/9, tại Tp. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn.
Ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận có những ngôi làng (nay là khu phố) dân số chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống từ lâu đời. Nhiều năm qua, nhờ các chương trình, dự án chính sách dân tộc đầu tư hỗ trợ nên đời sống của người dân trong các khu phố không còn khó khăn, thiếu thốn như xưa. Đặc biệt, đồng bào nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống trong lòng phố thị.
Tánh Linh là huyện đi đầu của Bình Thuận trong việc thực hiện Dự án 1 về xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn kinh phí xây dựng nhà ở vẫn chưa được giải ngân, hoặc giải ngân chậm do vướng các quy định, thủ tục hành chính..
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý (TGPL), là một mục tiêu của Tiểu dự án 1, Dự án 10 trong Chương trình MTQG 1719. Theo đó, từ nguồn kinh phí của Chương trình, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai được nhiều hoạt động, với nhiều hình thức, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp Nhân dân ở các địa bàn vùng DTTS và miền núi.
Tổ liên kết trồng chuối lùn của chị em phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Tà Rụt, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị được thành lập từ năm 2019. Sau 3 năm thực hiện với hình thức liên kết, đã giúp hàng chục chị em phụ nữ là hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS có việc làm, thu nhập ổn định. Đặc biệt khi có các chính sách “tiếp sức” hỗ trợ của Hội LHPN các cấp và Chương trình MTQG 1719, sản phẩm chuối lùn Tà Rụt đứng trước cơ hội phát triển, trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của địa phương.
UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch số 221/KH-UBND về việc thực hiện Dự án chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
Trà Cú là huyện khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (đồng bào Khmer chiếm trên 63% dân số toàn huyện). Từ một huyện nghèo, được đầu tư, hỗ trợ các chính sách dân tộc như, Chương trình 135, Chương trình 134 và các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), nhờ đó đến đầu năm 2023, huyện đã có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Hiện nay, huyện đang tập trung nâng chất và giữ vững các tiêu chí đã đạt, trong đó ưu tiên hỗ trợ lĩnh vực sinh kế nhằm đảm bảo tiêu chí việc làm, giảm nghèo bền vững cho đồng bào.
Trước những hệ lụy của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT), thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Nhờ đó, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thay đổi theo hướng tích cực, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 10.596 lượt Người có uy tín trong đồng bào DTTS được công nhận. Phát huy vai trò của mình, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh đã trở thành những “đầu tàu” trong các phong trào của địa phương, góp phần quan trọng giúp địa phương thực hiện hiệu quả lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc, từ đó thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi của tỉnh.
Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 2181/QĐ-UBND, ngày 25/6/2013, được đánh giá là cuộc “cách mạng” thay đổi nhận thức của đại đa số đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh. Đến nay, Đề án đang tiếp tục được thực hiện, với quyết tâm đưa nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông thành nền nếp, tập quán bền vững...
Ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã được các Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đặc biệt quan tâm nhằm đổi mới hoạt động và tư duy sản xuất. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn.