Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Thuận: Hiệu quả từ các chính sách đặc thù dành cho vùng DTTS

Đăng Diện - 17:03, 22/10/2023

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương và sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt, kịp thời của Đảng bộ tỉnh, HĐND, tỉnh Bình Thuận đã ban hành và triển khai thực hiện một số chính sách đặc thù của tỉnh. Nhờ đó, đời sống kinh tế - xã hội toàn vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng đổi mới, phát triển toàn diện.

Đường giao thông nông thôn ở thôn Đa Tro, xã vùng cao Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (Ảnh Hà Thanh Tú)
Đường giao thông nông thôn ở thôn Đa Tro, xã vùng cao Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (Ảnh Hà Thanh Tú)

Triển khai nhiều chính sách đặc thù của địa phương

Bình Thuận có dân số trên 1,2 triệu người, gồm 35 thành phần dân tộc, trong đó có 34 DTTS, với 104.066 người, chiếm gần 8,4% dân số của tỉnh. Đồng bào DTTS tập trung sinh sống ở 15 xã thuần và 32 thôn xen ghép thuộc 8/10 huyện, thị, thành phố của tỉnh. Toàn tỉnh có 10 thôn ĐBKK, 3 xã khu vực III, 3 xã khu vực II và 25 xã, thị trấn khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Để triển khai thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS, ngoài các chính sách của Trung ương, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện 13 chính sách đặc thù của địa phương. Cụ thể là: Chính sách xây dựng và phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS đến năm 2005 theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy; Chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ là người DTTS và huyện đảo Phú Quý đến năm 2025; Chế độ trợ cấp đối với học sinh, sinh viên DTTS ở các thôn, xã miền núi, vùng cao trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Chính sách đầu tư ứng trước giống, vật tư và các mặt hàng thiết yếu để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào DTTS thuộc các xã thuần và các thôn DTTS xen ghép; Đề án phát triển cây cao su vùng đồng bào DTTS đến năm 2019; chính sách cấp báo Bình Thuận miễn phí cho đối tượng chính sách miền núi, vùng cao; Chính sách phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2011-2015; Chính sách thăm tặng quà cho một số đối tượng là người DTTS nhân dịp Tết Nguyên đán và Tết truyền thống của đồng bào DTTS; Chính sách khoán bảo vệ rừng; Chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Lãnh đạo UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Ka tê năm 2023 cho đồng bào Chăm xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận tặng quà Tết Ka tê năm 2023 cho đồng bào Chăm xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình (Ảnh: Đăng Diện)

Xuất phát từ việc triển khai hiệu quả các chính sách đặc thù, nhất là thành công của việc triển khai Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 27/5/2002 của Tỉnh ủy Bình Thuận về xây dựng và phát triển toàn diện dân sinh, KT-XH vùng đồng bào DTTS đến năm 2025. Nghị quyết 04 - NQ/Tu được xem là đòn bẩy với những nhiệm vụ, giải pháp mang tính đột phá, cụ thể, thiết thực; trong đó tập trung thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể để hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống như: cấp đất sản xuất, giao khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ trả lãi vay mua bò, đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư… Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS ngày càng được cải thiện; vùng đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc, thay đổi, phát triển.

Bằng các nguồn lực của Trung ương và địa phương, tỉnh đã đầu tư trên 1.200 tỷ đồng xây dựng các công trình phục vụ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS; đã cấp trên 15.000 ha đất sản xuất (bình quân 01 ha/hộ); xây dựng 5.543 căn nhà cho hộ đồng bào DTTS; hỗ trợ lãi suất cho 3.160 hộ vay mua 4.680 con bò với giá trị vay hơn 22 tỷ đồng; thực hiện đầu tư ứng trước giống, vật tư, các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống với tổng giá trị 18,7 tỷ đồng/năm. Sự nghiệp giáo dục, y tế vùng đồng bào DTTS được chăm lo tốt hơn.

Các em học sinh DTTS của Trường tiểu học Tân Thành, xã Lạc Tánh, huyện Tánh Linh (Bình Thuận) với bữa
Các em học sinh DTTS của Trường tiểu học Tân Thành, xã Lạc Tánh, huyện Tánh Linh (Bình Thuận) với "bữa tiệc khách nhí"

Đến nay, 100% xã vùng đồng bào DTTS đã có đường ô tô được nhựa hóa thông suốt đến trung tâm xã; có 100% xã được phủ sóng truyền hình, phát thanh; 98% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; 88,3% hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; 100% xã thuần đồng bào DTTS có nhà văn hóa; 100% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; Các xã thuần đồng bào DTTS đạt chuẩn quốc gia về y tế; đồng bào DTTS thuộc vùng khó khăn, diện hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế đạt 100%. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường tăng; 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Đối với kết quả giảm nghèo: tính đến cuối năm 2022, hộ nghèo DTTS còn 2.801 hộ, chiếm trên 10% so với tổng số hộ DTTS và chiếm 32% so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh; số hộ cận nghèo DTTS là 3.341 hộ, chiếm trên 12 %, so với tổng số hộ DTTS và chiếm 23% so với tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh.

Phát huy hiệu quả các chính sách

Hiện nay, tỉnh Bình Thuận đang tích cực triển khai Chương trình MTQG 1719 giai đoạn I (2021-2025). Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo các ngành, địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách đặc thù của địa phương, trong đó tập trung vào: Nâng cao trình độ dân trí vùng đồng bào dân tộc thông qua Chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của HĐND tỉnh. 

Bằng các hình thức hỗ trợ cụ thể (trợ cấp học tập, sinh hoạt hàng tháng, khen thưởng, trợ cấp sách giáo khoa, dụng cụ học tập, tiền tàu xe...) nhằm giúp cho học sinh, sinh viên DTTS có điều kiện học tập tốt hơn; thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ dân trí giữa các dân tộc, giữa vùng cao, miền núi với đồng bằng và thành thị. Đồng thời, tạo nền tảng để phát triển nguồn nhân lực người DTTS có trình độ chuyên môn, tay nghề cao để phục vụ tại vùng đồng bào DTTS của tỉnh.

Tiếp tục Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 28/9/2021 của HĐND tỉnh; góp phần tăng thêm cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đi lại của Nhân dân, tạo sự liên kết về kinh tế giữa các vùng lân cận; tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới, đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào DTTS.

Phát triển sản xuất thông qua Chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2030 theo Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND ngày 18/11/2022 của HĐND tỉnh.

Với kinh phí khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng bào DTTS hàng năm là 18.393 triệu đồng/49.577 ha, việc thực hiện chính sách giao khoán quản lý, bảo vệ rừng đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ đồng bào tham gia nhận khoán bảo vệ rừng; diện tích rừng tiếp tục được quản lý, bảo vệ tốt hơn, hạn chế tình trạng phá rừng làm rẫy và khai thác lâm sản trái phép; đồng bào có thêm nhu nhập, ổn định cuộc sống.

Vùng trồng bắp lai của đồng bào DTTS ở Bình Thuận được hỗ trợ giống ứng trước
Vùng trồng bắp lai của đồng bào DTTS ở Bình Thuận được hỗ trợ giống ứng trước

Triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, nhằm cung cấp kịp thời giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện phát triển sản xuất cho vùng DTTS; hướng dẫn đồng bào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, phù hợp trên từng vùng. 

Hàng năm, Trung tâm Dịch vụ miền núi triển khai đầu tư ứng trước sản xuất bắp lai, lúa nước cho các hộ đồng bào DTTS. Đến thời điểm hiện nay, đã có 1.170 hộ/2.211,6 ha ký hợp đồng với giá trị đầu tư trên 15 tỷ đồng. Đồng thời hàng năm, Trung tâm tổ chức thu mua 7.500 tấn sản phẩm do các hộ đồng bào sản xuất ra, tổng trị giá gần 40 tỷ đồng. Sau khi trả nợ đầu tư, các hộ dân trên địa bàn tỉnh còn tổng thu nhập khoảng 25 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh khẳng định, các chính sách của tỉnh Bình Thuận phát huy hiệu quả là bởi xuất phát từ mục tiêu phục vụ nhu cầu, lợi ích của đồng bào và thực tiễn cơ sở. Quá trình điều hành thực hiện sâu sát, cụ thể, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm; có sự phân công, xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với từng cấp, từng ngành có liên quan; khơi dậy ý thức vươn lên, đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, không trông chờ, không ỷ lại cấp trên.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.