Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.
Hành trình phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ninh: Những cách làm hay, hiệu quả (Bài 2)

Hành trình phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ninh: Những cách làm hay, hiệu quả (Bài 2)

Góc nhìn qua các dự án - Mỹ Dung - 14:55, 17/08/2023
Trong hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) và giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ninh đã có những cách làm linh hoạt, sáng tạo; đặc biệt là việc huy động được các nguồn lực xã hội, Nhân dân đồng lòng tham gia. Nhờ đó, cả hai chương trình đều về đích sớm hơn so với kế hoạch của tỉnh và của Trung ương.
Bạc Liêu: Tổ chức tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS” đợt 2 năm 2023

Bạc Liêu: Tổ chức tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS” đợt 2 năm 2023

Góc nhìn qua các dự án - Th. Phong - 06:20, 17/08/2023
Nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật về hôn nhân và gia đình, giúp đồng bào DTTS hiểu rõ về những hậu quả tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, những hệ lụy của nó mang đến cho gia đình và xã hội; mới đây, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Thông báo số 10/TB-BDTTG về tổ chức tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” (đợt II năm 2023).
Hành trình phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ninh: Nhiều chính sách đặc thù (Bài 1)

Hành trình phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ninh: Nhiều chính sách đặc thù (Bài 1)

Góc nhìn qua các dự án - Mỹ Dung - 14:56, 16/08/2023
Phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi là vấn đề luôn được Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh quan tâm. Trong 10 năm qua, nhiều nghị quyết, chủ trương đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được tỉnh ban hành, thực hiện hiệu quả. Trong đó, việc quyết tâm, dồn lực triển khai thực các Chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách dân tộc trên địa bàn đã làm "thay da đổi thịt", mang lại diện mạo mới cho các thôn làng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng khó. Kết quả, năm 2022 Quảng Ninh đã trở thành địa phương đầu tiên của cả nước hoàn thành Chương trình giảm nghèo bền vững, sớm hơn 3 năm so với yêu cầu của Trung ương và về đích Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trước 1 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ 15.
Những tín hiệu tích cực về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

Những tín hiệu tích cực về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

Góc nhìn qua các dự án - Thanh Phong - 15:25, 14/08/2023
Nhằm thực hiện giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, trong những năm qua, các địa phương vùng đồng bào DTTS đã tích cực triển khai các giải pháp, quyết liệt tuyên truyền phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, từ đó đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
Người đẩy lùi vấn nạn tảo hôn ở Làng Cổng

Người đẩy lùi vấn nạn tảo hôn ở Làng Cổng

Góc nhìn qua các dự án - Mỹ Dung - 11:10, 10/08/2023
Làng Cổng, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) từ một thôn có tỷ lệ tảo hôn cao thì vài năm trở lại đây đã không còn tình trạng tảo hôn nữa. Đóng góp vào thành quả này phải kể đến vai trò của trưởng thôn trẻ tuổi Đặng A Đồng. Sáu năm qua, trên cương vị của mình, anh Đồng đã đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng này tại địa phương.
Kon Tum: Hơn 80% thành viên là phụ nữ DTTS tham gia các HTX do phụ nữ quản lý

Kon Tum: Hơn 80% thành viên là phụ nữ DTTS tham gia các HTX do phụ nữ quản lý

Góc nhìn qua các dự án - Ngọc Chí - 19:15, 08/08/2023
Thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Kon Tum đã thành lập được 138 mô hình kinh tế tập thể, HTX, với hơn 2.000 thành viên tham gia, trong đó có hơn 80% thành viên là phụ nữ DTTS.
“Cây đại thụ” của làng Jut 2

“Cây đại thụ” của làng Jut 2

Góc nhìn qua các dự án - Thùy Dung - 12:47, 06/08/2023
Ở làng Jut 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai (Gia Lai), già làng Puih Duch, người Gia Rai được người dân ví như “cây đại thụ” của làng. Với sự uy tín, hiểu biết và trách nhiệm, già Puih Duch đã phát huy tối đa vai trò là cầu nối vững chắc giữa chính quyền với Nhân dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vận động người dân phát triển kinh tế, từ đó xây dựng làng Jut 2 ngày càng phát triển.
Kon Tum: Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Kon Tum: Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Góc nhìn qua các dự án - Ngọc Thu - 17:52, 04/08/2023
Với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, cùng nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc, Kon Tum có lợi thế phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tôc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 tiếp tục tạo đà cho Kon Tum thực hiện tốt hơn nữa công tác phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng.
Móng Cái (Quảng Ninh): Kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có bước phát triển mạnh mẽ

Móng Cái (Quảng Ninh): Kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có bước phát triển mạnh mẽ

Góc nhìn qua các dự án - Công Minh - 17:12, 04/08/2023
Những năm qua, TP. Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã dành nhiều nguồn lực đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, qua đó góp phần thay đổi căn bản diện mạo vùng nông thôn miền núi, nâng cao đời sống của người dân nơi đây.
Đắk Lắk: Tổ chức ghi âm, ghi hình diễn xướng sử thi của người Ê Đê

Đắk Lắk: Tổ chức ghi âm, ghi hình diễn xướng sử thi của người Ê Đê

Góc nhìn qua các dự án - Lê Hường - 19:03, 02/08/2023
Bên cạnh việc mở lớp truyền dạy sử thi của người Ê Đê cho thiếu nhi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk còn tổ chức ghi âm, ghi hình diễn xướng sử thi của người Ê Đê để làm tư liệu lưu trữ.
Sông Hinh (Phú Yên): Khơi dậy ý chí tự lực thoát nghèo trong đồng bào DTTS

Sông Hinh (Phú Yên): Khơi dậy ý chí tự lực thoát nghèo trong đồng bào DTTS

Góc nhìn qua các dự án - T.Nhân - 19:02, 31/07/2023
Huyện Sông Hinh (Phú Yên) có 22 dân tộc cùng sinh sống, với 47,7% dân số là đồng bào DTTS , chủ yếu là đồng bào Ê Đê, Ba Na, Chăm, Tày, Nùng, Dao… Trong những năm gần đây, huyện đã vận dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế; đồng thời với việc tuyên truyền, vận động khơi dậy ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo trong đồng bào DTTS.
Trà Vinh: Phát huy tiềm năng, thế mạnh bản sắc văn hoá DTTS trong đời sống cộng đồng

Trà Vinh: Phát huy tiềm năng, thế mạnh bản sắc văn hoá DTTS trong đời sống cộng đồng

Góc nhìn qua các dự án - Lê Vũ - 18:54, 31/07/2023
Trong những năm qua, tỉnh Trà Vinh đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào DTTS. Đặc biệt, việc thực hiện các chương trình MTQG, trong đó triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.
Quảng Ngãi: Khơi dậy niềm đam mê văn hóa truyền thống cho lớp trẻ

Quảng Ngãi: Khơi dậy niềm đam mê văn hóa truyền thống cho lớp trẻ

Góc nhìn qua các dự án - Thành Nhân - 18:10, 30/07/2023
Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi, gồm: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây và Trà Bồng với 3 DTTS sinh sống gồm: Hrê, Co và Xơ Đăng (nhóm Ca Dong). Nơi đây có cả một kho tàng sử thi và rất nhiều loại hình văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Để duy trì và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào, tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng kế hoạch cụ thể, trong đó xác định rõ những việc cần làm trước mắt và lâu dài.
Gia Lai thành lập 87 tổ truyền thông cộng đồng tại cơ sở

Gia Lai thành lập 87 tổ truyền thông cộng đồng tại cơ sở

Góc nhìn qua các dự án - Ngọc Thu - 19:01, 28/07/2023
Triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021- 2025, đến nay, tỉnh Gia Lai đã thành lập và duy trì 87 tổ truyền thông cộng đồng tại cơ sở.
Phụ nữ DTTS bước vào “sân chơi” khởi nghiệp: Từ cô gái bán hàng rong... đến Giám đốc HTX (Bài 1)

Phụ nữ DTTS bước vào “sân chơi” khởi nghiệp: Từ cô gái bán hàng rong... đến Giám đốc HTX (Bài 1)

Góc nhìn qua các dự án - Phạm Tiến - 08:50, 19/07/2023
Sau gần 3 năm thực hiện Đề án Cố Đô khởi nghiệp của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày 30/7/2020, hàng chục phụ nữ người DTTS đã bước chân vào “sân chơi” khởi nghiệp. Trong đó, nhiều mô hình do phụ nữ DTTS khởi nghiệp thành công đã tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Câu chuyện khởi nghiệp của chị Kăn Ary, dân tộc Cơ Tu ở thị trấn A Lưới là một ví dụ.
Bảo tồn văn hóa truyền thống qua góc nhìn về chính sách đối với nghệ nhân: Cơ hội mới, động lực mới (Bài cuối)

Bảo tồn văn hóa truyền thống qua góc nhìn về chính sách đối với nghệ nhân: Cơ hội mới, động lực mới (Bài cuối)

Góc nhìn qua các dự án - Lê Hường - Ngọc Thu - 10:17, 17/07/2023
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), các địa phương đang bắt tay vào việc xây dựng, triển khai chính sách hỗ trợ nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân Ưu tú trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận. Nguồn lực từ chính sách có ý nghĩa, là động lực để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ nghệ nhân đối với công tác bảo tồn, lan tỏa giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc.
Bảo tồn văn hóa truyền thống qua góc nhìn về chính sách đối với nghệ nhân: Trăn trở về những nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa truyền thống qua góc nhìn về chính sách đối với nghệ nhân: Trăn trở về những nghệ nhân "không danh phận" (Bài 3)

Góc nhìn qua các dự án - Lê Hường - Ngọc Thu - 16:57, 14/07/2023
Hiện nay, ngoài số nghệ nhân được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong các buôn, bản, phum, sóc vẫn còn hàng ngàn nghệ nhân tâm huyết đang cố gắng bảo tồn, lưu giữ, phục dựng, truyền dạy và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Mặc dù chưa được Nhà nước công nhận là nghệ nhân, nhưng họ vẫn miệt mài cống hiến.
Bảo tồn văn hóa truyền thống qua góc nhìn về chính sách đối với nghệ nhân: Nhọc nhằn mưu sinh (Bài 2)

Bảo tồn văn hóa truyền thống qua góc nhìn về chính sách đối với nghệ nhân: Nhọc nhằn mưu sinh (Bài 2)

Góc nhìn qua các dự án - Lê Hường - Ngọc Thu - 10:33, 13/07/2023
Trong số hàng trăm Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú được Nhà nước phong tặng, cuộc sống của không ít người còn vô vàn khó khăn. Họ miệt mài gìn giữ, trao truyền giá trị văn hóa, nhưng lại vất vả mưu sinh trong cuộc sống thường ngày.
Hỗ trợ nước sinh hoạt theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Nhu cầu thực tế còn rất lớn

Hỗ trợ nước sinh hoạt theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Nhu cầu thực tế còn rất lớn

Góc nhìn qua các dự án - An Yên - 09:16, 12/07/2023
Nhiều hộ dân là người DTTS nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn ở các huyện miền núi, vùng cao tỉnh Nghệ An đang rất trông chờ được đầu tư cấp nước sinh hoạt phân tán theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Hiện nay, kinh phí hỗ trợ, chỉ tiêu số hộ thực hiện của năm 2022 và 2023 đang được triển khai… nhưng so với nhu cầu thực tế thì chưa thấm vào đâu.
Bảo tồn văn hóa truyền thống qua góc nhìn về chính sách đối với nghệ nhân: Khẳng định vai trò quan trọng (Bài 1)

Bảo tồn văn hóa truyền thống qua góc nhìn về chính sách đối với nghệ nhân: Khẳng định vai trò quan trọng (Bài 1)

Góc nhìn qua các dự án - Lê Hường - Ngọc Thu - 09:02, 12/07/2023
Đồng bào các DTTS có một kho tàng văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc. Trong kho tàng quý báu đó, có nhiều giá trị đang được bảo tồn, phát huy, nhưng cũng không ít giá trị đang đứng trước nguy cơ mai một. Với vai trò vừa là chủ thể sở hữu, vừa giữ vai trò nòng cốt trong các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội, đội ngũ nghệ nhân được cộng đồng đánh giá, nhìn nhận là "những báu vật sống" trong vùng đồng bào DTTS. Do vậy, chăm lo thực hiện tốt chính sách đối với nghệ nhân, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ kho tàng di sản văn hóa đặc sắc của cộng đồng các DTTS.