Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tại khu vực biên giới, nhiều ngôi làng của đồng bào DTTS nằm cách xa trung tâm xã, thường bị chia cắt khi mưa lũ về dẫn tới nhu cầu thăm khám, chữa bệnh khi ốm đau của bà con chưa được đáp ứng kịp thời. Do đó, tỉnh luôn dành sự quan tâm hỗ trợ tốt nhất và phát triển hệ thống y tế cơ sở để phục vụ người dân.
Du lịch cộng đồng đang là mô hình được đồng bào các dân tộc ở nhiều địa phương triển khai thực hiện. Tại huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) nơi có 19 DTTS sinh sống (trong đó, người Ba Na chiếm hơn 40%) đang chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, vừa giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, đã có những hợp phần hỗ trợ sản xuất; những công trình hạ tầng, những hợp phần của các dự án... được thực hiện và đưa vào sử dụng. Việc có thêm những công trình đã góp phần làm thay đổi diện mạo bản làng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào vùng DTTS, miền núi.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được phân bổ nguồn vốn khoảng 75.000 tỷ đồng. Trọng tâm của Chương trình là tạo sinh kế cho người dân bằng việc hỗ trợ thông qua các mô hình sản xuất, phù hợp với nhu cầu trình độ canh tác và thế mạnh của địa phương. Đó sẽ là đòn bẩy giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
Mặc dù là Chương trình mới, còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 2 năm triển khai, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) cùng với các bộ, ngành Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển động tích cực tại cơ sở.
Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc tế Đồng Tâm, huyện Bá Thước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt 16 liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.
Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP. Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP.
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước chúc mừng Đại lễ Phật đản tại TP. Hồ Chí Minh; Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); UBDT công bố các quyết định về công tác cán bộ; cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhằm bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa của trang phục truyền thống dân tộc Giáy trên địa bàn, Tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu đã kết hợp cùng những nghệ nhân người Giáy mở lớp truyền dạy kỹ thuật tạo hình trang phục dân tộc Giáy cho đông đảo chị em phụ nữ theo học, qua đó lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc và khơi dậy niềm say mê với trang phục truyền thống, đồng thời tạo thêm sinh kế cho các chị em trong những ngày nông nhàn.
Mặc dù chỉ mới đi vào hoạt động được gần 1 năm, nhưng chợ đêm Mộc Châu đã và đang là một điểm đến yêu thích của du khách. Bởi đây không chỉ là nơi để du khách tới mua bán đồ lưu niệm và sản vật, mà còn là không gian trưng bày, trình diễn và giao lưu văn hóa của 12 dân tộc anh em trên cao nguyên Mộc Châu xinh đẹp.
Hơn 50 km đường rừng đèo dốc từ trung tâm huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vào Mường Lống đã từng khiến cánh tài xế ngán ngẩm. Chúng tôi cũng vậy. Nhưng khí hậu mát lành, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đặc biệt là câu chuyện về những người Mông vượt khó, vượt khổ đeo đuổi con chữ với ước mơ thoát nghèo cứ thế cuốn hút chúng tôi. Vậy là đi…
Dứa là loại trái cây rất giàu Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là Vitamin C và các Vitamin A, vitamin K, B6, Mangan, Thiamine, Choline, Canxi, phốt pho, kẽm, Selen... Đây là nguồn dưỡng chất tuyệt vời để hỗ trợ tăng cường miễn dịch và hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng ho, cảm lạnh và cúm… Sau đây là một số lợi ích bất ngờ từ quả dứa mà bạn nên biết.
Hồ Ba Bể là một danh thắng cách Hà Nội hơn 230 km. Nơi đây hội tụ đủ cả núi, rừng, sông hồ và đặc biệt là khí hậu trong lành, mát mẻ của vùng cao. Cảnh sắc mây trời hòa quyện khiến người đến không tiếc lời khen, người đi không nỡ rời bước.
Dân tộc Nùng sinh sống phần lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Nùng có 1.830.298 người. Ngôn ngữ của dân tộc Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
Thời gian qua, các cơ sở kinh doanh, đặc biệt là nhà hàng, khách sạn… gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Việc khó đáp ứng được các quy định PCCC khiến cho nhiều cơ sở kinh doanh có nguy có đóng cửa, phá sản.
Ngày làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; UBDT thông báo nhanh kết quả hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa XIII; Hồ thủy điện lớn nhất miền Nam cạn nước, ngư dân nuôi cá bè gặp khó; cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cả đời lênh trên sông nước, hay tin được lên bờ tái định cư, ai nấy đều mừng rỡ. Thế nhưng đã hơn 10 năm chờ đợi, hơn 100 hộ dân vạn chài ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) vẫn chưa thể lên bờ, dù hạ tầng khu tái định định cư đã thi công xong từ năm 2012.
Mặc dù đã được đầu tư gần 50 tỷ đồng để khắc phục tình trạng sạt lở, nhưng hễ mưa lớn, là bà con lại phải bồng bế nhau sơ tán. Đó là tình cảnh thấp thỏm của một số hộ dân ở khối 4, thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An).
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện vùng cao Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho hàng nghìn héc ta cây trồng, chủ yếu là cây ngô của bà con nông dân có nguy cơ mất trắng.