Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Ngọc Thu - 16:19, 30/05/2023

Du lịch cộng đồng đang là mô hình được đồng bào các dân tộc ở nhiều địa phương triển khai thực hiện. Tại huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) nơi có 19 DTTS sinh sống (trong đó, người Ba Na chiếm hơn 40%) đang chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, vừa giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Các nghệ nhân Ba Na trình diễn cồng chiêng tại Ngày hội du lịch huyện Kbang năm 2022
Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh về thiên nhiên, văn hoá, con người của địa phương, năm 2022, UBND huyện Kbang đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch trên địa bàn

Vùng đất giàu bản sắc văn hóa

Làng Chiêng, thị trấn Kbang có 50 hộ với khoảng 220 khẩu người Ba Na. Bên cạnh núi non hùng vĩ, những ngôi nhà sàn truyền thống là nhiều nét văn hóa truyền thống vẫn được đồng bào giữ gìn và phát huy. Mỗi khi có lễ hội, đội cồng chiêng truyền thống của làng với 2 bộ chiêng đều tập hợp đông đủ, cùng nhau tấu lên những âm thanh rộn rã. 

Bên cạnh đó, trai gái làng còn tiếp nối nghề đan lát, nghề dệt thổ cẩm của cha ông và nhiều người biết làm các loại nhạc cụ dân tộc như đàn goong, t’rưng, k’ni, klông put. Đặc biệt, để phát triển du lịch, bà con nơi đây đã được tham gia lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về du lịch cộng đồng do huyện tổ chức. Từ đó, ứng dụng hiệu quả trong việc phát triển du lịch cộng đồng.

Chị Đinh Thị Cúc (làng Chiêng, thị trấn Kbang) cho biết: “Sau khi được đào tạo kiến thức về du lịch cộng đồng, tôi đã mở quán ăn mang tên “Không gian văn hóa ẩm thực làng Chiêng với các món ăn dân dã như cơm lam, gà nướng, lá mì cà đắng, đọt mây nướng, rau dớn xào tỏi để thu hút thực khách. Từ khi mở quán ăn, tôi tạo việc làm thường xuyên cho 4 - 8 lao động. Trừ chi phí, gia đình thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm. Ngoài ra, tôi còn phối hợp với Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm của làng trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm thổ cẩm truyền thống để bán cho du khách, vừa quảng bá nét văn hóa của người Ba Na vừa tạo thêm thu nhập cho chị em”.

Vẻ đẹp hùng vĩ của thác K50 (huyện Kbang)
Vẻ đẹp hùng vĩ của thác K50 (huyện Kbang)

Ngoài các điểm du lịch trải nghiệm với loại hình Trekking khám phá thiên nhiên với những cánh rừng già ở Kon Ka Kinh và Kon Chư Răng thì du lịch cộng đồng cũng thu hút khá nhiều du khách đến tham quan. Bởi, đây là một hình thức du lịch trải nghiệm có sự tương tác giữa cộng đồng dân tộc với du khách nhằm bảo tồn và phát huy các thực thể văn hóa của các dân tộc ở địa phương. Hiện nay, huyện Kbang có 4 làng phát triển du lịch cộng đồng gồm: Làng Chiêng, làng Mơ Hra-Đáp, làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng) và làng Stơr (xã Tơ Tung) với các hoạt động phục dựng lễ hội truyền thống, trình diễn cồng chiêng, kể sử thi; trải nghiệm dệt thổ cẩm, chế biến các món ăn hấp dẫn của các dân tộc sinh sống trên địa bàn, thu hút khách du lịch.

Đồng bào Ba Na cùng nhau gìn giữ nghề đan lát truyền thống
Đồng bào Ba Na cùng nhau gìn giữ nghề đan lát truyền thống

Anh A Ngưi, chủ Homestay A Ngưi Kbang tại làng Kgiang kể: Là người con của mảnh đất Kbang nên tôi rất hiểu và trân quý bản sắc văn hóa của dân tộc Ba Na mình. Với phương châm “Lấy di sản nuôi di sản, cộng đồng cùng hưởng lợi”, tôi đã xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng không chỉ nâng cao kinh tế gia đình mà còn góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân trong làng. Hiện nay, hoạt động của Homestay A Ngưi Kbang dần đi vào ổn định, hàng năm thu hút hơn 2.000 lượt khách đến lưu trú, tham quan, trải nghiệm”.

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, năm 2022, UBND huyện Kbang đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch trên địa bàn, giai đoạn 2021 - 2025 với tổng kinh phí 3,974 tỷ đồng. Đề án sẽ khai thác các giá trị di sản văn hóa trong đời sống đồng bào DTTS nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đội cồng chiêng nữ Ba Na trình diễn cồng chiêng rộn ràng
Đội cồng chiêng nữ dân tộc Ba Na trình diễn cồng chiêng

Cụ thể, huyện Kbang dự kiến đầu tư xây dựng đạt chuẩn cho 5 điểm đến du lịch tại các làng: Mơ Hra-Đáp, Kdang (xã Kông Lơng Khơng), Stơr (xã Tơ Tung), Kon Bông (xã Đak Rong) và Chiêng (thị trấn Kbang); đầu tư hoàn thiện 2 làng văn hóa truyền thống tiêu biểu: Làng Kdang (xã Kông Lơng Khơng) và làng Stơr (xã Tơ Tung); xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái trong cộng đồng dân tộc Ba Na hướng tới phát triển du lịch cộng đồng tại 2 làng: Kdang và Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng); tu bổ và hoàn thiện một số hạng mục chống xuống cấp di tích lịch sử văn hóa “Làng kháng chiến Stơr” và “Nhà lưu niệm Anh hùng Núp”.

Đồng thời, để phục vụ khách du lịch, huyện hỗ trợ các trang, thiết bị văn hóa - thể thao tại 23 làng thuộc vùng đồng bào DTTS bảo đảm đủ điều kiện tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Kbang, cho biết: Bên cạnh xây dựng Đề án, huyện tiếp tục lồng ghép việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, coi việc gìn giữ di sản là một trong những tiêu chí quan trọng để công nhận các danh hiệu gia đình, khu dân cư văn hóa, xã văn hóa nông thôn mới, thị trấn văn minh đô thị. Các cấp ủy đưa kế hoạch bảo tồn di sản văn hóa truyền thống các DTTS vào nghị quyết để chỉ đạo thực hiện. Phục dựng các lễ hội truyền thống của dân tộc Ba Na, đưa diễn xướng cồng chiêng vào trong sinh hoạt cộng đồng và trong các sự kiện văn hóa ở địa phương. Đồng thời, tổ chức các hoạt động giao lưu cồng chiêng, giao lưu văn hóa truyền thống giữa các DTTS, Ngày hội du lịch… nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết, phát triển du lịch bền vững trên địa bàn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng nay, 24/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.
Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định về việc Thanh tra toàn diện Dự án sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang tại huyện Lục Nam. Thời gian làm việc là 45 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định Thanh tra.
Hiểm họa từ rác thải điện tử

Hiểm họa từ rác thải điện tử

Sức khỏe - Minh Thu - 4 giờ trước
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang đến những tiện ích vượt bậc cho đời sống và sinh hoạt của con người, đồng thời cũng kéo theo hệ lụy về rác thải điện tử. Rác thải điện tử đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người, có nguy cơ cao gây ra những hậu quả khôn lường nếu không có các giải pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý rác thải điện tử.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia

Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia

Tin tức - Minh Thu - 8 giờ trước
Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu cao quý “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 9 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 9 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 9 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.