Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Bước đầu phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư (Bài 2)

Thúy Hồng - Thanh Hải - 08:46, 29/05/2023

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, đã có những hợp phần hỗ trợ sản xuất; những công trình hạ tầng, những hợp phần của các dự án... được thực hiện và đưa vào sử dụng. Việc có thêm những công trình đã góp phần làm thay đổi diện mạo bản làng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào vùng DTTS, miền núi.

Nhà cộng đồng bản Ka Tup đã được đầu tư trùng tu nâng cấp trở nên khang trang hơn
Nhà cộng đồng bản Ka Tup đã được đầu tư trùng tu nâng cấp tạo thuận lợi cho các sinh hoạt cộng đồng của người dân

Bản làng khoác “áo mới”

Quảng Trị là một trong những địa phương đã có những công trình được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, hoàn thiện đưa vào sử dụng. Trong số đó, công trình đường bê tông liên bản Ka Tăng - Khe Đá, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có chiều dài 250 m, chiều rộng mặt đường rộng 4,5 m là một ví dụ. Đây là hai bản sát biên giới Việt - Lào, chủ yếu là nơi đồng bào Bru Vân Kiều, Pa Cô sinh sống.

“Tuyến đường liên bản này từng là nỗi ám ảnh của đồng bào vì bụi và lầy lội. Đi lại khó khăn khiến cho cuộc sống của đồng bào có nhiều bất tiện. Nay thì ổn rồi, đường làm xong rồi, ai cũng rất vui”, anh Hồ Văn Híp - người Pa Cô ở bản Khe Đá, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) hồ hởi.

Ở Lao Bảo còn có thêm công trình nhà cộng đồng bản Ka Tăng, bản Ka Túp, bản Khe Đá đã được trùng tu, nâng cấp khang trang và đưa vào sử dụng phục vụ sinh hoạt cộng đồng của dân bản. Có được kết quả này là nhờ sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của đồng bào các DTTS, nên Chương trình MTQG 1719 ở Lao Bảo đã thực hiện đúng tiến độ. Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) Lê Bá Hùng nhấn mạnh: Hiệu quả lớn nhất là những công trình từ Chương trình MTQG 1719 đã phục vụ, đáp ứng những nhu cầu, quyền lợi chính đáng của bà con. Bà con vui một, thì địa phương phấn khởi mười. Niềm vui, sự phấn khởi ấy cũng là động lực lớn để bà con thi đua lao động, sản xuất, xây dựng cuộc sống bản làng vùng giáp biên ngày càng no ấm, bình yên.

Còn tại huyện Kỳ Sơn - huyện 30a giáp biên Nghệ An, cũng đã có nhiều công trình được xây dựng, đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu của người dân. Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, các công trình hạ tầng cơ sở như: Công trình phụ trợ Nhà văn hóa bản Huồi Thợ xã Hữu Kiệm; bản Đồn Boọng xã Na Loi; khu thể thao và các công trình phụ trợ Nhà văn hóa bản Nam Tiến 1 xã Nam Tiến; đường giao thông nông thôn vào bản Pà Ca xã Nậm Cắn; công trình phụ trợ Trạm Y tế xã Tây Sơn, cầu Vòm cụm Buộc Mú xã Na Ngoi… đã được làm mới, nâng cấp sạch đẹp.

Có mặt tại Trạm Y tế xã Tây Sơn (Kỳ Sơn), chúng tôi quá đỗi bất ngờ trước một công trình khang trang, đẹp đẽ vừa được xây dựng, chuẩn bị hoàn thiện 1 số hạng mục nhỏ để đi vào hoạt động. Dù khó khăn về giá nguyên vật liệu, địa bàn cách trở, nguồn vốn phân bổ muộn… nhưng các cấp ngành ở huyện Kỳ Sơn đã vào cuộc quyết tâm cao nhất để đôn đốc nhà thầu thi công bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Ông Nguyễn Văn Long - Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) thông tin: Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1917 nhiều công trình cơ sở hạ tầng ở các xã đã được triển khai đầu tư. Hiện nay đã có nhiều công trình hoàn thành và được đưa vào sử dụng cơ bản đáp ứng được mong mỏi, nhu cầu của Nhân dân trong giao thương, học tập, sinh hoạt…

Đường giao thông nông thôn vào bản Pà Ca xã Nậm Cắn đã được hoàn thành từ nguồn vốn Chương trình 1719
Đường giao thông nông thôn vào bản Pà Ca xã Nậm Cắn đã được hoàn thành từ nguồn vốn Chương trình 1719

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG 1719

Hiện nay, Chương trình MTQG 1719 đang bước vào giai đoạn tăng tốc. Khắp các bản làng vùng DTTS và miền núi, nhiều công trình đang được xây dựng, hoàn thiện tiếp những hạng mục còn dang dở với khí thế, quyết tâm cao.

Tại huyện Minh Hóa (Quảng Bình), việc triển khai Chương trình MTQG 1719 đang được địa phương thực hiện quyết liệt. Ngoài các công trình, dự án do UBND các xã làm chủ đầu tư, thì UBND huyện đang triển khai gấp rút 2 dự án là công trình cấp nước ở xã Hóa Sơn, Trường tiểu học và THCS ở xã Dân Hóa. Ông Đoàn Phúc Hạnh - Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho hay: chúng tôi đã đôn đốc các đơn vị thi công, triển khai quyết liệt, nghiêm túc theo luật đầu tư. Hi vọng, với sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện, sự kiểm tra chặt chẽ của các ban giám sát cộng đồng… các công trình sẽ sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu của người dân.

Theo phân kỳ giai đoạn 2021 - 2025, thì năm 2023 được xem là năm bản lề triển khai thực hiện Chương trình. Đây là năm có ý nghĩa quan trọng tạo đà cho kết quả chung của cả giai đoạn. Bởi so với năm 2022 khi mới chuẩn bị triển khai cũng như triển khai kế hoạch phân bổ nguồn, năm 2023 cơ bản các dự án đang được các chủ đầu tư chỉ đạo thực hiện quyết liệt.

Ông Phan Trọng Dũng - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quế Phong (Nghệ An) thông tin: Ngoại trừ một số hạng mục có thể phải điều chỉnh như dự án trồng được liệu quý, việc phân chia đất sản xuất cho bà con đang chờ ngành Kiểm lâm kiểm kê… các dự án do huyện, xã làm chủ đầu tư được triển khai đúng lộ trình, kế hoạch. Dù chưa có dự án nào hoàn thành, nhưng tinh thần chỉ đạo của huyện là quyết tâm cao với khí thế hồ hởi. Bà con rất trông chờ vào các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719, nhưng không vì thế mà quá trình triển khai, thực hiện các dự án có sự nóng vội, đốt cháy giai đoạn, làm ẩu…

Những công trình đầu tiên trong Chương trình MTQG 1719 đưa vào sử dụng kịp thời, đang làm cho diện mạo bản làng thay đổi và chất lượng cuộc sống cho đồng bào các DTTS sẽ được nâng lên. Những công trình ấy, đang là niềm vui, động lực để bà con vùng DTTS vươn lên trong cuộc sống.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều những vướng mắc về những tiêu chí, quy định trong một số hạng mục, dự án, tiểu dự án... Hiện các địa phương đang phối hợp cùng cấp có thẩm quyền tìm giải pháp để sớm tháo gỡ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Nghị quyết số 88/2019/QH14 cũng đặt những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2030. Do đó, việc thể chế hóa các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 sẽ góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Tin nổi bật trang chủ
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Nghị quyết số 88/2019/QH14 cũng đặt những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2030. Do đó, việc thể chế hóa các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 sẽ góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Media - Tuấn Ninh - 8 giờ trước
Ngày hội “Non nước Cao Bằng-Xứ sở thần tiên” năm 2023 chính thức được tổ chức tại Hà Nội. Ngày hội có nhiều hoạt động hấp dẫn như trình diễn các BST thời trang, trình diễn Lễ cấp sắc người Sán Chỉ, biểu diễn nghệ thuật dân gian, trưng bày sản phẩm du lịch, văn hóa, ẩm thực...
Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định về việc công nhận và cấp Bằng công nhận nghề truyền thống năm 2023.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xã hội - T.Nhân - 8 giờ trước
Chiều 9/12, Chương trình tọa đàm xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu đã diễn ra tại TP. Quy Nhơn (Bình Định). Sự kiện này do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Lai Châu tổ chức, với mong muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Lai Châu tới du khách và Nhân dân tỉnh Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ.
Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức hai Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh (đợt 2).
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thể thao - Giải trí - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 (PIG Cup 5) quy tụ 14 đội FC 1983 trên toàn quốc, được chia thành 4 bảng thi đấu, tham gia tranh tài tại Sân bóng Ven Đê 3 số 360a Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Sức khỏe - Hà Linh - 8 giờ trước
Sáng 9/12, Câu lạc bộ (CLB) tình nguyện Bluose trắng và CLB mô tô thể thao (Hà Nội) tổ chức khám, tư vấn sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con DTTS xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).
Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Tin tức - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Ngày 9/12, Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi "Người thủ lĩnh tài năng" năm 2023, với mong muốn tạo điều kiện, cơ hội để các Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động truyền thông tại cơ sở; đồng thời, qua đó tạo cơ hội cho các em cùng nhau chia sẻ các ý kiến, mong muốn và các sáng kiến của mình để nhà trường, gia đình, cộng đồng, các cấp, các ngành có trách nhiệm tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh cho chính các em.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Media - BDT - 17:00, 09/12/2023
Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.