Nằm trong nhóm DTTS có khó khăn đặc thù ở Nghệ An, người Đan Lai (nhóm địa phương thuộc dân tộc Thổ) được thụ hưởng nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ theo Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719. Hiện nay, một số dự án đầu tư đang gấp rút được UBND huyện Con Cuông chỉ đạo triển khai.
Người Bru Vân Kiều ở xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã biết trồng lúa nước từ lâu. Thế nhưng, việc trồng lúa chất lượng cao mới chỉ được người dân thực hiện 3 năm nay. Kể từ khi trồng lúa chất lượng cao, chuyện thiếu gạo mùa giáp hạt đã lùi vào dĩ vãng.
Ở xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, nhiều hộ dân rất tin tưởng, học kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng của gia đình anh Đinh Văn Quý (SN 1991). Mô hình không chỉ góp phần tăng thu nhập cho gia đình anh, mà còn lan tỏa cách làm du lịch, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều người dân trong làng, trong xã.
Những năm qua, xã Đắk Drông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy lùi và tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, việc đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, cam kết không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào hương ước, quy ước thôn và làm tiêu chí xếp loại gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa đang phát huy tác dụng.
Những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo của tỉnh Bắc Giang không ngừng được củng cố và phát triển, theo đó, Bắc Giang đã là địa phương nằm trong nhóm 15 tỉnh dẫn đầu toàn quốc về giáo dục đào tạo. Phong trào khuyến học - khuyến tài của tỉnh được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đánh giá là đơn vị điển hình có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, vùng DTTS và miền núi triển khai đồng loạt 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), bên cạnh những hiệu quả tích cực, thì trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình vẫn còn bộc lộ không ít bất cập. Để tăng hiệu quả của các Chương trình, việc lồng ghép các nguồn lực là rất quan trọng. Do đó, cần có cơ chế lồng ghép hiệu quả là vấn đề cấp thiết đang đặt ra tại thực tế cơ sở...
Những năm qua, việc đưa nước sạch đến với người dân vùng nông thôn được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quan tâm thực hiện bằng nhiều giải pháp. Tuy nhiên đến nay, vẫn còn gần 12% hộ dân tại vùng nông thôn, vùng DTTS vẫn chưa được sử dụng nước sạch với nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Chính quyền địa phương đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm tỷ lệ xuống còn 1%.
Từ thực tiễn kết quả sản xuất, kinh doanh của mô hình hợp tác xã (HTX) ở các huyện miền núi Quảng Ngãi đã có sự phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất đối với sự phát triển HTX hiện nay, là vốn đầu tư và quỹ đất xây dựng khu tập kết, chế xuất, bảo quản... Năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi đã dành hơn 145 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) giúp các HTX phát triển.
Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã dành nhiều nguồn lực và giải phải tập trung đầu tư trọng điểm vào vùng “lõi nghèo". Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ người dân nơi đây phát triển sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập bền vững, nâng cao chất lượng sống.
Cuộc thi do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, với chủ đề “Gia đình hạnh phúc”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án 8: “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025.
Bằng tình yêu và trách nhiệm với văn hóa dân tộc, các đội văn nghệ thôn, bản chính là những "viên gạch" góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng sân chơi lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân... Tuy vậy, để duy trì, lan tỏa hơn nữa cho các hoạt động này, việc xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ cho các đội văn nghệ thôn bản, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi khó khăn là rất quan trọng...
Trên địa bàn tỉnh Lai Châu, nghề nuôi ong lấy mật đang trở thành hướng phát triển kinh tế tiềm năng của nhiều địa phương và hộ dân trong tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tại khu vực biên giới, nhiều ngôi làng của đồng bào DTTS nằm cách xa trung tâm xã, thường bị chia cắt khi mưa lũ về dẫn tới nhu cầu thăm khám, chữa bệnh khi ốm đau của bà con chưa được đáp ứng kịp thời. Do đó, tỉnh luôn dành sự quan tâm hỗ trợ tốt nhất và phát triển hệ thống y tế cơ sở để phục vụ người dân.
Du lịch cộng đồng đang là mô hình được đồng bào các dân tộc ở nhiều địa phương triển khai thực hiện. Tại huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) nơi có 19 DTTS sinh sống (trong đó, người Ba Na chiếm hơn 40%) đang chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, vừa giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, đã có những hợp phần hỗ trợ sản xuất; những công trình hạ tầng, những hợp phần của các dự án... được thực hiện và đưa vào sử dụng. Việc có thêm những công trình đã góp phần làm thay đổi diện mạo bản làng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào vùng DTTS, miền núi.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được phân bổ nguồn vốn khoảng 75.000 tỷ đồng. Trọng tâm của Chương trình là tạo sinh kế cho người dân bằng việc hỗ trợ thông qua các mô hình sản xuất, phù hợp với nhu cầu trình độ canh tác và thế mạnh của địa phương. Đó sẽ là đòn bẩy giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
Mặc dù là Chương trình mới, còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 2 năm triển khai, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) cùng với các bộ, ngành Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển động tích cực tại cơ sở.
Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc tế Đồng Tâm, huyện Bá Thước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt 16 liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.
Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP. Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP.