Analytic
Thứ Bảy, ngày 05 tháng 04 năm 2025, 08:34:09

Bảo tồn văn hóa truyền thống qua góc nhìn về chính sách đối với nghệ nhân: Trăn trở về những nghệ nhân "không danh phận" (Bài 3)

Lê Hường - Ngọc Thu - 16:57, 14/07/2023

Hiện nay, ngoài số nghệ nhân được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong các buôn, bản, phum, sóc vẫn còn hàng ngàn nghệ nhân tâm huyết đang cố gắng bảo tồn, lưu giữ, phục dựng, truyền dạy và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Mặc dù chưa được Nhà nước công nhận là nghệ nhân, nhưng họ vẫn miệt mài cống hiến.

H’Lâm Hmok (bìa phải) truyền dạy đánh chiêng cho các trẻ gái người Ê Đê Bih
Chị H’Lâm Hmok (bìa phải) truyền dạy đánh chiêng cho các trẻ gái người Ê Đê Bih

Cống hiến thầm lặng

Kế tục đánh chiêng từ mẹ là cố Nghệ nhân Ưu tú H’Ríu Hmok, nhiều năm qua, chị H’Lâm Hmok, thành viên đội chiêng nữ Jho ở Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk miệt mài truyền dạy cồng chiêng cho trẻ em gái trong buôn.

Chị H’Lâm kể: Từ khi còn học mẫu giáo, H’Lâm đã theo mẹ đến các lễ hội và xem mọi người đánh chiêng. Đến năm lên 7 tuổi, H’Lâm được mẹ dạy cách đánh chiêng, kể về phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa của người Ê Đê Bih. Yêu tiếng chiêng, chị không chỉ hiểu mà thuộc nhiều bài chiêng truyền thống của dân tộc mình. 

Dạy chiêng cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, vì nhiều nghệ nhân giỏi của đội chiêng đã già và về với tổ tiên, như mẹ của mình là Nghệ nhân H’Ríu Hmok. Bà là Đội trưởng đội chiêng nữ của buôn Trấp, cả đời tâm huyết với chiêng nữ cũng vừa qua đời cách đây mấy tháng. Bây giờ mình nối nghiệp mẹ, truyền dạy đánh chiêng cho trẻ em trong buôn, để chúng hiểu mà giữ gìn giá trị văn hóa vô giá này”, chị H’Lâm bộc bạch.

Buôn Trấp có 565 hộ dân, người Ê Đê Bih chiếm 70%. Đồng bào Ê Đê trước đây chỉ có nhánh Ê Đê Bih có chiêng nữ, còn các nhánh khác việc đánh chiêng dành cho nam giới. Văn hóa, phong tục truyền thống của người Ê Đê Bih cũng có nhiều khác biệt. Đặc biệt là đội chiêng nữ với bộ chiêng Jho. Từng có thời gian chiêng Jho đứng trước nguy cơ mai một, bởi đội nghệ nhân tuổi cao mà lớp trẻ chưa thực sự mặn mà. Nhờ chính sách bảo tồn cồng chiêng được triển khai đồng bộ với những việc làm cụ thể, thiết thực và tâm huyết của các nghệ nhân, mà nay buôn Trấp đã có đội cồng chiêng trẻ và đội cồng chiêng nhí. Tiếng chiêng Jho của người Ê Đê Bih ngân vang cả buôn làng.

Nhiều năm qua, mỗi khi Hè về, các thành viên đội chiêng lại tập hợp các bé gái trong độ tuổi tiểu học, hướng dẫn các em làm quen và tập đánh những bài chiêng truyền thống, khơi dậy sự quan tâm, yêu thích văn hóa cồng chiêng cho các em.

“Khó khăn lớn nhất khi truyền dạy là các cháu tiếp thu còn chậm, bởi tuổi nhỏ chưa hiết hết ý nghĩa của từng âm chiêng, nên rất khó bắt nhịp. Mình đầu tư nhiều thời gian, động viên, an ủi để các em cố gắng và tận tụy hướng dẫn thì các cháu mới hoàn thành được bài tập”, chị H’Lâm chia sẻ.

Ông Nay Tek truyền dạy cồng chiêng cho con trai Siu Thanh
Ông Nay Tek truyền dạy cồng chiêng cho con trai Siu Thanh

Không những truyền dạy cồng chiêng, chỉnh chiêng, hơn 10 năm qua, Nghệ nhân Nay Tek (SN 1969), làng Djriêk, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai còn vận động người già, người trẻ trong làng tham gia đội cồng chiêng của làng, tập luyện đánh chiêng. Ngoài đội chiêng người lớn, bây giờ làng Djriêk còn có đội chiêng trẻ khoảng 35 cháu, tuổi từ 20 trở xuống và là 1 trong 3 đội chiêng thanh thiếu niên tiêu biểu của tỉnh.

Nghệ nhân Nay Tek chia sẻ: Dù cuộc sống của gia đình còn khó khăn, nhưng không phải vì thế mà mình đánh mất đam mê. Ngoài thời gian đi rẫy chăm sóc 2 sào mì, mình và người con trai út Siu Thanh cùng nhau đi dạy lớp cồng chiêng trong các trường nội trú, cũng như trong làng. Khi con mình thấu hiểu và nối tiếp đam mê từ cha, thì đó là niềm vui, hạnh phúc của mình.

Với những cống hiến không mệt mỏi, Nghệ nhân Nay Tek vừa được địa phương lập hồ sơ đề nghị xét duyệt Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể.

Đợi chờ được công nhận

Thực hiện Quyết định 62/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản phi vật thể, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức 3 đợt xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản phi vật thể. Kết quả là đã phong tặng 131 Nghệ nhân Nhân dân, 1.750 Nghệ nhân Ưu tú.

Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản phi vật thể, đã góp phần động viên các nghệ nhân tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ và trao truyền cho thế hệ trẻ những giá trị di sản văn hóa phi vật thể quý giá mà họ đang nắm giữ. Đồng thời, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao nhận thức toàn xã hội đối với công tác bảo vệ di sản phi vật thể nói riêng, di sản văn hóa nói chung.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn hàng ngàn người dù chưa được Nhà nước công nhận là nghệ nhân, nhưng họ vẫn thầm lặng cống hiến cho sự nghiệp gìn giữ, trao truyền giá trị, bản sắc văn hóa.

 Các nghệ nhân tỉnh Gia Lai trình diễn cồng chiêng
Các nghệ nhân tỉnh Gia Lai trình diễn cồng chiêng

Riêng tỉnh Đắk Lắk, theo số liệu thống kê gần nhất, toàn tỉnh hiện có hơn 10.000 nghệ nhân trong lĩnh vực văn hóa dân gian. Trong đó, 3.855 nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng; 186 nghệ nhân hát kể sử thi; 253 nghệ nhân kể truyện cổ; 393 nghệ nhân chỉnh chiêng; 863 nghệ nhân biết lời nói vần, dân ca, tục ngữ; 635 nghệ nhân truyền dạy cồng chiêng; 1.270 nghệ nhân diễn tấu nhạc cụ tre, nứa; 568 nghệ nhân chế tác nhạc cụ dân tộc; 734 thầy cúng; 1.032 nghệ nhân xử luật tục; 370 nghệ nhân tạc tượng.

Tuy nhiên, qua 3 đợt xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản phi vật thể, tỉnh Đắk Lắk mới được công nhận 49 Nghệ nhân Ưu tú, trong đó, 11 Nghệ nhân Ưu tú đã qua đời, hiện nay còn 38 Nghệ nhân Ưu tú vẫn đang miệt mài gìn giữ, trao truyền các di sản.

Tỉnh Gia Lai hiện cũng có hàng nghìn nghệ nhân trong các thôn, làng nắm giữ kho tàng văn hóa, thầm lặng cống hiến trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, nhưng mới chỉ có 32 nghệ nhân người Gia Rai, Ba Na được Nhà nước phong tặng danh Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú.

Ông Lại Đức Đại - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Hiện nay, việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, Sở thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ. 

Tuy nhiên, việc xây dựng hồ sơ xét tặng gặp nhiều khó khăn, vì các nghệ nhân không có hoặc có nhưng rất ít các băng, đĩa, hình ảnh mô tả tri thức, kỹ năng đang nắm giữ, hay giấy tờ liên quan tới giải thưởng… Bên cạnh đó, việc xác nhận mốc thời gian hoạt động trong nghề, số lượng học trò đào tạo được cũng rất khó.

Xét tặng danh hiệu đã khó, chế độ hỗ trợ cho nghệ nhân để họ tập trung phát huy tối đa khả năng của mình để gìn giữ, trao truyền các giá trị di sản cũng đang không dễ thực hiện...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 19:17, 04/04/2025
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 18:34, 04/04/2025
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 18:31, 04/04/2025
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 18:19, 04/04/2025
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 18:16, 04/04/2025
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 18:15, 04/04/2025
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Gặp mặt Báo chí thông tin về Tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì buổi Gặp mặt.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 18:14, 04/04/2025
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025 của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 18:09, 04/04/2025
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 17:19, 04/04/2025
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ TK&VV đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 17:18, 04/04/2025
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.