Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Trồng lúa chất lượng cao, không còn lo thiếu gạo

Khánh Ngân - 10:11, 27/06/2023

Người Bru Vân Kiều ở xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã biết trồng lúa nước từ lâu. Thế nhưng, việc trồng lúa chất lượng cao mới chỉ được người dân thực hiện 3 năm nay. Kể từ khi trồng lúa chất lượng cao, chuyện thiếu gạo mùa giáp hạt đã lùi vào dĩ vãng.

(Bài Kế Hoạch)Trồng lúa chất lượng cao, chuyện thiếu gạo mùa giáp hạt lùi vào dĩ vãng
Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lập Nguyễn Trung Hiếu hướng dẫn đồng bào Bru Vân Kiều chăm sóc cây lúa chất lượng cao

Đã qua thời thiếu gạo 

Tân Lập là xã vùng cao huyện Hướng Hóa. Nơi có cứ điểm Làng Vân nổi tiếng trên mặt trận Khe Sanh - Đường 9 trong kháng chiến chống Mỹ. Gan dạ chống lại chiến lược dồn dân của Mỹ, đồng bào Bru Vân Kiều cùng với quân dân cả nước đánh bại, buộc Mỹ phải tháo chạy khỏi mặt trận Khe Sanh - Đường 9 mở đường cho quân giải phóng tiến vào miền Nam thống nhất đất nước. Hòa bình lặp lại, người Bru Vân Kiều lại sát cánh cùng đồng bào các dân tộc ở Đông Trường Sơn xây dựng bản làng ngày càng ấm no. 

Cùng với chủ trương của Đảng, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS của Nhà nước, đời sống và năng lực sản xuất của đồng bào cũng không ngừng phát triển. Từ du canh du cư đến định canh định cư; từ sản xuất theo truyền thống “cốt trỉa” đến sản xuất thâm canh… Khoa học - kỹ thuật và nhiều giống mới cũng được áp dụng đưa vào canh tác.

Chiều tháng 5, nắng rám mặt người. Thăm Tân Lập đúng dịp người Bru Vân Kiều ở cứ điểm Làng Vây đang bước vào mùa thu hoạch lúa chất lượng cao. Chia sẻ với phóng viên, anh Hồ Văn Khởi ở bản Làng Vây vui mừng: “Gia đình tôi có 5 sào ruộng, đây là năm thứ 3 trồng lúa chất lượng cao theo tuyên truyền của cán bộ hội nông dân. Lúa năm nào cũng lên đều đẹp, cho năng suất cao nên gia đình không còn thiếu gạo”. 

Câu chuyện trồng lúa chất lượng cao trên đỉnh Trường Sơn giúp đồng bào thoát cảnh thiếu gạo càng làm tôi muốn tìm tới cơ duyên, gốc rễ.

(Bài Kế Hoạch)Trồng lúa chất lượng cao, chuyện thiếu gạo mùa giáp hạt lùi vào dĩ vãng 1
Đồng bào Bru Vân Kiều ở Tân Lập thu hoạch lúa chất lượng cao năng suất cao

Chuyện là năm 2019, Hội Nông dân xã Tân Lập bắt tay vào vận động đồng bào cơ cấu lại giống lúa để hướng tới mục tiêu nâng cao năng suất. Các giống lúa chất lượng cao như Thiên ưu 8, Bắc thơm 7, Hương thơm 1, Dự hương 8… được đưa về địa phương canh tác. Thế nhưng hành trình đưa cái mới, nhất là giống lúa mới về để đồng bào sản xuất không phải là chuyện dễ. Do đồng bào ở đây vốn quen với việc trồng lúa theo phương thức truyền thống, giống lúa truyền thống…

Trước khó khăn triển khai chủ trương đưa giống lúa mới về cho Hội viên sản xuất. Hội Nông dân xã, đứng đầu là Chủ tịch Hội Nguyễn Trung Hiếu đã lấy khâu tuyên truyền, vận động để đi đầu. Được bà con tin tưởng, đồng ý đưa giống lúa mới vào sản xuất, Hội tiếp trực thực hiện phương thức “cầm tay chỉ việc”.

Chủ tịch Hội Nguyễn Trung Hiếu cùng các thành viên, đã hướng dẫn người dân, thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật sản xuất từ khâu chọn giống, làm đất, gieo trồng, tỉa dặm, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lúa từ các mô hình này mang lại kết quả khả quan. Vụ đầu đưa vào sản xuất, giống lúa Hương thơm 1 đạt 69 tạ/ha; lúa Dự hương 8 đạt 45 tạ/ha… Kết quả chung, năng suất lúa bình quân của 3 bản Làng Vây, bản Bù và bản Cồn đạt 62 tạ/ha. Đến thời điểm hiện tại, 3 bản trên đã phát triển được hơn 20 ha thâm canh các giống lúa mới chất lượng cao.

Mở rộng diện tích gieo trồng 

Từ chủ trương và mạnh dạn đưa giống lúa mới vào sản xuất ở 3 bản vùng khó, đã cho thấy rõ hiệu quả. Do đó, Hội Nông dân xã Tân Lập tiếp tục mở rộng quy mô, diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, từng bước giúp đồng bào làm chủ được lương thực.

(Bài Kế Hoạch)Trồng lúa chất lượng cao, chuyện thiếu gạo mùa giáp hạt lùi vào dĩ vãng 2
Hiện toàn xã Tân Lập có hơn 70 ha lúa đưa giống mới chất lượng cao vào sản xuất

Trước thời điểm năm 2019, bản Làng Vây, bản Bù và bản Cồn là 3 bản đặc biệt khó khăn thuộc xã Tân Lập. Việc phát triển kinh tế của đồng bào chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy và trồng lúa. Với diện tích lúa nước của 3 bản là 23,7 ha, nhưng với phương thức sản xuất và giống cũ nên bà con vẫn thiếu gạo vào mùa giáp hạt.

 Thế nhưng, chính giống mới và cách làm táo bạo của Hội Nông dân xã, đã làm cho ba bản vùng khó đổi thay. Chuyện thiếu gạo đã đi vào dĩ vãng, tư duy đổi mới đã ăn sâu vào đồng bào ở 3 bản vùng khó. Từ mô hình trực quan sinh động, việc đưa cái mới; giống lúa mới chất lượng cao vào những bản còn lại ở xã Tân Lập trở nên êm ái hơn.

Hiện Hội Nông dân xã Tân Lập có 7 chi hội, với 585 hội viên, thì toàn bộ 7 chi hội đều có hội viên tham gia sản xuất giống lúa mới; số hội viên tham gia vào sản xuất giống lúa mới chất lượng cao ngày càng nhiều hơn. Theo báo cáo của Hội Nông dân xã Tân Lập, hiện toàn xã có hơn 70ha đất lúa sản xuất các giống mới chất lượng cao với năng suất tăng từ 150% đến gần 200% so với các giống truyền thống.

Ông Hồ Quốc Trung - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hướng Hóa cho biết: “Mô hình đưa giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất ở xã Tân Lập, đã góp phần rất lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực vùng đồng bào DTTS ở địa phương. Việc vận động đồng bào thực hiện thành công mô hình, trở thành một điển hình trong phong trào “Dân vận khéo” ở huyện Hướng Hóa”.

(Bài Kế Hoạch)Trồng lúa chất lượng cao, chuyện thiếu gạo mùa giáp hạt lùi vào dĩ vãng 3
Mô hình nuôi lợn sinh sản của anh Minh ở xã Tân Lập

 Ngoài mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, trên địa bàn xã còn có một mô hình trang trại nuôi thỏ, với quy mô 750 con; một mô hình trang trại nuôi lợn với quy mô 120 lợn nái. Ngoài ra, đồng bào ở Tân Lập cũng đã xây dựng được hơn 60 mô hình gia trại nuôi trâu, bò, lợn và các loại gia cầm khác. Căn nguyên cũng bởi “thiếu gạo mùa giáp hạt” được xóa bỏ nên bà con yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi tăng nguồn thu nhập cho gia đình.

Ông Nguyễn Trung Hiếu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lập chia sẻ: “Địa bàn rộng, hội viên chủ yếu là đồng bào DTTS, năng lực sản xuất, trình độ dân trí chưa đồng đều. Làm thế nào để đời sống hội viên được nâng cao, luôn là vấn đề mà tôi và cán bộ cấp ủy, chính quyền địa phương trăn trở. Đề án đưa giống lúa mới chất lượng cao về cho đồng bào sản xuất, là một trong nhiều giải pháp mà địa phương đã triển khai. Hiện mô hình đã mang lại hiệu quả, giúp đồng bào chấm dứt tình trạng thiếu gạo mùa giáp hạt”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An.
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Tin tức - An Yên - 2 giờ trước
Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 8 giờ trước
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Xã hội - Văn Hoa - Hương Diệp - 8 giờ trước
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3, đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 8 giờ trước
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 - 28/11/2024).
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Thời sự - Lê Hường - 8 giờ trước
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 8 giờ trước
Sáng 23/11, tại Trung Tâm văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đại hội vinh dự đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.