Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ngãi: Khơi dậy niềm đam mê văn hóa truyền thống cho lớp trẻ

Thành Nhân - 18:10, 30/07/2023

Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi, gồm: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây và Trà Bồng với 3 DTTS sinh sống gồm: Hrê, Co và Xơ Đăng (nhóm Ca Dong). Nơi đây có cả một kho tàng sử thi và rất nhiều loại hình văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Để duy trì và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào, tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng kế hoạch cụ thể, trong đó xác định rõ những việc cần làm trước mắt và lâu dài.

Những cô gái Hrê trong trang phục truyền thống của dân tộc. (Ảnh TD)
Những cô gái Hrê trong trang phục truyền thống của dân tộc. (Ảnh TD)

Khơi niềm đam mê văn hóa truyền thống

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào DTTS, những loại hình văn hóa phi vật thể luôn là sợi dây gắn kết cộng đồng. Tuy nhiên, do sự tác động của cuộc sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa bị mất đi hoặc có nguy cơ mai một. Do đó, khơi dậy tình yêu, đồng thời gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Hiện nay, xã Ba Thành (huyện Ba Tơ) là nơi duy nhất có đồng bào Hrê giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Điều đáng mừng là nhiều bạn trẻ người Hrê ở Làng Teng có tình yêu với thổ cẩm ăn sâu trong máu thịt. Sau khi thổ cẩm làng Teng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, ngọn lửa tình yêu với thổ cẩm lại được thổi bùng lên trong thế hệ trẻ, mang đến luồng gió mới cho nghề truyền thống của cha ông.

Điển hình trong số những người trẻ “nặng lòng” với thổ cẩm là Phạm Thị Y Hòa. Theo học ngành Y nhưng sau đó, Y Hòa lại chuyển sang ngành Giáo dục mầm non. Tuy nhiên, Y Hòa lại không theo nghề giáo mà quay về quê để khởi nghiệp bằng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình.

Nhiều bạn trẻ người Hrê tại Làng Teng đam mê dệt thổ cẩm truyền thống là một tín hiệu đáng mừng.
Nhiều bạn trẻ người Hrê tại Làng Teng đam mê dệt thổ cẩm truyền thống là một tín hiệu đáng mừng.

“Mình khởi nghiệp với thổ cẩm là muốn lưu giữ những nét đẹp đặc trưng, truyền thống của người Hrê. Đích đến cuối cùng của mình là quyết tâm gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình, đưa sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê đến nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Vì thế, có khách hàng mua sản phẩm nhưng lại yêu cầu biến tấu thêm họa tiết, mình đều từ chối. Bởi lẽ, hoa văn thổ cẩm của người Hrê có bản sắc văn hóa riêng, không thể tùy tiện thay đổi”, Y Hòa chia sẻ.

Tại huyện Trà Bồng, những năm gần đây, chính quyền luôn quan tâm đầu tư gìn giữ các di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Co như các lễ hội, làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ; nghệ thuật điêu khắc trên cây nêu, gurbla; bảo tồn những bài chiêng, điệu múa, các loại nhạc cụ mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Co... Trong hành trình đó có sự đóng góp công sức không nhỏ của các nghệ nhân.

Đã từ rất lâu, ngôi nhà của Nghệ nhân Ưu tú Hồ Văn Biên ở thôn Bắc 2, xã Trà Sơn trở thành lớp học đánh chiêng, hát xà ru, a giới... của bao chàng trai, cô gái người Co. Không chỉ dạy thực hành, các nghệ nhân còn lồng ghép những câu chuyện thú vị để lớp trẻ am hiểu sâu sắc hơn về những giá trị đặc biệt trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Như đấu chiêng của người Co thể hiện cả trí lực và thể lực của người tham gia. Bởi thế, thường chỉ có những trai làng khỏe mạnh, tài trí nhanh nhẹn mới được già làng chọn vào đội tham gia. Muốn lớp trẻ theo học và đam mê thì mình phải đánh thức tình yêu văn hóa truyền thống vốn luôn tiềm ẩn trong mỗi người, từ khi họ mới sinh ra.

Luồng gió mới từ Chương trình MTQG 1719

Mối lo ngại lớn nhất hiện nay là nhiều giá trị văn hóa truyền thống quý báu đang dần bị mai một hoặc biến đổi. Đơn cử như Không gian văn hóa cồng chiêng đang mất dần đi sự linh thiêng vốn có và dần bị thu hẹp lại. Nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi cho biết, theo thống kê năm 2007, huyện Ba Tơ có hơn 2.000 hộ gia đình có chiêng trong tổng số hơn 10,4 nghìn hộ dân (chiếm 1/5 dân số địa phương) và có gần 2.300 bộ chiêng, thì đến năm 2020, huyện chỉ còn 902 hộ gia đình có chiêng, với 890 bộ chiêng.

Cần duy trì và gìn giữ sự linh thiêng cho không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào DTTS ở miền núi Quảng Ngãi.
Cần duy trì và gìn giữ sự linh thiêng cho không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào DTTS ở miền núi Quảng Ngãi.

Còn tại huyện Sơn Tây cũng như vậy. Nếu như năm 2007, toàn huyện có 442 hộ có chiêng trong tổng số 3.990 hộ dân, với 575 bộ chiêng thì nay chỉ còn khoảng 300 bộ chiêng... Số người biết đánh chiêng và chỉnh chiêng đang giảm dần theo thời gian, do quá trình trao truyền bị đứt quãng khi các nghệ nhân qua đời. Trang phục của đồng bào DTTS được xem là di sản văn hóa dễ bảo tồn, sở hữu và sử dụng thông dụng hơn cồng chiêng nhưng cũng dần bị mai một…

Đứng trước thực trạng trên, các cấp, các ngành tỉnh Quảng Ngãi đã có những giải pháp, hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào. Đặc biệt, Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021 – 2030) đang tập trung cho công tác bảo tồn và phát triển văn hóa DTTS. Để triển khai Dự án 6, Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi đã điều tra, khảo sát địa điểm thực hiện 2 nội dung đầu tư công đối với Dự án Đầu tư, bảo tồn Làng Văn hóa truyền thống dân tộc Co tại huyện Trà Bồng; Dự án tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp Di tích Quốc gia đặc biệt về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Các huyện đã tổ chức được 8 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể. Xây dựng 3 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại huyện Trà Bồng và Sơn Tây…

Ông Bùi Văn Tiến, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi chia sẻ: Chúng tôi đang tiếp tục lồng ghép, huy động các nguồn lực để chăm lo, phát triển đời sống cho các nghệ nhân; quan tâm đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức làm công tác văn hóa ở cơ sở; tiếp tục kiểm kê, có phương án gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của các dân tộc…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.