Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Dân vạn chài dài cổ chờ tái định cư

Việt Thắng - Khánh Nguyễn - 16:04, 25/05/2023

Cả đời lênh trên sông nước, hay tin được lên bờ tái định cư, ai nấy đều mừng rỡ. Thế nhưng đã hơn 10 năm chờ đợi, hơn 100 hộ dân vạn chài ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) vẫn chưa thể lên bờ, dù hạ tầng khu tái định định cư đã thi công xong từ năm 2012.

Bà con phải sống tạm bợ trên thuyền để chờ lên bờ tái định cư
Bà con phải sống tạm bợ trên thuyền để chờ lên bờ tái định cư

Huyện chưa dám nhận bàn giao

Nhằm giúp bà con vạn chài lênh đênh trên sông Lam có cuộc sống ổn định, tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Dự án khu tái định cư Khe Mừ, thuộc xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, do Chi cục phát triển nông thôn Nghệ An làm chủ đầu tư. Dự án được phê duyệt từ năm 2009, với tổng mức đầu tư lên đến gần 80 tỷ đồng.

Hơn 100 hộ dân thuộc diện được tái định cư, khấp khởi chờ ngày lên bờ. Nhưng rồi dự án phải dừng lại vì… thiếu vốn. Năm 2020, dự án tiếp tục được bố trí vốn, bà con lại thêm một lần mừng thầm, chờ ngày được tuyên bố là “có đất cắm dùi”.

Năm 2022, dự án hoàn thành hạ tầng, chỉ chờ chủ nhân đến ở. Thế nhưng, theo chủ đầu tư dự án, cho đến nay vẫn chưa có ai đến ở, quang cảnh hoang vắng dẫn đến tình trạng hai nhà văn hóa thành nơi chăn thả trâu, bò; một số hộ dân lấn chiếm đất để trồng keo…

Một người dân địa phương cho biết, dự án đã thu hồi đất của dân, nhưng xây dở dang rồi bỏ hoang. Một số bà con thấy tiếc đất quá nên sử dụng để trồng cây keo. Người này cho biết: “Hai nhà văn hóa của hai khu dân cư đã xây xong từ nhiều năm trước, người ta bỏ hoang khiến trâu bò vào phóng uế. Mới đây, chủ đầu tư tiếp tục xây hoàn thiện rồi đóng cửa. Nhà không sử dụng nên đã có dấu hiệu xuống cấp, nhìn rất xót”.

Và, báo cáo của UBND xã Thanh Thủy (huyện Thanh Chương) cũng khẳng định: Qua rà soát, có 8 hộ dân đã tái lấn chiếm đất của dự án khu tái định cư này để trồng keo. Chính quyền xã đã yêu cầu các hộ dừng việc lấn chiếm để trả lại đất cho dự án.

Tìm đến ông Nguyễn Đình Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương, chúng tôi được trả lời: Chủ đầu tư thông báo dự án đã cơ bản hoàn thành các hạng mục hạ tầng. Tuy nhiên, đất sản xuất vẫn chưa được chia cho người dân, nên huyện chưa dám nhận bàn giao vì sợ “mang con bỏ chợ”. Đồng thời, ông Thanh cũng chia sẻ, việc chia đất sản xuất cho dân mất khá nhiều thời gian và kinh phí để đo đạc, nhưng huyện chưa biết lấy nguồn ở đâu. Cuối cùng, Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Đình Thanh, nói: “Chúng tôi sẽ phối hợp với chủ đầu tư để tìm cách tháo gỡ”.

Trong lúc đó, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An - ông Lê Văn Lương, cho hay, dự án đã thi công xong các hạng mục hạ tầng theo thiết kế phê duyệt và được các sở, ngành chấp thuận nghiệm thu để bàn giao. Hiện chúng tôi đang phối hợp với UBND huyện Thanh Chương tiến hành hoàn thiện các thủ tục để bàn giao, đưa vào sử dụng.

Chưa có dân đến ở, nhà văn hóa Khe Mừ đang bỏ hoang và có dấu hiệu xuống cấp
Chưa có dân đến ở, nhà văn hóa Khe Mừ đang bỏ hoang và có dấu hiệu xuống cấp

“Còn lâu nữa không”

Gặp các hộ vạn chài ở hai xã Võ Liệt và Thanh Chi, huyện Thanh Chương, ai cũng lắc đầu: Chờ tái định cư mệt mỏi lắm rồi. Một số gia đình đã không thể kiên nhẫn thêm được nữa, họ phải “liều mình” dựng nhà cạnh bờ sông để ở tạm. 

Ông Nguyễn Viết Minh đã ở vào tuổi xưa nay hiếm, tâm sự: “Vợ chồng tôi giờ tuổi đã cao, không chài lưới trên sông được nên cuộc sống càng khó khăn. Chúng tôi chờ được đến khu tái định cư đã quá lâu, quá mệt mỏi rồi, nghe nói dự án đã xong mà không hiểu sao đến nay vẫn chưa được đến. Còn lâu nữa không, các chú”.

Bà Nguyễn Thị Hà, có 3 con trai, 2 người đã lập gia đình. Nhiều năm qua, mấy mẹ con, bà cháu phải sống ở căn nhà dựng tạm dọc bờ sông. Bà Hà đã đăng ký để vào khu tái định cư và đã được chính quyền phê duyệt, nhưng đến nay vẫn chưa biết khi nào được nhận đất để làm nhà. Một người dân khác cũng cho biết, hơn 10 năm qua, chính quyền địa phương đã tổ chức cho người dân đến khu tái định cư Khe Mừ tham quan. Người dân thấy đất khá rộng, đường nhựa vào tận nơi, hạ tầng khá tốt nên cũng rất vui, nhưng chờ mãi, chờ mãi, bây giờ thì hết vui rồi, chỉ còn lại mệt mỏi thôi.

Cũng thuộc dự án này, khu tái định cư Triều Dương (hoàn thành từ năm 2015) chưa được như bà con mong đợi. 43 hộ dân nhận đất từ năm 2019, thì nay chỉ còn 20 hộ trụ lại, còn nữa bà con phải đi làm ăn xa vì đất sản xuất quá ít, việc làm không có… Những công trình như nhà văn hóa, điểm trưởng lẻ vì thế mà bỏ hoang, rất lãng phí.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gió qua miền Phước Tích

Gió qua miền Phước Tích

Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thuở của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bình Định

Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bình Định

Người có uy tín - Mắn On - 21:30, 09/06/2023
Chiều 9/6, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), được sự ủy quyền của Lãnh đạo Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số Lưu Xuân Thủy đã chủ trì tiếp và gặp mặt Đoàn đại biểu gồm 27 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Định.
Hòa Bình: Phát huy hiệu quả các chính sách dân tộc

Hòa Bình: Phát huy hiệu quả các chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 21:24, 09/06/2023
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trên các mặt kinh tế - xã hội (KT-XH). Đồng bào các DTTS tỉnh Hòa Bình cùng với Nhân dân trong toàn tỉnh đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển.
Tin trong ngày - 9/6/2023

Tin trong ngày - 9/6/2023

Media - BDT - 20:00, 09/06/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Tiếp tục Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại tổ dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc lần thứ 41, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Slovakia chính thức công nhận cộng đồng người gốc Việt Nam là dân tộc thiểu số; 1.000 nghệ sĩ thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc... cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ninh: Người dân vùng cao lo lắng khi

Quảng Ninh: Người dân vùng cao lo lắng khi "con đến tuổi mà chưa được tiêm mũi vắc xin nào"

Sức khỏe - Mỹ Dung - 19:31, 09/06/2023
Trong khoảng gần tháng nay, Quảng Ninh là một trong nhiều địa phương trên cả nước thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, dẫn đến việc không ít trẻ bị nhỡ lịch tiêm. Nhiều người dân, đặc biệt là khu vực vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đang rất lo lắng khi “con đến tuổi mà chưa được tiêm mũi nào”.
Bắc Giang: Gần 2 năm trúng đấu giá, nhưng tài sản không được bàn giao theo quy định của pháp luật

Bắc Giang: Gần 2 năm trúng đấu giá, nhưng tài sản không được bàn giao theo quy định của pháp luật

Pháp luật - Nguyễn Kiều - 19:10, 09/06/2023
Đã gần 2 năm trôi qua, kể từ ngày trúng đấu giá và hoàn tất các thủ tục Hợp đồng mua bán tài sản, thế nhưng anh Nguyễn Nhật Quang, thôn Làng Thị, xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang - người trúng đấu giá vẫn chưa được đơn vị có tài sản đấu giá, là Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tân Yên, bàn giao tài sản.
Dân tộc Phù Lá

Dân tộc Phù Lá

Phù Lá là dân tộc rất ít người, sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cần quy định cụ thể phương pháp xác định giá đất trong Luật Đất đai

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cần quy định cụ thể phương pháp xác định giá đất trong Luật Đất đai

Thời sự - PV - 19:01, 09/06/2023
Nhấn mạnh định giá đất là vấn đề khó nhất trong tài chính đất đai, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Luật Đất đai phải quy định cụ thể về nguyên tắc xác định giá đất cũng như phương pháp xác định giá đất để Quốc hội thảo luận và cho ý kiến.
Dân tộc Phù Lá

Dân tộc Phù Lá

Media - Hồng Phúc - Đặng Việt Hùng - 19:00, 09/06/2023
Phù Lá là dân tộc rất ít người, sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên.
Xây dựng nông thôn mới ở vùng cao, khi người dân đồng thuận

Xây dựng nông thôn mới ở vùng cao, khi người dân đồng thuận

Media - Trọng Bảo - 18:52, 09/06/2023
Bảo Thắng là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Lào Cai. Với phương châm xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, hiện nay, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã đang tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự đồng thuận của người dân, thì đây chính là động lực để địa phương tiếp tục phấn đấu.
Tháo nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công

Tháo nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công

Media - Trọng Bảo - 18:48, 09/06/2023
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang là vẫn đề nóng đối với các địa phương trong cả nước. Bằng nhiều giải pháp, cách làm, tỉnh miền núi Lào Cai đã và đang đạt được những kết quả đáng khích lệ trong giải ngân nguồn vốn này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cũng còn những vướng mắc nhất định, đòi hỏi sớm được tháo gỡ để đạt mục tiêu đề ra.
Bình Định: Tập huấn công tác bảo tồn văn hóa, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Bình Định: Tập huấn công tác bảo tồn văn hóa, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Công tác Dân tộc - L.Phương - 18:00, 09/06/2023
Ngày 9/6, tại xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bình Định đã tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 60 học viên là công chức văn hóa xã, Trưởng thôn, làng, Người có uy tín, đồng bào dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm) ở địa phương.