Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Người có uy tín ở Trà Vinh - "Hạt nhân" trong tuyên truyền, triển khai các chính sách trên địa bàn

N.Tâm - Lê Vũ - 20:51, 22/08/2023

Trong tổng số 433 Người có uy tín của tỉnh Trà Vinh, dân tộc Khmer 417 người, dân tộc Hoa 12 người, dân tộc Kinh 03 người, dân tộc Chăm là 01 người. Nhiểu năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, đặt biệt là Nhân dân tin tưởng, bởi họ là những người có nhiều đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ Đảng bộ, chính quyền các cấp tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đến người dân; luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào hoạt động ở cơ sở và rất tích cực tham gia góp ý, tham mưu hiệu quả việc triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh – quốc phòng trên địa bàn.

Đại đức Kim Hải Toàn, trụ trì chùa Âng Kol, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải thường xuyên trao đổi nội dung tuyên truyền, vận động đồng bào phật tử với Bộ đội Biên phòng
Đại đức Kim Hải Toàn, trụ trì chùa Âng Kol, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải cùng với cán bộ Biên phòng thường xuyên trao đổi, nắm bắt thêm các nội dung tuyên truyền, vận động phật tử

Toàn tỉnh Trà Vinh hiện có 433 Người có uy tín. Đây là những người tiêu biểu, có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng và có sức lan tỏa trong cộng đồng, với các thành phần, là những lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí, các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Ban quản trị chùa, Ban Nhân dân ấp, khóm và những người sản xuất, kinh doanh giỏi... được cộng đồng nể trọng, yêu mến, tin tưởng và xem đó là tấm gương tiêu biểu để học tập noi theo.

Ông Thạch Mu Ni, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh đánh giá: Có thể nói Người có uy tín là cánh tay nối dài của Đảng, Nhà nước đến vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo. 

Bằng kinh nghiệm, uy tín của mình, Người có uy tín trong tỉnh đã tham gia hòa giải kịp thời những tranh chấp, mâu thuẫn tại cơ sở, không để xảy ra “điểm nóng”, “điểm phức tạp”; tham gia quản lý, cảm hóa, giáo dục nhiều đối tượng vi phạm pháp luật, vận động Nhân dân nâng cao ý thức phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; đồng thời, cung cấp thông tin, phản ánh tâm tư nguyện vọng của Nhân dân đến các cấp ủy Đảng, chính quyền.

Thống kê từ Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh cho biết, từ năm 2011 đến nay, Người có uy tín đã tham gia hòa giải 1.577 cuộc; trong đó, 903 cuộc hòa giải thành công, cảm hóa 915 đối tượng hòa nhập cộng đồng; vận động hàng trăm triệu đồng vào Quỹ Tái hòa nhập cộng đồng. 

Người uy tín tham gia tố giác 47 tội phạm; vận động tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm 151 cuộc, với 4.369 lượt người tham gia; cung cấp 163 nguồn tin có giá trị, phản bác 165 tin đồn xấu, phục vụ yêu cầu công tác bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương; Tham gia 448 cuộc họp, đề xuất 2.322 ý kiến với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên; phát triển các hội đoàn thể.

Người có uy tín là các sư sãi, chức sắc tôn giáo đã phát huy lợi thế rất tốt trong việc lồng ghép tuyên truyền, vận động tăng ni, phật tử và đồng bào
Người có uy tín là các sư sãi, chức sắc tôn giáo đã phát huy lợi thế rất tốt trong việc lồng ghép tuyên truyền, vận động tăng ni, phật tử và đồng bào

Đặc biệt, Trà Vinh là địa phương có hệ thống chùa Khmer đồ sộ nhất cả nước, với 143 ngôi chùa, vì thế các sư sãi, chức sắc tôn giáo là Người có uy tín đã phát huy lợi thế rất tốt trong việc lồng ghép tuyên truyền, vận động tăng ni, phật tử và đồng bào Khmer chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước, sống tốt đời, đẹp đạo.

Theo Thượng tọa Thạch Rươne, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Duyên Hải, Ban chấp hành Hội ĐKSSYN huyện thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức và giác ngộ trong chư tăng, phật tử. Từ đó, chư tăng càng an tâm tu học và hành đạo; phật tử càng tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. 

"Trong thời gian qua, Hội đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh, Phòng Tư pháp huyện, Hội ĐKSSYN tỉnh; Công an các xã, thị trấn tổ chức tập huấn, tuyên truyền về chính sách, pháp luật của Nhà nước; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được 1.680 cuộc, với khoảng 75.600 lượt và phật tử tham dự. Từ đó, tạo sự chuyển biến về ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong đời sống", Thượng tọa Thạch Rươne cho hay.

Trao đổi với Đại đức Kim Hải Toàn, trụ trì chùa Âng Kol, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, Đại đức cũng cho biết: "Tôi cũng thường xuyên khuyên nhủ, nhắc nhở các chư tăng phải nhận thức rằng, đất nước có bình yên thì tôn giáo mới phát triển; có Tổ quốc, dân tộc mới có đạo pháp; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững thì cuộc sống của người dân mới được bình yên... Tôi cũng chú trọng tuyên truyền cho bào phật tử về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, đó là trách nhiệm của mọi người dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo. Từ đó, nhận thức của phật tử được nâng lên, lòng tin đối với Đảng được củng cố, ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển được nâng cao”.

Không chỉ là lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đội ngũ Người có uy tín trong tỉnh còn tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; nhất là các chương trình, sách sách dân tộc triển khai trên địa bàn.

 Trong giai đoạn 2018 - 2022, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Trà Vinh đã vận động hỗ trợ xây dựng 187 căn nhà tình thương cho hộ nghèo; vận động người dân hiến 149.072 mét vuông đất và 15.417 ngày công lao động để thực hiện các công trình giao thông nông thôn...

Ông Thạch Mu Ni, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh nhấn mạnh: Người có uy tín trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đóng góp to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Người uy tín trong vùng đồng bào DTTS đã rất tích cực tham gia tham mưu cho các cấp chính quyền, cán bộ phum sóc và vận động Nhân dân tích cực triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 08/10/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ủy ban Dân tộc

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ủy ban Dân tộc

Sáng ngày 16/10/2024, tại Trụ sở Ủy ban dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo Ủy ban Dân tộc. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các bộ, ngành: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Y tế; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
Các mô hình Dự án 8: Tác động tích cực tới đời sống phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi

Các mô hình Dự án 8: Tác động tích cực tới đời sống phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng (thực hiện) - 9 phút trước
Triển khai Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” Viện nghiên cứu Phụ nữ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giao nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá các hoạt động, mô hình của dự án. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn Ths. Nguyễn Hoàng Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phụ nữ (Học viện Phụ nữ Việt Nam) xung quanh vấn đề này.
Về đất Mùi Cà Mau trải nghiệm đêm băng rừng bắt ba khía

Về đất Mùi Cà Mau trải nghiệm đêm băng rừng bắt ba khía

Kinh tế - Tào Đạt - 1 giờ trước
Từ độ Rằm tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, người dân ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển,… của tỉnh Cà Mau lại chuẩn bị xuồng, ghe để đi bắt ba khía. Du khách nếu ghé thăm Cà Mau vào thời gian này sẽ có dịp được trải nghiệm hoạt động đi bắt thứ đặc sản riêng có của miền Tây sông nước.
Đồng bào Xơ Đăng giữ cho rừng Bắc Trà My thêm xanh

Đồng bào Xơ Đăng giữ cho rừng Bắc Trà My thêm xanh

Xã hội - Văn Bình - 2 giờ trước
Người Co và Ca Dong (thuộc dân tộc Xơ Đăng) là hai thành phần DTTS chính cư ngụ ở huyện vùng cao Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Họ có những khu rừng thiêng, nơi trấn giữ, an nghỉ của người “khuất núi” và luôn được cộng đồng trách nhiệm bảo vệ nghiêm ngặt, tạo thành những “vùng sáng” giữ rừng ở cộng đồng.
Người mẹ nghèo Raglay nuôi 3 con tốt nghiệp đại học

Người mẹ nghèo Raglay nuôi 3 con tốt nghiệp đại học

Giáo dục - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Theo lời giới thiệu của cô giáo Trần Thị Thùy Trang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Sơn C, chúng tôi đến thăm gia đình bà Trần Thị Bụi, dân tộc Raglay ở thôn Mỹ Hiệp, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận. Bà Bụi là điển hình về nghị lực, ý chí và sự nỗ lực vượt khó khăn để nuôi 3 người con tốt nghiệp đại học có việc làm ổn định.
Quảng Nam: Hàng trăm hộ dân thấp thỏm lo nhà cửa, đất đai bị cuốn xuống sông

Quảng Nam: Hàng trăm hộ dân thấp thỏm lo nhà cửa, đất đai bị cuốn xuống sông

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Tình trạng sạt lở bờ sông Thu Bồn đoạn qua xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) ngày càng nghiêm trọng. Mỗi năm sông “lấn” vào đất liền gần chục mét, ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân nguy cơ mất đất, mất nhà nếu các cấp chính quyền, cơ quan chức năng không sớm có phương án ngăn chặn...
Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu. Dân bản vùng cao Tương Dương cùng nhau bạt núi mở đường. Về Cốc Muổng thưởng thức bánh gio truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giữ gìn “kho báu” dược liệu trên đỉnh Mẫu Sơn

Giữ gìn “kho báu” dược liệu trên đỉnh Mẫu Sơn

Sức khỏe - Minh Đức - 2 giờ trước
Núi Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn là nơi sở hữu nguồn dược liệu quý và nhiều bài thuốc hay, giá trị, được đồng bào dân tộc Dao nơi đây lưu giữ. Tuy nhiên, nguồn dược liệu này đang dần cạn kiệt, do đó, bên cạnh việc khai thác hợp lý, người Dao xã Mẫu Sơn còn chủ động trồng và chăm sóc cây thuốc để bảo tồn, gìn giữ “kho báu” dược liệu này.
Bác Ái (Ninh Thuận) chú trọng giảm nghèo trong đồng bào DTTS

Bác Ái (Ninh Thuận) chú trọng giảm nghèo trong đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Xác định thực hiện công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã quan tâm triển khai kịp thời các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Đặc biệt, địa phương đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng các mô hình phù hợp.
“Cột mốc sống” nơi biên giới Tân Thanh

“Cột mốc sống” nơi biên giới Tân Thanh

Người có uy tín - Chiến Khu - 2 giờ trước
Ở xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, ông Lương Văn Nghệ, Người có uy tín thôn Nà Ngườm được đồng bào DTTS ví như “cột mốc sống” nơi biên cương. Bởi lẽ, ông đã có nhiều cống hiến và đóng góp trong công tác bảo vệ an ninh trật tự, an ninh biên giới nhiều năm qua.
Họp cụm thi đua số 5 - Cơ quan Công tác dân tộc

Họp cụm thi đua số 5 - Cơ quan Công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai - Cụm trưởng Cụm Thi đua số 5 lĩnh vực công tác dân tộc (theo Quyết định số 441/QĐ-UBDT ngày 08/7/2024 của Ủy ban Dân tộc) vừa tổ chức cuộc họp với các thành viên trong cụm.
Bảo tồn, lan tỏa văn hóa Chơ Ro

Bảo tồn, lan tỏa văn hóa Chơ Ro

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 3 giờ trước
Dân tộc Chơ Ro cư trú lâu đời ở vùng núi thấp thuộc tỉnh Ðồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Do sinh sống gần kề hoặc đan xen với một số dân tộc khác nên nhiều nét văn hóa truyền thống của người Chơ Ro đã bị mai một. Tuy nhiên, hiện nay một số di sản văn hóa phi vật thể, các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống đã được ngành Văn hóa, chính quyền địa phương cùng người dân phục dựng lại, phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào.